TÁC DỤNG CỦA BÓN THÚC PHÂN CHO ĐẬU TƯƠNG, LẠC

Một phần của tài liệu goc_GT modun 03 - Cham soc dau tuong, lac (Trang 51 - 53)

C. GHI NHỚ

1. TÁC DỤNG CỦA BÓN THÚC PHÂN CHO ĐẬU TƯƠNG, LẠC

1.1. Khái niệm về bón thúc

Bón thúc là bón bổ sung phân bón nhằm cung cấp dinh dưỡng vào những giai

đoạn nhất định khi mà cây trồng cần nhiều dinh dưỡng nhất trong quá trình sinh

trưởng phát triển.

1.2. Tác dụng của việc bón thúc cho đậu tương, lạc

- Cung cấp chất dinh dưỡng đầy đủ và kịp thời cho cây khi nhu cầu chất dinh dưỡng của cây cao nhất, trong khi nguồn dinh dưỡng trong đất đã bị giảm sút do cây trồng hút, nhằm đáp ứng nhu cầu sinh trưởng phát triển của cây.

- Nhu cầu về các yếu tố dinh dưỡng khác nhau đối với cây trồng không giống nhau ở tất cả các giai đoạn. Bón thúc cho cây nhằm đáp ứng nhu cầu về các yếu tố dinh dưỡng rất cần thiết trong giai đoạn đó, nếu thiếu các yếu tố này sẽ làm giảm ngiêm trọng năng suất và phẩm chất hạt (ví dụ thời kỳ phân nhánh, phân cành, ra hoa cây cần nhiều đạm; thời kỳ hình thành và phát triển quả, hạt cây có nhu cầu về kali rất cao. Nếu thiếu kali sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất và phẩm chất đậu, lạc...).

- Khả năng giữ chất dinh dưỡng của đất là có hạn, nhất là trồng đậu lạc trên

đất có thành phần cơ giới nhẹ, hoặc rất nhẹ, đất cát pha, bạc màu, khả năng giữ

nước, giữ phân kém. Nếu tập trung lượng phân bón quá lớn trong một lần bón có thể dẫn đến tình trạng phân bón bị mất đi do quá trình rửa trôi hoặc do bị chuyển hoá thành các dạng khác mà đất không có khả năng giữ lại, cây trồng không có khả năng hấp thu được. Bón thúc sẽ khắc phục được hiện tượng này.

- Bón thúc phân bón hợp lý còn có khả năng phòng chống được sâu bệnh hại - Bón thúc phân bón hợp lý còn có khả năng điều chỉnh được chất lượng sản phẩm đậu tương, lạc

1.3. Nguyên tắc chung khi bón thúc phân cho đậu tương, lạc

* Lượng phân bón thúc và số lần bón thúc

Tương tự như đối với bón lót, lượng phân bón thúc phụ thuộc vào loại phân bón, đặc điểm tính chất đất, giống đậu lạc trồng và điều kiện thời tiết khí hậu.

Đất trồng có thành phần cơ giới nhẹ, nghèo mùn, khả năng giữ dinh dưỡng kém, nên chia lượng phân bón thúc ra làm nhiều lần để bón.

Giống chịu thâm canh như các giống lai cần bón thúc với lượng phân lớn hơn so với các giống địa phương có tiềm năng năng suất thấp.

Bón vào thời điểm thời tiết thuận lợi, hạn chế khả năng mất phân, cây trồng hấp thu dinh dưỡng tốt hơn

* Loại phân dùng cho việc bón thúc

Với mục đích cung cấp chất dinh dưỡng nhanh chóng và kịp thời cho cây, nên khi bón thúc cần sử dụng các loại phân dễ tan, dễ tiêu để cây trồng có thể sử dụng

được ngay như phân đạm, phân kali hoá học, nước phân chuồng hoai mục, phân lân ngâm nước giải, các loại phân vi sinh hữu cơ phun qua lá...vv.

Đối với các ruộng đậu tương, lạc trồng theo phương thức có màng che phủ đất thì không áp dụng biện pháp bón phân thúc qua đất được. Nếu cần bón thì sử dụng các loại phân sinh học, hòa tan trong nước rồi phun qua lá vào những giai đoạn sinh trưởng, phát triển cần thiết của cây. Riêng đối với lạc có thể bón bổ sung vôi bột vào giai đoạn trước khi cây ra hoa, cây sinh trưởng mạnh có biểu hiện bị lốp bằng cách rắc tung trên lá lạc.

Một phần của tài liệu goc_GT modun 03 - Cham soc dau tuong, lac (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)