Điều trị tăng huyết áp cấp cứu:

Một phần của tài liệu XUẤT HUYẾT NÃO MÀNG NÃO SỚM(XUẤT HUYẾT TRONG VÀ QUANH NÃO THẤT) (Trang 55 - 56)

D. CẬN LÂM SÀNG:

2. Điều trị tăng huyết áp cấp cứu:

- Thở oxy, nằm đầu cao, thông đường thở nếu có: khó thở, hôn mê, co giật - Thiết lập đường truyền tĩnh mạch, giảm huyết áp bằng đường tĩnh mạch - Chống co giật(nếu có)

- Thuốc hạ áp:

+ Nifedipine: được chỉ định đầu tiên trong đìều trị cơn cao huyết áp, ngoại trừ xuất huyết nội sọ

Liều: 0,25-0,5 mg/kg/liều ngậm dưới lưỡi/ bơm hậu môn

Lặp lại sau 30 phút nếu chưa đáp ứng, sau đó duy trì mỗi 3 - 4 h à Nếu thất bại với Nifedipine dùng: Nitroprusside hoặc Labetolol

+ Nitroprusside: thuốc dãn mạch Liều: 0,5-10 ug/kg/ph truyền tĩnh mạch

+ Furosemid: được dùng trong tăng huyết áp do viêm cầu thận cấp, bệnh thận cấp hay mãn tính khác, hay suy tim ứ huyết đi kèm

Liều: 1 - 2mg/kg/liều, nếu chưa đáp ứng lặp lại sau 2h à duy trì bằng đường

tiêm hay uống trong 24h: liều 1 mg/kg mỗi 4-6 h

* Đánh giá sau 60 phút nếu HA không giảm dưới 25% so với ban đầu và còn triệu chứng:

- Tìm và điều trị các yếu tố góp phần làm tăng huyết áp: co giật, sốt cao... - Dùng các thuốc hạ áp khác:

+ Hydralazine: thuốc dãn mạch

Liều: 0,1 - 0,5 mg/kg/liều (TMC), lặp lại sau 20 phút nếu chưa đáp ứng à duy trì mỗi 3 - 6 h.

Nên dùng thêm lợi tiểu để giảm tác dụng giữ nước của thuốc

+ Labetolol: có thể dùng ngay nếu tăng huyết áp kèm xuất huyết nội sọ, bệnh não do cao huyết áp, liên quan đến phẫu thuật

Liều: 0,25 mg/kg (TMC trong 2 phút). Sau 15 phút không hiệu quả cho tiếp liều 0,5 mg/kg(tổng liều không quá 4 mg/kg)

Phác đồ điều trị 2013 Khoa Nhi

3.Điều trị tăng huyết áp nhẹ hay mãn tính:

Một phần của tài liệu XUẤT HUYẾT NÃO MÀNG NÃO SỚM(XUẤT HUYẾT TRONG VÀ QUANH NÃO THẤT) (Trang 55 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)