0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

Quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH TM Nam Việt

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP XUẤT KHẨU NÔNG SẢN CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN TM NAM VIỆT (Trang 37 -46 )

- Công ty được thành lập từ tháng 5 năm 2007, trải qua 14 năm xây dựng, hình thành và phát triển, công ty đã tích lũy kinh nghiệm trong các lĩnh vực hoạt động chính: xuất nhập khẩu, kinh doanh xăng dầu, trạm bãi gửi xe, hệ thống nhà hàng hải sản Nam Việt.

- Ngày 22/5/2007 công ty chính thức đi vào hoạt động với hệ thống xuất nhập khẩu hàng nông sản qua Trung quốc song song cùng với vận tải công ty tự có xe chạy cho việc xuất nhập khẩu hàng hóa.

- Năm 2010 công ty tiếp tục mở rộng kinh doanh sang cho thuê kho bãi và trạm bãi trông dữ gửi xe container. Thời gian này hoạt động công ty đã dần ổn định và phát triển nguồn vốn, công ty đã có một chỗ đứng trên thị trường và bắt đầu tạo dựng phát triển kinh doanh.

- Đầu năm 2012 công ty bắt đầu đặt trạm bơm xăng dầu tại bãi gửi xe của công ty địa chỉ Đình Vũ, Đông Hải 1, Hải An, Hải Phòng.

- Năm 2016 công ty mở rộng hệ thống nhà hàng hải sản Nam Việt và tổ chức các sự kiện cưới hỏi.

- Công ty TNHH thương mại Nam Việt hoạt động trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Công ty mới đầu hoạt động trong lịch vực xuất nhập khẩu hàng hóa xong đó phát triển về vận tải hàng hóa của công ty. Dần mở rộng công ty sang nhiều lĩnh vực khác như kinh doanh xăng dầu và kho bãi gửi xe

container. Đến năm 2016 công ty mở thêm dịch vụ nhà hàng lấy tên nhà hàng hải sản Nam việt đặt tại 83 bạch Đằng Hải Phòng.

3.1.3. Những thành tựu đã đạt được của công ty TNHH TM Nam Việt

Những năm vừa qua, đội ngũ cán bộ công nhân viên đã làm việc và nỗ lực hết mình và đưa ra quyết sách đúng đắn, kịp thời của bộ máy lãnh đạo nên công ty đã đạt được những thành tích đáng kể trong hoạt động kinh doanh của mình, đem lại doanh thu lớn cho công ty đồng thời đóng góp một khoản không nhỏ vào ngân sách nhà nước.

Số liệu của bảng 2 cho thấy kết quả hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2018 – 2020

Bảng 3.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2018- 2020

Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 2018 2019 2020 Tổng DT 500000 650000 720000 LN trước thuế 750 1250 1450 Thuế TNDN 187,5 312,5 362,5 LN sau thuế 562,5 937,5 1087,5

(Nguồn: Điều tra kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2018 – 2020 của Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Nam Việt – kế toán cung cấp)

Số liệu trong bảng 1 cho thấy lợi nhuận sau thuế của công ty giai đoạn 2018 – 2020 tăng liên tục qua các năm và năm sau cao hơn năm trước. Chứng tỏ kết quả kinh doanh công ty đạt được là rất khả quan. Năm 2019 lợi nhuận sau thuế tăng 166,6% so với năm 2018 và năm 2020 lợi nhuận sau thuế tăng. Giai đoạn 2018 – 2019 thì lợi nhuận sau thuế của công ty tăng liên tục và năm sau cao hơn năm trước, chứng tỏ kết quả kinh doanh của công ty đạt được là

rất ấn tượng. Công ty cần cố gắng phát huy trong thời gian tới để nâng cao hơn nữa kết quả hoạt động kinh doanh của mình.

3.1.3.1. Tổng quan hoạt động XNK của công ty:

Xuất khẩu :

Kể từ khi thành lập cho đến nay, bằng mọi nỗ lực và cố gắng, công ty đã không ngừng nâng cao kim ngạch xuất khẩu nói riêng và tổng kim ngạch nhập khẩu nói chung, từng bước thâm nhập, củng cố và mở rộng thị trường. Nhìn lại những năm đầu khi mới thành lập công ty phải đương đầu với nhiều khó khăn và bị hạn chế trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu do cơ sở vật chất còn thiếu, lạc hậu, cán bộ công nhân viên chưa có kinh nghiệm trên thị trường, cũng như việc hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta còn nhiều hạn chế.

Vượt qua những khó khăn và thử thách trên tập thể lãnh đạo công ty cùng toàn thể công nhân viên chức đã không ngại khó khăn phấn đấu tìm mọi biện pháp khắc phục những vướng mắc, cản trở. Vì vậy, hiệu quả kinh doanh của công ty thay đổi từng năm theo chiều hướng tích cực. Tổng kim ngạch tăng dần, các hoạt động kinh doanh của công ty ngày càng phong phú, cơ cấu mặt hàng kinh doanh của công ty ngày một đa dạng, tinh cạnh tranh và khả năng chiếm lĩnh thị trường được cải thiện rõ rệt.

Công ty Nam Việt có quan hệ ngoại giao trên 40 nước trên thế giới và có quan hệ kinh doanh với trên 25 nước chủ yếu là các nước thuộc khu vực Châu Á và một số nước thuộc khu vực Châu Âu và khu vực Mỹ la tinh.

Các thị trường xuất khẩu chính của công ty là Nhật Bản, Đài Loan, Singapore, Lào... Ngoài ra công ty còn xuất khẩu sang một số thị trường như Châu Phi, Châu Mỹ.

Công ty xuất khẩu các mặt hàng như:

- Hàng lâm sản: Cà phê, hạt điều, gỗ thông, hoa hồi...

- Hàng bông vải sợi may mặc: Hàng dệt kim, sợi các loại, hàng thêu ren - Hàng thủ công mỹ nghệ: Đồ gốm sứ, sơn mài,....

- Dược liệu: Sa nhân, các loại thuốc dân tộc.

Trong những năm qua hòa chung với sự sôi động của các hoạt động xuất nhập khẩu của đất nước, cùng với sự nỗ lực cố gắng của đội ngũ cán bộ công nhân viên, với một chiến lược hợp lý, công ty Vilexim đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, trong đó thành công từ hoạt động xuất nhập khẩu chiếm một vị trí quan trọng.

Bảng 3.2. Giá thành xuất khẩu nông sản của doanh nghiệp qua các năm

Đơn vị USD/ kg Sản phẩm nông sản xk 2018 2019 2020 Lạc 0,3 0,3 0,5 Hạt điều 0,8 0,8 0,8 Cà phê 1 1,2 1,3 Gạo 0,3 0,5 1 Đỗ 0,3 0,3 0,5 Rau 0,5 0,55 0.7

(Nguồn : Điều tra giá thành xuất khẩu nông sản của công ty TNHH TM Nam việt)

- Qua bảng trên ta có thể thấy được giá thành của các mặt hàng bông sản liên tục qua các năm. Duy nhất có sản phẩm hạt do tính chất không đổi vì vật giá thành không hề thay đổi

- Những mặt hàng nông sản có giá thành tăng phần lớn là do giá trị và chất lượng của sản phẩm tăng vì vậy giá thành cũng được tăng theo hàng năm

- Giá thành tăng cao nhất có thể nói đến là cà phê. Tăng từ 0,3USD/kg lên đến 1USD/kg. không có gì là lạ khi việt nam được biết đến là một nước lớn thư s2 trên thế giới về xuất khẩu cà phê với sản lượng trung bình gần 1,650,000 tấn mỗi năm

Bảng 3.3. Kết quả xuất khẩu của công ty giai đoạn 2018 – 2020

Đơn vị tính: 1000 USD

Chỉ tiêu 2018 2019 2020

Xuất khẩu 12800 14000 17156

Tổng KNXNK 50000 56000 65300

(Nguồn: Điều tra kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2018 – 2020

của Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Nam Việt do phòng tài chính – kế toán cung cấp)

Số liệu trong Bảng 1 cho thấy mặc dù, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tăng liên tục nhưng kim ngạch xuất khẩu tăng giảm không đồng đều trong giai đoạn này.

Sau khi tiến hành cổ phần hóa thì những kết quả kinh doanh đạt được là rất ấn tượng và nó cho thấy chủ trương cổ phần hóa đã đem lại cho toàn công ty một luồng gió mới điều đó được thể hiện: Năm 2020 kim ngạch xuất khẩu đạt trị giá là 65300 nghìn USD tăng 130% so với năm 2018, năm 2019 kim ngạch xuất khẩu đạt trị giá 56000 nghìn USD tăng 112%.

Như vậy kim ngạch xuất khẩu của công ty giai đoạn 2018 – 2020 đã tăng ổn định và tỷ lệ năm sau cao hơn năm trước. Điều đó cho thấy sau khi cổ phần hóa sức cạnh tranh của công ty được nâng cao; cùng với bề dày kinh nghiệm và một đội ngũ cán bộ có năng lực và nghiệp vụ cao chắc chắn những năm tới kim ngạch xuất khẩu của công ty còn đạt được những kết quả khả quan hơn nữa.

Trong các mặt hàng xuất khẩu của công ty thì các mặt hàng nông, lâm sản luôn chiếm một vị trí quan trọng, hàng năm kim ngạch xuất khẩu của hàng nông, lâm sản luôn chiếm khoảng 80% tổng giá trị xuất khẩu của công ty.

Nhập khẩu :

Về thị trường nhập khẩu, công ty nhập hàng về theo nhu cầu thực tế của thị trường thông qua các đơn đặt hàng hoặc nhận ủy thác nhập khẩu cho khách hàng.

Các thị trường nhập khẩu chính của công ty bao gồm: Trung Quốc, Đài Loan, Hongkong, Thái Lan, Singapore, Ấn Độ, Hàn Quốc..

Công ty nhập khẩu các mặt hàng như:

- Đồ điện và đồ điện tử: Máy điều hòa, tủ lạnh

- Máy móc, thiết bị nguyên vật liệu dùng cho sản xuất... - Hóa chất, chất dẻo, phân bón, thuốc trừ sâu...

Có thể nói các mặt hàng nhập khẩu của công ty là rất phong phú và đa dạng .Số liệu trong Bảng 3 cho thấy kết quả nhập khẩu của công ty giai đoạn 2018 – 2020.

Bảng 3.4. Kết quả nhập khẩu của công ty giai đoạn 2018 – 2020

Đơn vị tính: 1000 USD

Chỉ tiêu 2018 2019 2020

Nhập khẩu 27000 25000 23144

Tổng KNXNK 50000 56000 65300

(Nguồn: Điều tra kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2018 – 2020

của Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Nam Việt do phòng tài chính do phòng tài chính – kế toán cung cấp)

Số liệu trong Bảng 2 cho thấy, kim ngạch nhập khẩu giảm liên tục qua các năm và năm sau do dịch covid-19 .Việc kim ngạch nhập khẩu của công ty

giảm liên tục qua các năm có thể lí giải như sau: Trong giai đoạn 2019-2020 liên tục chịu ảnh hưởng dịch bệnh covid19 trên toàn cầu, hầu hết các công việc nhập khẩu đều đình trệ đặc biệt là các mặt hàng nông sản

3.1.3.2. Các hoạt động khác của công ty

Ngoài lĩnh vực kinh doanh chính là xuất nhập khẩu hàng hóa , kể từ năm 2017 đến nay, công ty cũng phát triển mạnh về nhà hàng có quy mô lớn với những phương thức kinh doanh đa dạng. mỗi năm nhà hàng đem lại doanh thu hàng chục tỷ đồng cho công ty, góp một phần không nhỏ vào tổng thu nhập bình quân. Do nằm ở vị trí đắc địa nên nhà hàng luôn có những khách hàng nhất định và công việc làm ăn từ nhà hàng luôn phát triển mạnh.

Trong năm 2018 tổng doanh thu nhà hàng là 22 tỷ đồng , có thể nói đây là thu nhập lớn từ mảng dịch vụ của công ty

Đến năm 2019 và 2020 doanh thu từ nhà hàng liên tục giảm mạnh. Năm 2019 tổng doanh thu nhà hàng đạt 19 tỷ đồng và năm 2020 chỉ còn đạt 15 tỷ đồng trên năm. Nguyên nhân chính là do ảnh hưởng nặng nề từ dịch covid 19 nên toàn bộ nhà hàng phải dừng hoạt động trong một thời gian dài gây nên tụt giảm tổng thu nhập từ nhà hàng.

3.1.3.3. Hoạt động xuất khẩu nông sản của công ty:

- Về mặt hàng xuất khẩu của công ty:

Xuất khẩu là một hoạt động kinh doanh chính của công ty. Trong những năm vừa qua công ty đã thực hiện hai nhóm mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là nông sản và thủ công mỹ nghệ. Tuy nhiên nông sản mới chính là đối tượng mà công ty tập trung và xuất khẩu, trong đó các mặt hàng truyền thống là: gạo, lạc, tiêu, café. Công ty cũng đề ra những chính sách, chiến lược xuất khẩu để có thể cung cấp những thông tin cần thiết, đầy đủ nhất về mặt hàng xuất khẩu. Dưới đây là danh mục về hàng hóa xuất khẩu của công ty:

Gạo Lạc Hạt tiêu Café -Gạo hạt dài, độ gãy 5%, độ bóng gấp đôi, độ ẩm 14%, tạp chất 0,5%

-Gạo hạt dài, gãy 5%, độ ẩm 14%/ tạp chất 0,5% -Lạc nhân cao cấp +độ ẩm 8,5% +tạp chất tối đa 1% +số lượng hạt 180- 200 hạt/100 gam +màu trắng -Lạc nhân loại 1 +độ ẩm 8,5% +tạp chất tối đa 1% +số lượng 200-240 hạt/100 gam +màu trắng -Lạc nhân loại 2 +độ ẩm 8,5% +tạp chất tối đa 1% +số lượng hạt 204- 280 hạt/100 gam +màu trắng -Hạt tiêu đen +độ ẩm tối đa 13,5%, tạp chất tối đa 1% +độ ẩm tối đa 13,5%, tạp chất tối đa 6% +độ ẩm tối đa 13,5%, tạp chất 4% -Hạt tiêu trắng +độ ẩm tối đa 13,5%, tạp chất tối đa 0,5%

-Café đen loại 1, trên sàn 16 +tỷ lệ hạt đen và vỡ tối đa 2% +độ ẩm tối đa 12,5% +tỷ lệ tạp chất tối đa 0,5%

(Điều tra các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của công ty TNHH TM Nam Việt)

Quá trình Việt nam hội nhập nền kinh tế Quốc tế cũng làm ảnh hưởng khá nhiều đến hoạt động xuất nhập khẩu nông sản của Việt Nam nói chung và của công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Nam Việt nói riêng.

Bảng 3.6. Kết quả xuất khẩu nông sản giai đoạn 2018-2020 của công ty TNHH TM Nam Việt

Đơn vị tính: 1000USD STT Mặt hàng 2018 2019 2020 1 Gạo 5.869 6.125 5.251 Tỷ lệ tăng 98.9 104.3 85.7 2 Lạc 2.783 4.422 5.853 Tỷ lệ tăng 111.2 158.9 132.4 3 Tiêu 1.524 2.224 2.586 Tỷ lệ tăng 107.1 145.9 116.3 4 Café 1.355 1.561 2.023 Tỷ lệ tăng 113.3 115.2 129.6

(Nguồn: Điều tra tổng kết xuất nhập khẩu – do phòng xuất nhập khẩu và dịch vụ cung cấp)

Số liệu trên bảng trên cho ta thấy đến năm 2020 một số hoạt động xuất khẩu nông sản của công ty có chiều hướng đi xuống.

Về mặt hàng gạo: Hoạt động xuất khẩu gạo có được kết quả tương đối cao. Tuy nhiên, tốc độ xuất khẩu không diễn ra theo xu hướng ổn định. So với năm 2018 thì trong năm 2020 trị giá xuất khẩu lại giảm xuống chỉ còn 89,4%. Năm 2019 trị giá xuất khẩu tăng lên đến 104,3% đạt giá trị là 6,125.000 USD. Năm 2020 trị giá xuất khẩu gạo lại giảm nhưng mức độ giảm không đáng kể.

Về mặt hàng lạc, tiêu, café: Ba mặt hàng này có tốc độ phát triển khá đồng đều và ổn định qua các năm. Từ 2018 đến năm 2020, trị giá xuất khẩu của các mặt hàng đều tăng nhưng mức độ tăng không nhiều. Có thể nhìn thấy mặt hàng lạc nhân có tốc độ phát triển khá ấn tượng, do trên thế giới có ít đối thủ cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng này.

Thị trường xuất khẩu nông sản của công ty:

Hiện nay công ty mới chỉ xuất khẩu sang thị trường của một số quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á như Malayxia, Phillipin. Singapo, Indonexia và Ai cập. Điều này cho thấy phạm vi thị trường thế giới của công ty còn quá nhỏ bé. Thị trường mới chỉ có giới hạn trong khu vực, chưa vươn tới các thị trường có mức độ tiêu dùng cao cả về số lượng lẫn chất lượng như: Châu Mỹ, Nga, EU, Nhật Bản…

Trước thực tế này công ty cần phải nhanh chóng xây dựng chiến lược thích hợp để tìm kiếm, mở rộng thị trường xuất khẩu nông sản, nâng cao sức cạnh tranh của mặt hàng này trên thị trường thế giới.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP XUẤT KHẨU NÔNG SẢN CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN TM NAM VIỆT (Trang 37 -46 )

×