MUSEOGRAPHY (MUSEUM PRAC TICE) THỰC HÀNH BẢO TÀNG

Một phần của tài liệu 0_ Ban in_ Dang website_ Cac khai niem co ban ve bao tang hoc (Trang 51 - 53)

TICE) - THỰC HÀNH BẢO TÀNG

Danh từ. (Nguồn gốc La-tinh là museographia) - Tương tự trong tiếng Pháp: muséographie, tiếng Tây Ban Nha: museo- grafía; tiếng Đức: Museo- graphie; tiếng Ý: museografia; tiếng Bồ Đào Nha: museografia.

Thuật ngữ thực hành bảo tàng (museography) xuất hiện lần đầu vào thế kỷ 18 (Neikel, 1727) và trước thuật ngữ bảo tàng học (museology), có 3 nghĩa cụ thể:

1. Hiện nay, thuật ngữ thực hành bảo tàng chủ yếu được hiểu như khía cạnh thực hành hoặc áp dụng của bảo tàng học, tức là những kỹ thuật được phát triển để triển khai sự vận hành bảo tàng, đặc biệt là việc lập kế hoạch và lấp đầy nội thất của toà nhà bảo tàng, công tác bảo quản, phục chế, an ninh và trưng bày. Ngược lại với bảo tàng học, thuật ngữ thực hành bảo tàng từ lâu được dùng để xác định những hoạt động cụ thể gắn với bảo tàng. Thuật ngữ này thường được sử dụng trong thế giới nói tiếng Pháp, ít khi sử dụng trong thế giới nói tiếng Anh, nơi mà thuật ngữ thực hành bảo tàng (museum practice) được ưa chuộng hơn. Nhiều chuyên gia bảo tàng ở miền Trung và Đông Âu sử dụng thuật ngữ bảo tàng học ứng dụng, điều đó có nghĩa là việc ứng dụng thực hành kỹ thuật là kết quả của công tác nghiên cứu bảo tàng học, một khoa học đang phát triển.

2. Trong tiếng Pháp, thuật ngữ thực hành bảo tàng (museography) dùng để chỉ nghệ thuật (hoặc kỹ thuật) trưng bày. Trong một vài năm, thuật ngữ expography (thiết kế trưng bày) được đề xuất để chỉ những kỹ thuật liên quan tới trưng bày, cho dù là trưng bày trong bảo tàng hay ở nơi

không phải là không gian bảo tàng. Nhìn chung, “museographical pro- gramme” (chương trình thực hành bảo tàng) bao gồm cả định nghĩa về nội dung của trưng bày và những yêu cầu của nó, cũng như mối liên kết về chức năng giữa không gian trưng bày và những khu vực khác của bảo tàng. Định nghĩa này không có nghĩa là museography (museum practice - thực hành bảo tàng) được xác định chỉ bởi những bộ phận của bảo tàng mà khách tham quan nhìn thấy được. Museographer (nhà thiết kế bảo tàng hoặc nhà thiết kế trưng bày), cũng như những chuyên gia bảo tàng khác, chú trọng tới chương trình khoa học, việc quản lý sưu tập và hướng tới bày những hiện vật được lựa chọn bởi cu- rator theo cách thức phù hợp. Họ phải biết phương pháp bảo quản và làm thế nào để kiểm kê hiện vật bảo tàng. Họ tạo bối cảnh cho nội dung và đề xuất hình thức ngôn ngữ, kể cả phương tiện truyền thông để giúp người xem dễ hiểu hơn. Họ quan tâm tới nhu cầu của công chúng và sử dụng các phương pháp truyền thông phù hợp nhất để chuyển tải thông điệp của trưng bày. Vai trò của họ thường là chủ nhiệm dự án nhằm điều phối các nhà khoa học và các chuyên gia kỹ thuật làm việc cùng nhau trong một bảo tàng: tổ chức họ, thậm chí đôi khi gây xung đột và phân xử. Những vị trí cụ thể khác đã được tạo ra để hoàn thành nhiệm vụ này: sự quản lý các tác

phẩm nghệ thuật hoặc hiện vật được giao cho những người làm công tác kiểm kê, trưởng bộ phận an ninh chịu trách nhiệm theo dõi và thực hiện những nhiệm vụ do bộ phận này đảm trách, người bảo quản tu sửa là chuyên gia trong bảo quản phòng ngừa và các biện pháp bảo quản tu sửa, kể cả phục chế. Chính trong bối cảnh này và trong mối liên hệ với những phòng ban khác nhau mà những người thực hành bảo tàng gắn họ với những nhiệm vụ trưng bày. Thực hành bảo tàng khác với dàn cảnh (thiết kế trưng bày hoặc thiết kế sân khấu), vốn được hiểu là mọi kỹ thuật cần thiết để dàn dựng và lấp đầy không gian trưng bày, khác xa so với thiết kế nội thất. Chắc chắn là thiết kế sân khấu và thiết kế nội thất bảo tàng là một phần của thực hành bảo tàng, công việc đưa bảo tàng đến gần hơn với những phương pháp hình dung, nhưng những yếu tố khác cũng cần được chú trọng, như công chúng, sự hiểu biết về thông điệp và việc bảo tồn di sản. Những yếu tố này khiến cho người thực hành bảo tàng (hay những chuyên gia trưng bày) trở thành trung gian giữa người quản lý sưu tập, kiến trúc sư và công chúng. Tuy nhiên, vai trò của họ thay đổi, tuỳ theo việc bảo tàng hay địa điểm trưng bày có curator làm chủ dự án hay không. Vai trò của một số chuyên gia trong bảo tàng càng lớn (kiến trúc sư, hoạ sĩ, curator trưng bày…) thì càng

dẫn đến sự thay đổi vai trò của người thực hành bảo tàng với tư cách là người trung gian.

3. Trước đây, theo từ nguyên học, museography (thực hành bảo tàng) chỉ mô tả nội dung của một bảo tàng. Nếu tài liệu tham khảo là một trong những bước cơ bản của nghiên cứu khoa học, museography (thực hành bảo tàng) được cho là một cách để hỗ trợ nghiên cứu về nguồn gốc tư liệu hiện vật nhằm phát triển nghiên cứu một cách hệ thống. Nghĩa này kéo dài suốt thế kỷ 19 và vẫn được duy trì tới ngày nay trong một số ngôn ngữ, đặc biệt là tiếng Nga.

PHÁI SINH: NGƯỜI THỰC HÀNH BẢO TÀNG, THUỘC VỀ THỰC HÀNH BẢO TÀNG.

TƯƠNG QUAN: THIẾT KẾ TRƯNG BÀY, THỰC HÀNH TRƯNG BÀY, THIẾT KẾ NỘI THẤT, CHỨC NĂNG BẢO TÀNG, VẬN HÀNH BẢO TÀNG, THỰC HÀNH BẢO TÀNG.

_______________________________

Một phần của tài liệu 0_ Ban in_ Dang website_ Cac khai niem co ban ve bao tang hoc (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)