INSTITUTION (THIẾT CHẾ)

Một phần của tài liệu 0_ Ban in_ Dang website_ Cac khai niem co ban ve bao tang hoc (Trang 42 - 44)

Danh từ. (Từ tiếng La-tinh insti- tutio, quy ước, thiết lập, thành lập, sắp xếp).

Tương tự trong tiếng Pháp là: insti- tution; tiếng Tây Ban Nha: institución; tiếng Đức: institution; tiếng Ý: isti- tuzione; tiếng Bồ Đào Nha: instituiçāo.

Nói chung, thiết chế chỉ một quy ước được thiết lập thông qua sự thoả thuận chung giữa mọi người, vì thế nó mang tính tự nguyện, nhưng cũng có lịch sử lâu dài. Thiết chế là những yếu tố trong loạt giải pháp mà con người đã sáng tạo ra để giải quyết các vấn đề nảy sinh do những nhu cầu tự nhiên của cuộc sống trong xã hội (Mali- nowsky, 1944). Cụ thể hơn, thiết chế để chỉ một tổ chức/cơ cấu cộng đồng hoặc cá nhân, được thiết lập bởi xã hội để đáp ứng một nhu cầu cụ thể nào đó. Bảo tàng là một thiết chế với nghĩa là nó được điều hành bởi một hệ thống luật pháp được xác định bởi luật công hoặc luật tư (xem thuật ngữ management - quản lý và public - công chúng). Cho dù nó được dựa trên quan niệm về sự tín nhiệm của công chúng (public trust) (trong luật Anglo- Saxon) hay sở hữu công (public own- ership) (ở Pháp từ thời kỳ Cách mạng), vượt trên những khác biệt về quy ước, nó vẫn cho thấy một sự thống nhất

chung giữa con người trong xã hội, chính là thiết chế.

Trong tiếng Pháp, khi thuật ngữ được gắn với từ chung “museal” - thuộc tính bảo tàng (thiết chế bảo tàng, với nghĩa chung là liên quan tới bảo tàng), nó thường được sử dụng như một từ đồng nghĩa với “bảo tàng”, chủ yếu nhất là tránh nhắc lại từ “museum” (bảo tàng). Khái niệm “thiết chế” có ba nghĩa chính xác chấp nhận được, vì thế mà nó là trung tâm cho những tranh luận liên quan đến bảo tàng.

1. Có hai cấp độ của thiết chế, tuỳ vào bản chất của nhu cầu mà nó cần thoả mãn. Nhu cầu này, trước hết có thể là về sinh học (cần ăn, sinh sản, ngủ, v.v), hoặc sau đó là kết quả của những nhu cầu sống trong xã hội (cần có tổ chức, bảo vệ, sức khoẻ, v.v). Hai cấp độ này phù hợp với hai loại thiết chế có giới hạn không bình đẳng: một bên là bữa ăn, hôn nhân, nhà ở và một bên là nhà nước, quân đội, trường học, bệnh viện. Với nghĩa là chúng phải đáp ứng nhu cầu của xã hội (mối liên hệ về giác quan với hiện vật) thì bảo tàng thuộc vào loại thứ hai.

2. Hội đồng Bảo tàng quốc tế (ICOM) định nghĩa bảo tàng là một thiết chế tồn tại lâu dài nhằm phục vụ xã hội và sự phát triển của xã hội.

Với nghĩa này, thiết chế là một công trình được con người trong lĩnh vực bảo tàng lập nên và được tổ chức để tham gia vào mối quan hệ với hiện vật. Thiết chế bảo tàng được sáng lập và duy trì bởi xã hội, dựa trên một tập hợp các tiêu chuẩn và nguyên tắc (bảo quản phòng ngừa, cấm không được sờ vào hiện vật hoặc trưng bày vật thay thế mà giới thiệu như hiện vật gốc) được thành lập dựa trên một hệ thống giá trị: bảo tồn di sản, giới thiệu tác phẩm nghệ thuật và các hiện vật đặc sắc, truyền bá tri thức khoa học hiện tại, v.v. Nhấn mạnh vào bản chất thiết chế của bảo tàng có nghĩa là nhấn mạnh vào vai trò chuẩn mực và thẩm quyền mà nó có trong khoa học và mỹ thuật, hay quan niệm cho rằng, bảo tàng tồn tại “nhằm phục vụ xã hội và sự phát triển của xã hội.”

3. Ngược lại, với tiếng Anh, vốn không phân biệt chính xác giữa thuật ngữ thiết chế và tổ chức (và nhìn chung là với cách chúng được sử dụng ở Bỉ và Canada nữa), thuật ngữ thiết chế và tổ chức không đồng nghĩa. Bảo tàng, với tư cách là một thiết chế, khác với bảo tàng với tư cách là một tổ chức, một địa điểm cụ thể: “Tổ chức bảo tàng là một dạng thức cụ thể của thiết chế bảo tàng” (Maroevic, 2007). Nên nhớ rằng, sự nghi vấn về thiết chế, thậm chí chỉ đơn giản là từ chối nó (như trường hợp bảo tàng tưởng tượng của Malraux hay bảo tàng tưởng tượng của hoạ sĩ Marcel

Broodthaers) không có nghĩa là nó cho phép lĩnh vực bảo tàng có thể vượt qua được khung thiết chế. Trong nghĩa hẹp, thuật ngữ bảo tàng ảo (tồn tại về bản chất mà không phải trong thực tế) chú trọng vào những trải nghiệm bảo tàng bên lề của hiện thực mang tính thiết chế.

Chính vì thế mà ở nhiều quốc gia, đặc biệt là Canada và Bỉ, người ta dùng thuật ngữ “thiết chế bảo tàng” để xác định một tổ chức không có đầy đủ tính chất của một bảo tàng truyền thống. “Với thuật ngữ thiết chế bảo tàng, chúng tôi muốn nói đến những tổ chức phi lợi nhuận, bảo tàng, trưng bày và các trung tâm thông tin, bên cạnh chức năng sưu tầm, bảo quản, nghiên cứu và quản lý sưu tập mà một số tổ chức có, điểm chung là chúng đều là nơi giáo dục và truyền bá nghệ thuật, lịch sử và khoa học” (Hiệp hội Bảo tàng Quebec, Cục Văn hoá và cộng đồng Quebec).

4. Cuối cùng, thuật ngữ “thiết chế bảo tàng” có thể được định nghĩa như “thiết chế tài chính” (Quỹ Tiền tệ quốc tế hoặc Ngân hàng Thế giới) là các cơ quan quốc gia hay quốc tế quản lý sự vận hành bảo tàng, như ICOM hoặc Uỷ ban Bảo tàng Pháp.

PHÁI SINH: THUỘC VỀ THỂ CHẾ, THỂ CHẾ BẢO TÀNG.

TƯƠNG QUAN: TỔ CHỨC, LĨNH VỰC CÔNG, SỞ HỮU CÔNG, SỰ TÍN NHIỆM CỦA CÔNG CHÚNG, BẢO TÀNG ẢO.

Một phần của tài liệu 0_ Ban in_ Dang website_ Cac khai niem co ban ve bao tang hoc (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)