Tác dụng của việc xới xáo, vun gốc

Một phần của tài liệu goc_GT modun 03 - Cham soc dau tuong, lac (Trang 79 - 81)

C. GHI NHỚ

1. ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN CỦA BỘ RỄ ĐẬU TƯƠNG, LẠC VÀ TÁC

1.2.1. Tác dụng của việc xới xáo, vun gốc

* Tác dụng của xới xáo:

Xới xáo là công việc làm cho lớp đất trên mặt luống và xung quanh vùng gốc cây được tơi xốp, thông thoáng, không bị dí chặt, có các tác dụng sau:

- Ở giai đoạn đầu, giúp cho cây mầm, sinh trưởng, phát triển nhanh, khỏe hơn

- Giúp bộ rễ cây phát triển nhanh, khỏe mạnh, tăng khả năng hút dinh dưỡng, hút nước.

- Tạo điều kiện cho quá trình hình thành nốt sần ở bộ rễ diễn ra sớm hơn, mạnh hơn và có nhiều nốt sần to khỏe hữu hiệu, khả năng cố định đạm tăng góp phần cung cấp bổ sung nguồn đạm cho cây sinh trưởng, phát triển tốt hơn.

- Xới xáo làm lớp đất mặt quanh bộ rễ tơi xốp, thông thoáng; chế độ nhiệt,

ẩm độ được duy trì ổn định sẽ giúp cây hút dinh dưỡng tốt, sinh trưởng, phát

triển nhanh.

- Góp phần chuyển hóa nhanh, nhiều các chất dinh dưỡng ở tầng đất mặt để cung cấp cho cây

- Khi bón thúc phân bón cho đậu lạc phải kết hợp với xới xáo đất, có tác dụng đảo trộn, vùi lấp kín phân bón; góp phần làm cho phân chuyển hóa nhanh cung cấp dinh dưỡng cho cây, đồng thời hạn chế được sự rửa trôi, xói mòn làm mất phân bón.

- Xới xáo cũng là một trong các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại, cỏ dại rất có hiệu quả và an toàn.

* Tác dụng của vun gốc:

Vun gốc đối với cây hoa màu trồng cạn nói chung, cây đậu, lạc nói riêng là việc đưa một lớp đất tơi xốp lấp cao, kín vào gốc cây. Vun gốc cho cây đậu tương, lạc có một số tác dụng chính sau:

- Hạn chế hiện tượng cây bị nghiêng đổ - Giữ ẩm cho vùng đất có rễ cây hoạt động

- Đối với lạc, vun gốc là một trong những biện pháp kỹ thuật quan trọng, tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy quá trình hình thành quả tốt hơn, góp phần làm tăng số quả hữu hiệu, quả to, tăng chất lượng mẫu mã của quả.

Một phần của tài liệu goc_GT modun 03 - Cham soc dau tuong, lac (Trang 79 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)