BUILDING AUTOMATIC WINDMAP FOR DANANG CITY BASED ON SITE TERRAIN COEFFICIENT

Một phần của tài liệu HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KHOA XÂY DỰNG CẦU ĐƯỜNG, LẦN 16-NĂM 2019 15th CONFERENCE ON STUDENT SCIENTIFIC RESEARCH, 2019 (Trang 38)

TERRAIN COEFFICIENT

SVTH: Nguyễn Như Thiên, Nguyễn Minh Hiếu

Khoa Xây dựng Cầu đường, Trường ĐHBK Đà Nẵng; Email1: nguyennhuthienbkdn@gmail.com,

Email 2: nguyenminhhieu300896@gmail.com

GVHD: TS. Võ Duy Hùng

Khoa Xây dựng Cầu đường, Trường ĐHBK Đà Nẵng; Email3:vdhung@dut.udn.vn

Tóm tắt –Bản đồ gió tự động cho thành phố Đà Nẵng được xây dựng theo hệ số địa hình thực tế tạinhiều địa điểmdựa trên nền tảng IoT. Bản đồ cung cấp thông tin về tốc độ gió, hướng gió, khuyến cáo tốc độ xe chạy an toàn tại các địa điểm theo từng phút, xây dựng một hệ thống cơ sở dữ liệu về gió nhằm phục vụ trong lĩnh vực giao thông,

xây dựng, du lịch.

Từ khóa–bản đồ gió tự động, hệ số địa hình thực tế,

hệ thống đo đạc, vận tốc gió, tương quan vận tốc.

Abstract - Automatic wind map for Da Nang city is built in relation to the actual terrain coefficient of various locations based on IoT system. The map provides information on wind speed, wind direction, recommends safe vehicle speed at locations every minute, building a wind database system to serve in transportation, onstruction and tourism.

Key words –Automatic wind map, terrain coefficient, measurement system, wind velocity, velocity correlation

1.Đặt vấn đề

Hiện nay, gió và tác động của gió gây lật xe, lật tàu cũng như ảnh hưởng đến giao thông đi lại đang là một đề tài bức thiết được bàn luận nhiều ở nhiều nơi và trong các hội thảo. Các vụ tai nạn lật xe cũng như lật tàu với nguyên nhân chủ yếu là sự tác độngcủa gió gây ra. Ở một đất nước đang phát triển như Việt Nam, phương tiện giao thông nói chung và xe máy nói riêng là phương tiện được người dân ưa chuộng sử dụng khi tham gia giao thông nhưng vẫn chưa có nghiên cứu nào tính toán và hiểu rõ hơn các nguyên nhân và lý do gây

lật xe để từ đó tìm ra hướng giải quyết vấn đề cấp thiết này. Trên thế giới hiện nay mới ghi nhận các nghiên cứu cũng tương tự nhưng chỉ xem xét đối với xe ô tô, một phương tiện lưu thông được sử dụng phần nhiều đối với các nước phát triển như Mỹ, Anh, Pháp, Nhật,…Riêng ở TP. Đà Nẵng, các vụ gây tai nạn xảy ra khi người tham gia giao thông di chuyển qua các cây cầu, các đoạn đường trống hay các đường ven biển bị gió quật ngã được đăng tải rất nhiều trên các mặt báo khi lực tương tác của hệ gió-xe gây ra. Hiện trạng này vẫn xảy ra thường xuyên và chưa có biện pháp nào khắc phục nhằm khuyến cáo cho người tham gia giao thông làm thế nào để biết được vị trí mình đang di chuyển cũng như những vị trí sắp di chuyển có vận tốc gió bao nhiêu và hướng gió như thế nào nhằm đảm bảo an toàn khi lưu thông. Nhận thấy đây là đề tài nóng và cấp thiết cần được nghiên cứu, tác giả đã đưa ra hướng nghiên cứu, ý tưởng nhằm góp phần vào sự phát triển chung của nước nhà như: tính toán hệ số địa hình thực tế và đo vận tốc gió tại các vị trí cần được cảnh báo từ đó lấy kết quả về xử lý và thành lập được bản đồ gió tự động cũng như đưa ra khuyến cáo về vận tốc giới hạn cho phượng tiện tham gia giao thông. Sản phẩm với các tính năng:

+ Cảnh báo cho các phương tiện đi lại và tàu thuyền khi ra khơi.

+ Đảm bảo an toàn cho người dân khi tham gia giao thông qua cầu cũng như di chuyển vào vùng có gió bão.

+ Phục vụ cho việc xây dựng các công trình cầu đường và công trình dân dụng trong tương lai.

Một phần của tài liệu HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KHOA XÂY DỰNG CẦU ĐƯỜNG, LẦN 16-NĂM 2019 15th CONFERENCE ON STUDENT SCIENTIFIC RESEARCH, 2019 (Trang 38)