Đánh giá chung

Một phần của tài liệu 40c5dbdbfd9eadddBáo cáo thuyết minh tổng hợp (Trang 27 - 29)

II. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ, XÃ HỘI

2.5. Đánh giá chung

Với đặc thù là một huyện đồng bằng ven biển, Quảng xương có những lợi thế và khó khăn như sau:

2.5.1. Thuận lợi

- Huyện Quảng Xương có vị trí địa lý thuận lợi, giáp ranh thành phố Thanh Hóa trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị, khoa học kỹ thuật của tỉnh. Nằm ở vị trí trung tâm 5 khu công nghiệp lớn của tỉnh. Có đường Quốc lộ 1A chạy qua tạo cơ hội thuận lợi để Quảng Xương đẩy mạnh phát triển kinh tế, khai thác nguồn lợi từ bên trong, giao lưu kinh tế - khoa học - văn hóa với bền ngoài đặc biệt là tiêu thụ những sản phẩm lợi thế của huyện.

- Là huyện đồng bằng ven biển, Quảng Xương có hệ động, thực vật phong phú đặc biệt là thủy sản nước lợ. Huyện có đồng bằng, có biển, có sông nước lợ là điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế sản xuất hàng hóa nông ngư nghiệp. Vùng biển huyện Quảng Xương có diện tích bãi triều rộng, ngoài ra vùng ven biển còn có nhiều hồ, đầm đây là một điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng diện tích

Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa

Báo cáo thuyết minh tổng hợp 23

nuôi trồng thủy sản xuất khẩu. Phía Nam huyện có cửa biển Lạch Ghép đã và đang xây dựng cảng cá lớn của tỉnh.

- Sông Yên chảy ở phía Đông Nam huyện là nơi cung cấp đủ nước tưới quanh năm cho sản xuất nông nghiệp của toàn vùng. Trong huyện có một hệ thống sông lạch nước lợ chằng chịt tạo thuận lợi để hình thành và phát triển giao thông thủy và nghề đánh cá sông, nuôi trồng thủy sản nước lợ.

- Các khu, điểm du lịch đã được quy hoạch, đầu tư phát triển đang ngày càng được khai thác có hiệu quả làm thay đổi bộ mặt kinh tế của huyện.

- Cơ chế chính sách đầu tư có nhiều thay đổi theo hướng thông thoáng và cởi mở hơn trong việc thực hiện các công trình đầu tư tại địa phương đặc biệt là các lĩnh vực giao thông, thủy lợi.

- Là cửa ngõ quan trọng, tác động trực tiếp đến quá trình xây dựng và phát triển khu kinh tế tổng hợp Nghi Sơn.

- Các lĩnh vực văn hóa - xã hội đạt được nhiều tiến bộ, đời sống nhân dân từng bước được cải thiện, an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội được đảm bảo, an ninh quốc phòng được giữ vững.

- Con người Quảng Xương cần cù trong lao động, năng động trong công việc làm, hoạt bát trong ứng xử, thông minh trong học hành, thắm thiết đối với quê hương. Đó là nguồn lực quan trọng nhất trong quá trình xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa. Người dân trong huyện cũng thể hiện khả năng tiết kiệm khi thu nhập tăng lên để tái đầu tư, điều đó tạo cơ sở cho việc hình thành vốn bền vững trong tương lai.

2.5.2. Khó khăn, hạn chế

- Quảng Xương là huyện đồng bằng ven biển tỉnh Thanh Hóa, tuy nhiên lại có điểm yếu là địa hình bị chia cắt bởi rất nhiếu sông, lạch. Sự chia cắt này làm hạn thế việc giao lưu giữa các vùng trong huyện. Xây dựng và phát triển giao thông đường bộ phải đầu tư xây dựng qua nhiều sông, đỏi hỏi vốn lớn, công việc đầu tư khó khăn.

- Mật độ dân cư huyện Quảng Xương tương đối cao. Bình quân đất nông nghiệp trên một lao động thấp. Điều này dẫn đến lao động bị dư thừa trong nông thôn huyện Quảng Xương cao gây sức ép rất lớn trong việc giải quyết công ăn việc làm trong hiện tại và tương lai. Tỷ lệ dân số ở nông thôn lớn, chủ yếu sống dựa vào nông nghiệp, quá trình đô thị hóa diễn ra khá mạnh trong giai đoạn tới khi mà các khu thị tứ, thị trấn phát triển làm diện tích đất nông nghiệp trên đầu người giảm xuống nhanh nhất là ở khu đô thị mới, trong khi việc chuẩn bị cho việc thay đổi nghề nghiệp của lao động còn hạn chế. Mặc dù lực lượng lao động dồi dào song trình độ chuyên môn, tay nghề của người lao động còn thấp.

- Sản xuất nông nghiệp vẫn còn manh mún, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi chưa mang lại hiệu quả cao.

Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa

Báo cáo thuyết minh tổng hợp 24

- Tiến độ quy hoạch một số khu đô thị, dự án chậm, thực hiện đầu tư quy hoạch chưa đồng bộ.

- Môi trường nông thôn huyện Quảng Xương đáng lo ngại. Hầu như các xã trên địa bàn huyện không có hệ thống thu gom và xử lý nước thải. Nước sinh hoạt sau khi sử dụng thải trực tiếp ra môi trường xung quanh. Không những thế nhiều cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp, làng nghề chưa có hệ thống xử lý nước thải gây ô nhiềm môi trường.

- Các khu dân cư thôn xóm, các trang trại chăn nuôi trên huyện thường liền kề nhau gây mất vệ sinh và ô nhiễm môi trường. Nguồn nước sinh hoạt của nhân dân nông thôn chủ yếu là nước giếng khoan, giếng khơi ở tầng nước nông rất hay bị nhiễm bẩn không đủ tiêu chuẩn nước sạch dùng cho sinh hoạt. Việc đầu tư xây dựng hệ thống cấp thoát nước cho toàn bộ nông thôn huyện Quảng Xương đòi hỏi tiền đầu tư lớn và nhiều thời gian. Trong khi đó mục tiêu của chiến lược phát triển kinh tế tỉnh Thanh Hóa là “Xây dựng hệ thống cung cấp nước sạch cho dân sinh và phát triển kinh tế xã hội. Phấn đấu đến năm 2020 có 90% dân số ở nông thôn và 100% dân số thành thị được sử dụng nước sạch” điều này là một thách thức lớn đối với huyện Quảng Xương.

Một phần của tài liệu 40c5dbdbfd9eadddBáo cáo thuyết minh tổng hợp (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(185 trang)