C. GHI NHỚ
1. ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN CỦA BỘ RỄ ĐẬU TƯƠNG, LẠC VÀ TÁC
1.1.2. Đặc điểm hình thành, phát triển quả và hạt của lạc
Sau thời kỳ hoa rộ, xuất hiện một số tia đâm xuống đất để phát triển hình thành quả. Quá trình hình thành quả diễn ra như sau:
Sau khi thụ tinh, lớp tế bào ở đầu cuống hoa phân chia mạnh, tạo thành tia quả (sau khi hoa nở khoảng 4 ngày). Tia quả phát triển nhanh, đưa các tế bào noãn được thụ tinh nằm ở đầu tia, đâm xuống đất.
Tia muốn phát triển thành quả cần phải có đủ ôxy để hô hấp và đủ các chất dinh dưỡng (tia quả có khả năng hấp thụ trực tiếp một số nguyên tố dinh dưỡng, nhất là canxi).
Tia phải đâm xuống đất khoảng 5-6 ngày thì thay đổi hình dạng phía đầu tia. Đến ngày thứ 9 đầu tia phình to hình thành quả lạc non; sau 18-20 ngày quả
lạc đạt kích thước tối đa nhưng chưa có hạt, đến ngày thứ 30 bắt đầu hình thành hạt; từ ngày thứ 40 trở đi hạt phát triển to dần, chắc mẩy, sau khoảng 60 ngày quả chín.
- Điều kiện để cho quả lạc phát triển tốt: + Đất đủ ẩm, tia lạc phải nằm trong bóng tối (trong đất) + Cần có sự cọ xát cơ giới.
- Chia quá trình phát triển của quả thành 2 giai đoạn:
+ Giai đoạn 1: Sự hình thành vỏ quả, trong 20 ngày đầu khi tia đâm xuống đất là giai đoạn phát triển của vỏ quả. Giai đoạn này, các tế bào nhu mô của vỏ quả giữa chiếm hầu hết khoang quả, hạt lớn rất chậm.
+ Giai đoạn 2: Tích luỹ vật chất vào trong quả và hạt, làm hạt mẩy lên. Vào thời kỳ này, nếu sinh trưởng sinh dưỡng quá mạnh nhất là vào thời kỳ chín của hạt sản phẩm quang hợp và nguồn đạm hấp thu không được vận chuyển về hạt mà về nhiều ở thân, lá, sẽ dẫn đến lốp đổ, làm giảm năng suất. - Các biện pháp kỹ thuật cần chú ý ở thời kỳ này:
+ Sau thời kỳ hoa rộ tiến hành xới xáo và vun cao đất vào gốc cây để tạo bóng tối và giữ ẩm độ cho quả lạc phát triển.
+ Tiếp tục phòng trừ sâu bệnh + Rắc vôi bột vào lá để tránh bị lốp
+ Duy trì độ ẩm đất thích hợp (70-80%). Nếu để độ ẩm cao hạt lạc có thể nảy mầm ngoài đồng ruộng hoặc bị nấm bệnh làm thối quả. Nếu để khô hạn, qủa không phát triển được, bầu lạc bị teo.