Hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trƣờng, tính hợp lý của việc sử dụng đất

Một phần của tài liệu 1__BCTM_QH2021-2030_PHONG_THO_trinh_phe_duyet_25_5_bb145 (Trang 73 - 77)

II. HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT VÀ BIẾN ĐỘNG CÁC LOẠI ĐẤT

2.3. Hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trƣờng, tính hợp lý của việc sử dụng đất

2.3.1. Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường của việc sử dụng đất

2.3.1.1. Hiệu quả kinh tế, xã hội của việc sử dụng đất

67

đất của các ngành, các lĩnh vực ngày càng tăng. Công tác đo đạc bản đồ, đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thanh tra, kiểm tra việc việc sử dụng đất đƣợc quan tâm đúng mức là tiền đề để quản lý và sử dụng đất có hiệu quả, nhờ đó công việc thu hồi đất, giao đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất để xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển đô thị, công nghiệp, dịch vụ đƣợc thuận lợi, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

Dành quỹ đất đáp ứng nhu cầu xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, du lịch, các khu đô thị, chỉnh trang và xây dựng mới khu dân cƣ nông thôn.

Việc sử dụng đất hợp lý trên địa bàn huyện Phong Thổ tạo ra môi trƣờng thuận lợi cho các nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc đầu tƣ các dự án phát triển kinh tế - xã hội, thúc đẩy nền kinh tế huyện phát triển theo hƣớng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Ngoài ra, sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế tạo những cơ hội lớn cho phát triển thị trƣờng bất động sản.

Với vị trí địa lý thuận lợi, có nguồn nhân lực dồi dào, đang là địa điểm thu hút các nguồn đầu tƣ trong và ngoài nƣớc. Với việc hình thành các cụm công nghiệp, các nhà máy, công ty sản xuất, kinh doanh và các điểm du lịch... đã tạo động lực cho nền kinh tế của huyện phát triển, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho ngƣời dân.

Luôn chú trọng phát triển cơ sở hạ tầng ngành y tế, giáo dục và đào tạo nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu học hành và chăm sóc sức khoẻ của ngƣời dân.

Dành quỹ đất xây dựng các mục đích công cộng nhƣ nhà văn hoá, sân vận động, hệ thống thuỷ lợi, giao thông nông thôn và một số cơ sở vui chơi giải trí khác tạo sân chơi lành mạnh, nâng cao chất lƣợng cuộc sống.

Quản lý chặt chẽ việc chuyển đất sản xuất nông nghiệp sang các mục đích phi nông nghiệp, đặc biệt là đất chuyên trồng lúa nƣớc để đảm bảo vấn đề an ninh lƣơng thực trên địa bàn, mặt khác phải tính toán chính xác về nhu cầu sử dụng đất của các ngành, làm cơ sở để phân bổ quỹ đất hợp lý.

2.3.1.2. Những t c động đến môi trường đất trong quá trình sử dụng đất

Trong quá trình sử dụng đất, môi trƣờng đất chịu ảnh hƣởng tác động của các hoạt động thiên nhiên, thực trạng phát triển kinh tế - xã hội và việc khai thác, sử dụng đất của con ngƣời. Những nguyên nhân chính ảnh hƣởng đến môi trƣờng đất đó là:

- Ô nhiễm môi trƣờng gây ra do các hoạt động nông nghiệp, đặc biệt là do quá trình sử dụng các hóa chất trong nông nghiệp. Việc lạm dụng các loại phân

68

bón hóa học, thuốc trừ sâu gây hậu quả xấu cho đất canh tác nhƣ làm cho đất chua, thay đổi thành phần cơ giới của đất…

- Các hoạt động của khu tiểu thủ công nghiệp cũng gây ra những tác động tiêu cực tới môi trƣờng đất nhƣ nƣớc thải và chất thải rắn… đƣợc thải ra trong quá trình hoạt động sản xuất.

- Ô nhiễm môi trƣờng đất còn do ảnh hƣởng tập quán sinh hoạt của nhân dân trên địa bàn, các chất thải thu gom và xử lý chƣa triệt để…

- Hệ thống thoát nƣớc trong các khu dân cƣ, cụm công nghiệp chƣa đƣợc đầu tƣ xây dựng đồng bộ. Việc thu gom và xử lý nƣớc thải ở các khu dân cƣ chƣa đƣợc thực hiện mà đổ trực tiếp ra các hệ thống sông ngòi, ao, hồ làm ô nhiễm nguồn nƣớc và môi trƣờng đất.

2.3.2. Tính hợp lý của việc sử dụng đất

2.3.2.1. Cơ cấu sử dụng đất:

Đến năm 2020 diện tích tự nhiên huyện là 102.930,67 ha, cơ cấu sử dụng đất của huyện nhƣ sau:

- Diện tích đất nông nghiệp năm 2020 là 72.940,73 ha, tăng 4.712,69 ha so với năm 2010.

- Diện tích đất phi nông nghiệp năm 2020 là 3.207,38 ha, giảm 645,83 ha so với năm 2010.

- Diện tích hiện trạng đất chƣa sử dụng năm 2020 là 26.782,56 ha, giảm 4.060,69 ha so với năm 2010.

Cơ cấu sử dụng đất của huyện Phong Thổ đang là tăng đất nông nghiệp và giảm đất chƣa sử dụng, đất phi nông nghiệp. Trong giai đoạn tới cần tiếp tục giảm đất chƣa sử dụng; tăng đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp.

2.3.2.2. Mức độ thích hợp của từng loại đất so với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội

- Đất nông nghiệp: Quỹ đất này hiện nay chiếm đến 70,86% tổng diện tích tự nhiên của huyện. Vì vậy, cần tập trung diện tích, đẩy mạnh cơ giới hóa, nâng cao năng suất, sản lƣợng cây trồng. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, hình thành các mô hình sản xuất nông nghiệp truyền thống thành mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch, cho giá trị kinh tế cao. Mở rộng diện tích trồng chè tập trung, tiếp tục chăm sóc diện tích cây cao su, cây thảo quả hiện có. Triển khai trồng mới một số loại cây nhƣ mắc ca, cây sa nhân, cây nghệ. Quy hoạch, xây dựng và nhân rộng các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung, các mô hình sản xuất hàng hóa có giá trị kinh tế cao.

69

- Đất phi nông nghiệp: Với đặc điểm nền kinh tế của huyện phát triển theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển mạnh cơ cấu các ngành công nghiệp, sản xuất kinh doanh, thƣơng mại dịch vụ nên nhu cầu đất đai cho các ngành này đòi hỏi quỹ đất lớn. Do đó, việc xây dựng và phát triển các công trình mới phải hết sức tiết kiệm theo hƣớng sử dụng triệt để không gian và hạn chế lấy vào đất nông nghiệp có chất lƣợng tốt, đặc biệt là các khu vực chuyên trồng lúa nƣớc.

Bên cạnh đó khi nền kinh tế phát triển thì hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật cần phải đƣợc tăng cƣờng. Hệ thống giao thông, thủy lợi, cơ sở hạ tầng thiết yếu cần đƣợc nâng cấp mở rộng và xây mới nên cũng cần một quỹ đất khá lớn. Nhìn chung so với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội thì cơ cấu đất phi nông nghiệp hiện nay của huyện là tƣơng đối hợp lý. Tuy nhiên vẫn cần phải quy hoạch bổ sung thêm quỹ đất phục vụ cho việc mở rộng phát triển các ngành công nghiệp, cơ sở hạ tầng, dịch vụ,…

- Đất chƣa sử dụng: Hiện tại diện tích đất chƣa sử dụng của huyện vẫn còn chiếm đến 26,02% tổng diện tích tự nhiên. Vì vậy do trong giai đoạn tới, diện tích đất chƣa sử dụng cần đƣợc chuyển đổi sang xây dựng các công trình hạ tầng, công trình phi nông nghiệp, chuyển đổi vào mục đích sản xuất nông nghiệp… Đây là hƣớng khai thác, sử dụng đất đem lại hiệu quả và cần đƣợc tiếp tục triển khai thực hiện trong thời gian tới nhằm khai thác tối đa nguồn tài nguyên đất chƣa sử dụng để đƣa vào sử dụng nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất của huyện.

2.3.2.3. Tình hình đầu tư về vốn, vật tư khoa học kỹ thuật trong sử dụng đất tại huyện

Huyện Phong Thổ luôn đƣợc các cấp, các ngành quan tâm và tạo điều kiện thuận lợi về môi trƣờng đầu tƣ an toàn cho các nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc muốn đầu tƣ vào huyện. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội tiếp tục đƣợc quan tâm đầu tƣ, phát triển.

Trong giai đoạn 2016-2020, huyện đã thực hiện đầu tƣ 360 dự án bằng nguồn ngân sách nhà nƣớc giao là 813.162 triệu đồng và các nguồn từ các tổ chức kinh tế, nhà tài trợ đầu tƣ. Đến hết năm 2020 có trên 88,3%, thôn, bản có đƣờng ô tô đến bản, cao hơn 8,1% so với mục tiêu đề ra; 100% số hộ dân đô thị đƣợc sử dụng nƣớc sạch; 88% dân số nông thôn đƣợc sử dụng nƣớc sinh hoạt hợp vệ sinh; 171/171 bản có điện lƣới quốc gia, 98,43% số hộ đƣợc sử dụng điện. Tập trung đầu tƣ nâng cấp, sửa chữa, xây dựng mới các công trình trƣờng,

70

lớp học nâng số trƣờng đạt chuẩn quốc gia tăng thêm 10 trƣờng so với năm 2015. Thƣờng xuyên kiểm tra, có giải pháp khắc phục những công trình xuống cấp nhằm hạn chế kinh phí sửa chữa; tuyên truyền, vận động Nhân dân chấp hành và tham gia thực hiện tốt pháp luật về quản lý, sử dụng, bảo vệ các công trình xây dựng sau đầu tƣ.

Ngoài ra huyện còn khuyến khích, tạo môi trƣờng thuận lợi và bình đẳng cho phát triển các thành phần kinh tế. Thực hiện tốt chính sách thu hút đầu tƣ của tỉnh trên địa bàn huyện, tạo điều kiện thuận lợi để các thành phần kinh tế phát triển, góp phần tăng trƣởng kinh tế của huyện. Khuyến khích phát triển các doanh nghiệp tƣ nhân, công ty cổ phần, các hợp tác xã, các tổ hợp tác tạo nhiều việc làm, nâng cao đời sống cho ngƣời lao động, sản xuất hàng hóa, phát triển thƣơng hiệu địa phƣơng. Hiện nay, trên địa bàn huyện có 45 hợp tác xã, 103 doanh nghiệp (bao gồm c c chi nh nh, văn phòng đại diện) hoạt động sản xuất, kinh doanh có hiệu quả góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội.

Một phần của tài liệu 1__BCTM_QH2021-2030_PHONG_THO_trinh_phe_duyet_25_5_bb145 (Trang 73 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(184 trang)