NHỮNG YẾU TỐ TẠO NÊN SỰ GẮN KẾT NHÂN VIÊN

Một phần của tài liệu tam-biet-ca-rot-va-cay-gay (Trang 43 - 45)

GẮN KẾT NHÂN VIÊN

NHỮNG YẾU TỐ TẠO NÊN SỰ GẮN KẾT NHÂN VIÊN

Cảm thấy tôn trọng ông chủ hoặc người quản lý trong tổ chức của tôi, tôn trọng các mục tiêu của tổ chức hay của một dự án khi các thành viên trong tổ chức đối xử với tôi bằng sự tôn trọng;

Lòng tin, cảm thấy người quản lý nhận được sự ủng hộ của tôi; Cảm giác gắn với kết quả cuối cùng của công việc;

Biết rằng những gì mình làm là quan trọng và có thể tạo nên sự khác biệt cho những người khác và cho doanh nghiệp;

Cảm thấy tự hào về công việc của mình;

Cảm nhận được sự trao quyền và sự tin tưởng từ cán bộ quản lý; Một người quản lý tin tưởng tôi và muốn tôi ngày càng tiến bộ hơn; Một đội ngũ thích làm việc với tôi và tôn trọng tôi;

Tự do làm công việc của mình và nhận thức được rằng đóng góp của mình tạo nên sự khác biệt;

Sự trung thực và tin tưởng trong quản lý;

Khi người quản lý công nhận và tín nhiệm những gì tôi đã làm; Tôn trọng ý kiến của tôi và tin tưởng khả năng của tôi;

Khi tôi hiểu làm thế nào và tại sao công việc này lại quan trọng; Khi tôi có được những công cụ để hoàn thành công việc;

Khi tôi cảm thấy mình có tiếng nói trong việc thiết lập mục tiêu cho bản thân và nhận được những phản hồi thường xuyên từ người quản lý về hiệu suất công việc của mình;

Có một người quản lý tự cảm thấy không cần thiết phải canh chừng tôi suốt ngày; Có cơ hội học hỏi những điều mới lạ trong công việc và được giao những việc thú vị; Có mục tiêu và đích đến rõ ràng;

Khi tôi cảm thấy mình là một phần của tổ chức, tổ chức cần mình và công việc của mình thực sự có giá trị;

Khi tôi được tự do quyết định cách thức đạt được những mục tiêu của mình; Có sự tôn trọng lẫn nhau giữa các đồng nghiệp.

Nếu muốn tăng cường sự gắn kết của nhân viên, bạn cần hiểu được điều gì sẽ khiến nhân viên gia tăng cảm giác gắn kết với tổ chức. Khi thiết lập một mô hình gắn kết nhân viên, một điều quan trọng không kém là bạn phải hiểu rõ những nhân viên không có sự gắn kết. Bạn sẽ rất sai lầm nếu nghĩ rằng khái niệm nhân viên thiếu gắn kết là đối lập với nhân viên gắn kết. Một nhân viên thiếu gắn kết sẽ hành động, suy nghĩ và cảm nhận như thế nào? Nếu không xem xét cả hai mặt của vấn đề, bạn sẽ không thể xác định được những yếu tố tâm lý phân biệt giữa nhân viên gắn kết và nhân viên thiếu gắn kết.

Sự lãnh đạm là một dấu hiệu ở những nhân viên thiếu gắn kết với câu nói cửa miệng: “Tôi không quan tâm.” Những nhân viên thiếu gắn kết sẽ để lại khối óc và con tim của họ nơi cửa ra vào. Họ không tự hào về công việc của mình. Mối quan tâm chính của họ là làm thế nào làm việc ít nhưng vẫn được lãnh lương. Không một tổ chức nào có thể đạt được thành công lớn với những người chỉ biết làm việc như cái máy. Không chỉ lãnh đạm, những cá nhân này còn tham gia các hoạt động có thể làm giảm sức sống của tổ chức một cách chủ động. Ví dụ, có thể họ cố ý kìm giữ hoặc cung cấp thông tin không chính xác cho khách hàng và các thành viên trong nhóm. Họ cảm thấy rất ít, nếu có, cảm giác về sự kết nối với cán bộ quản lý hoặc tổ chức. Trên thực tế, họ còn có khuynh hướng nói xấu các thành viên trong nhóm, cán bộ quản lý, các nhà lãnh đạo tổ chức và cả tổ chức nói chung. Họ là “những con sâu làm rầu nồi canh” đối với văn hóa của bạn.

Như bạn có thể hình dung, những nhân viên như vậy đang rút cạn nguồn tài chính của tổ chức. Trên thực tế, Tổ chức Gallup[10] cho biết những nhân viên thiếu gắn kết trên toàn cầu khiến các tổ chức tiêu tốn đến hàng trăm tỷ đô-la mỗi năm. Theo một nghiên cứu của tổ chức này vào năm 2009, Đức là đất nước mắc “căn bệnh dịch” này từ những nhân viên thiếu gắn kết, khiến cả nước mất một khoản chi phí từ 81 tỷ đến 109 tỷ euro mỗi năm vì mất năng suất. Những nhân viên thiếu gắn kết nhất gần như không thể cứu vãn được. Hơn nữa, việc tìm cách “cứu vãn” họ sẽ đòi hỏi một nguồn lực khổng lồ mà tốt hơn nên để dành cho những công chuyện khác hứa hẹn hơn. Việc chấm dứt hợp đồng với những nhân viên hoàn toàn không gắn kết sẽ tác động tích cực ngay lập tức đến sức sống và năng suất của toàn đội ngũ, khi các thành viên trong nhóm thấy rằng cuối cùng thì những kẻ vi phạm cũng phải gánh chịu trách nhiệm và ra đi.

Việc ngăn ngừa hoặc hạn chế những tổn thất liên quan đến các nhân viên thiếu gắn kết là vô cùng quý giá đối với bất kỳ tổ chức nào. Hiển nhiên, chúng ta cần phải bắt đầu với sự hiểu biết rõ ràng về các yếu tố dẫn đến sự thiếu gắn kết. Cũng như những phát hiện về nguyên nhân gắn kết của nhân viên, nghiên cứu của tôi cho thấy nhiều lý do tại sao các nhân viên thiếu gắn kết, trong đó hầu hết đều liên quan đến giám sát viên trực tiếp. Khi đọc danh sách dưới đây, bạn sẽ thấy nhiều vấn đề có thể được ngăn chặn hoặc giải quyết một cách dễ dàng

thông qua sự huấn luyện và đào tạo cơ bản cho đội ngũ giám sát. Ngoài ra, hãy để ý xem một giám sát viên gây ra sự thiếu gắn kết cho đội ngũ có thể khiến bạn tốn kém bao nhiêu tiền.

Một phần của tài liệu tam-biet-ca-rot-va-cay-gay (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)