Những thuận lợi và khó khăn trong việc xuất nhập khẩu nông sản

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp xuất khẩu nông sản của công ty trách nhiệm hữu hạn TM nam việt (Trang 46 - 49)

của công ty TNHH TM Nam Việt

Phân tích SWOT của công ty TNHH TM Nam Việt

ĐIỂM MẠNH ĐIỂM YẾU CƠ HỘI THÁCH THỨC

 Công ty đã thành lập được 14 năm vì vậy có thị trường vững chắc  Có lượng khách hàng ổn định  Đội ngũ nhân viên nhiều kinh nghiệm  Công ty chưa có phòng marketing,  Không có nhân lực trẻ  Chiến lược kinh doanh chưa rõ ràng

 Đầu tư công nghệ ở mức độ trung bình  Tìm kiếm được nhiều khách hàng mới  Xuất khẩu ra được nhiều thị trường mới  Công ty có bề dày kinh nghiệm nên có sự tín nhiệm cao từ khách hàng

 Có sự cạnh tranh của doanh nghiệp khác

 Chính sách nhà nước thay đổi

 Dịch bệnh

- Thuận lợi

Việt nam là một đất nước nông nghiệp vì vậy trong năm 2020 tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản của Việt Nam đạt 41,2 tỷ USD nhờ vậy thặng dư

thương mại toàn phần đạt 10,4 tỷ USD, tăng 6,5% so với năm 2019 do đó việt nam nằm trong nhóm dẫn đầu Đông Nam Á và đứng 15 trên thế giới về xuất khẩu Nông, Lâm , Thủy sản

- Khó Khăn

Bên cạnh những thuận lợi kể trên thì việc xuất khẩu nông sản của công ty vẫn còn gặp phải nhiều khó khăn và hạn chế sau:

Kim ngạch xuất khẩu nông sản chưa xứng với tiềm năng: bình quân hàng năm công ty xuất khẩu được khoảng 10 triệu USD, đây là con số khá khiêm tốn so với nhu cầu của thị trường thế giới cũng như lượng sản xuất hàng nông sản trong nước và cũng nhỏ so với tổng vốn kinh doanh của công ty.

Chất lượng nông sản còn thấp: chất lượng hàng nông sản xuất khẩu của công ty ra thị trường thế giới còn thua kém so với các nước khác dẫn đến khả năng cạnh tranh còn thấp và giá bán không cao, tỷ lệ nông sản xuất khẩu đã qua chế biến của công ty chỉ vào 20%. Bên cạnh đó công tác bảo quản hàng hóa không được đảm bảo một cách tốt nhất. Hiện nay thì phần lớn các kho bảo quản hàng của công ty đều ở trong tình trạng cũ kỹ, thiếu phương tiện bảo quản tốt không những thế giá khi lưu kho ngày càng tăng. Những điều này cũng ít nhiều ảnh hưởng đến năng lực xuất khẩu nông sản của công ty.

Thêm một khó khăn nữa là công ty thiếu các bạn hàng lớn và ổn định: HIện nay phần lớn các bạn hàng của công ty là các bạn hàng trung gian và nhỏ lẻ, vì vậy nó không mang lại tính ổn định lâu dài cho hoạt động kinh doanh xuất khẩu nông sản của công ty và đặc biệt là hoạt động đẩy mạnh xuất khẩu nông sản của công ty trong các năm tới.

Thêm vào đó công ty cũng còn thiếu các nguồn hàng tiềm năng: Đây là nguồn hàng có thể cung cấp cho công ty những mặt hàng nông sản khối lượng lớn và có chất lượng cao, ổn định. Vì thế công ty thường gặp khó khăn khi thực hiện các hợp đồng lớn nên sẽ làm cản trở việc tăng kim ngạch xuất khẩu nông sản của công ty trong tương lai.

Về mối quan hệ của công ty với người sản xuất cũng chưa thực sự tốt, thường thì công ty mua hàng qua trung gian nên giá thành bị đẩy cao và thường xuyên bị những người này ép giá nhất là trong những thời điểm nhạy cảm. Điều này cũng làm giảm năng lực cạnh tranh của công ty trong hoạt động xuất khẩu nông sản.

Ví dụ, mặt hàng gạo:

- Thứ nhất: Chất lượng gạo mà công ty thu mua được đã có sự cải thiện nhưng mới chỉ tính theo chỉ tiêu chung đó là tỉ lệ tấm trong gạo, chẳng hạn như gạo tấm 5%, chưa có những loại hàng ngon có chất lượng đặc trưng phù hợp với thị hiếu của từng khu vực thị trường nhất là thị trường khó tính như thị trường Nhật Bản.

- Thứ hai: Giá gạo của công ty mặc dù thấp hơn giá gạo của các công ty của Thái Lan khoảng 30 USD/tấn nhưng là do phẩm chất kém hơn, không ổn định, không đồng nhất về quy cách phẩm chất trong từng lô gạo, chưa có thương hiệu cho sản phẩm.

-Nguyên nhân:

Công ty chưa khai thác hết tiềm lực bên trong và những lợi thế kinh doanh để tập trung đẩy mạnh xuất khẩu cũng như nâng cao năng lực xuất khẩu nông sản của mình. Không chỉ vậy việc đầu tư cho vấn đề tạo nguồn hàng, xây dựng các cơ sở chế biến nông sản xuất khẩu còn yếu kém và nhỏ lẻ, cụ thể hơn là công ty chưa có chiến lược thích hợp để đầu tư đẩy mạnh hoạt động này.

Một nguyên nhân nữa là tình trạng yếu kém chung của ngành chế biến nông sản xuất khẩu của cả nước và lĩnh vực chế biến nông sản xuất khẩu của công ty cũng không nằm ngoài tình trạng trên. Các cơ sở chế biến nông sản xuất khẩu của công ty rơi vào tình trạng trang thiết bị kỹ thuật cũ kỹ, trình độ chế biến, bảo quản, chưa cao, nhiều kho chứa để bảo quản hàng nông sản của công ty ở vào tình trạng dột nát, ẩm ướt nên ảnh

hưởng rất nhiều đến chất lượng nông sản xuất khẩu của công ty. Không chỉ thế công tác nghiên cứu thị trường và xúc tiến nguồn hàng cũng chưa được đẩy mạnh.

Cơ cấu tổ chức kinh doanh xuất khẩu nông sản còn thiếu và chưa hợp lý. Hiện nay công ty chưa có phòng Marketing chuyên trách do đó mỗi phòng nghiệp vụ phải tự đảm nhiệm công việc này làm tăng chi phí và giảm hiệu quả, các phòng nghiệp vị chưa có sự chuyên môn rõ ràng nên có sự chồng chéo trong việc kinh doanh cùng một mặt hàng gây cạnh tranh nội bộ.

Về vấn đề nhân sự, đội ngũ kinh doanh xuất khẩu nông sản còn c ó tư tưởng trông chờ, thiếu cán bộ có tri thức hiện đại về kỹ thuật nghiệp vụ, ngoại ngữ và tin học, các lĩnh vực mới để tăng hiệu quả của hoạt động xuất khẩu nông sản, góp phần tích cực vào sự phát triển của công ty.

Ngoài ra những năm qua tình hình thị trường nông sản trong nước và thế giới cũng có ít nhiều biến động, thị trường trong nước thì kinh doanh nông sản lộn xộn xảy ra tình trạng tranh mua tranh bán làm giá cả biến động thất thường, thị trường thế giới về cơ bản đã được phân chia, cạnh tranh gay gắt và mấy năm gần đây cung nông sản thế giới lại vượt quá cầu dẫn đến giá cả giảm xuống gây khó khăn cho hoạt động xuất khẩu nông sản của công ty.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp xuất khẩu nông sản của công ty trách nhiệm hữu hạn TM nam việt (Trang 46 - 49)