SOCIETY (XÃ HỘI)

Một phần của tài liệu 0_ Ban in_ Dang website_ Cac khai niem co ban ve bao tang hoc (Trang 77 - 79)

Danh từ. - Tương đương trong tiếng Pháp là: société; tiếng Tây Ban Nha: sociedad; tiếng Đức: gesellschaft, bevölke- rung; tiếng Ý: società; tiếng Bồ Đào Nha: sociedade.

Theo cách hiểu phổ biến nhất, xã hội là nhóm người được nhìn nhận một cách tổng thể trong hệ thống những mối quan hệ và trao đổi nhất định. Dưới góc độ bảo tàng, xã hội là một cộng đồng những cá nhân (trong một không gian và thời gian nhất định) được hình thành dựa trên những tổ chức chính trị, kinh tế, pháp luật và văn hóa, mà ở đó, bảo tàng là một phần của nó với những hoạt động riêng biệt.

1. Từ năm 1974, dựa trên tuyên bố tại Santiago (Chile), bảo tàng đã được ICOM coi là một thiết chế “phục vụ xã hội và sự phát triển của xã hội”. Từ nhận định này đã dẫn đến sự ra đời khái niệm “đất nước đang phát triển” vào những năm 70 của thế kỷ trước, với những đặc điểm về một nhóm các quốc gia nằm giữa châu Á và phương Tây. Tại đây, họ coi bảo tàng là một nhân tố cho sự phát triển xã hội, dù là về văn hóa (thuật ngữ này đã được mở rộng nghĩa để bao hàm cả nghĩa gốc ban đầu và những nghĩa phái sinh trong

bối cảnh phát triển nông nghiệp) hay du lịch và kinh tế. Thực tế điều này vẫn đúng cho đến ngày nay. Theo đó, xã hội có thể được hiểu là toàn bộ những cư dân sinh sống trong một hoặc nhiều quốc gia, hay thậm chí là trên toàn thế giới - Trường hợp UNESCO, một tổ chức quốc tế thúc đẩy sự bảo tồn và phát triển các giá trị văn hóa, sự tôn trọng đa dạng văn hóa, cũng như thúc đẩy sự phát triển của hệ thống giáo dục- một lĩnh vực mà bảo tàng có vai trò hết sức quan trọng.

2. Nếu ban đầu, xã hội được định nghĩa là một cộng đồng với trật tự tuân theo các thiết chế, thì khái niệm về cộng đồng sẽ được tách bạch với khái niệm xã hội, do cộng đồng vốn là một nhóm những người sống cùng nhau hoặc có liên hệ với nhau và có chung một số đặc điểm (về ngôn ngữ, tôn giáo, phong tục) mà không có những ràng buộc về những cấu trúc thể chế. Suy rộng ra, xã hội và cộng đồng được phân biệt bởi quy mô của chúng: cộng đồng được dùng để chỉ những nhóm nhỏ hơn và đồng nhất (ví dụ, cộng đồng người Do Thái, cộng đồng người đồng tính nam… trong một thành phố hay quốc gia); trong khi đó, xã hội là một khái niệm rộng hơn và không nhất

thiết có sự đồng nhất (ví dụ xã hội của một đất nước, xã hội tư sản). Cụ thể hơn, thuật ngữ cộng đồng thường được dùng ở các nước Anh - Mỹ. Nó không có khái niệm tương đương trong tiếng Pháp do phổ nghĩa rộng, đề cập đến “một tập hợp những công dân hay những bên liên quan: 1) khán giả, 2) học giả, 3) những nhóm công chúng khác, như giới báo chí, nghệ sĩ, 4) nhà sản xuất chương trình - những nhóm nghệ thuật, 5) những cơ quan lưu trữ, như thư viện, trung tâm bảo tồn, bảo tàng” (Hiệp hội Bảo tàng Hoa Kỳ, 2002). Do vậy, khái niệm này thường được dịch sang tiếng Pháp thành col- lectivité (tập thể) hoặc population lo- cale (cư dân địa phương) hoặc communauté (cộng đồng) (theo nghĩa hẹp), hoặc cũng có thể là mi- lieu professional (nơi làm việc).

3. Trong vài thập kỷ trở lại đây, hai loại hình bảo tàng là bảo tàng xã hội và bảo tàng cộng đồng đã và đang phát triển nhằm mục tiêu hiện thực hóa mong muốn gắn kết với công chúng của các bảo tàng. Những bảo tàng này, mà tiền thân là các bảo tàng dân tộc học, đều nhận thức được vai trò quan trọng của mình trong mối liên hệ với công chúng và coi công chúng là trung tâm cho các hoạt động của mình. Mặc dù mục tiêu của hai loại hình bảo tàng này về bản chất là tương tự nhau, nhưng cách thức vận hành của họ lại khác nhau do sự khác biệt về mối liên hệ

của họ với công chúng. Cụ thể, bảo tàng xã hội là “những bảo tàng có chung mục tiêu: nghiên cứu sự tiến hóa của nhân loại về mặt xã hội và lịch sử, đồng thời xem xét những điểm chuyển giao các giai đoạn và điểm tham chiếu, từ đó hiểu rõ về sự đa dạng văn hóa và xã hội” (Vaillant, 1993). Những mục tiêu này là cơ sở để thành lập ra các bảo tàng như một không gian liên ngành thực sự, là nơi để giới thiệu các trưng bày với nhiều chủ đề khác nhau, như khủng hoảng về bệnh bò điên BSE, vấn đề nhập cư, sinh thái học… Trong khi đó, những bảo tàng cộng đồng có thể được coi là một phần của bảo tàng xã hội do các bảo tàng này tập trung hơn vào những nhóm công chúng xã hội, văn hóa, nghề nghiệp và địa lý. Mặc dù thường được quản lý một cách chuyên nghiệp, nhưng cũng có những lúc họ lắng nghe sáng kiến của địa phương và tinh thần cống hiến. Các vấn đề họ giải quyết liên quan trực tiếp đến hoạt động và bản sắc của cộng đồng; và, điều này đặc biệt đúng đối với các bảo tàng địa phương neighbourhood museum và bảo tàng sinh thái ecomuseum.

PHÁI SINH: BẢO TÀNG MANG TÍNH XÃ HỘI, BẢO TÀNG XÃ HỘI.

TƯƠNG QUAN:CỘNG ĐỒNG, PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG, BẢO TÀNG CỘNG ĐỒNG, CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN, BẢO TÀNG SINH THÁI, BẢN SẮC, ĐỊA PHƯƠNG, BẢO TÀNG KHU PHỐ, CÔNG CỘNG.

Một phần của tài liệu 0_ Ban in_ Dang website_ Cac khai niem co ban ve bao tang hoc (Trang 77 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)