Định hướng sử dụng đất theo khu chức năng

Một phần của tài liệu 40c5dbdbfd9eadddBáo cáo thuyết minh tổng hợp (Trang 60 - 62)

I. ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG ĐẤT

1.3. Định hướng sử dụng đất theo khu chức năng

a. Khu chuyên trồng lúa nước

Quá trình hội nhập và tái cơ cấu nền kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa sẽ làm nảy sinh mâu thuẫn ngày càng gay gắt giữa việc bảo vệ diện tích đất trồng lúa với việc phát triển đô thị, công nghiệp, dịch vụ, xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

Trong những năm tới, trên cơ sở chỉ tiêu diện tích đất trồng lúa được phân bổ cần luận chứng cụ thể để lựa chọn những khu vực đất trồng lúa nước có hiệu quả sử dụng thấp nhất để chuyển sang các mục đích khác như xây dựng và phát triển các đô thị, khu dân cư nông thôn, cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ du lịch, xây dựng các công trình công cộng,... Phần diện tích còn lại cần khoanh định và giao cho các cấp chính quyền địa phương và người dân để quản lý, bảo vệ nghiêm ngặt và sử dụng ổn định, lâu dài nhằm đảm bảo an ninh lương thực.

Ổn định địa bàn sản xuất lúa gắn với đầu tư hoàn thiện kết cấu hạ tầng, nhất là hệ thống công trình thủy lợi phân ranh mặn, ngọt; nạo vét hệ thống kênh mương bị bồi lắng; phát triển hệ thống trạm bơm điện vừa và nhỏ; từng bước thực hiện kiên cố hóa kênh mương (gia cố bờ kênh, xây dựng cống, đập, trạm bơm); thực hiện điều chỉnh cơ cấu mùa vụ phù hợp phù hợp với điều kiện sinh thái của từng tiểu vùng.

Căn cứ vào quỹ đất canh tác còn lại sau khi chuyển đổi mục đích, diện khu vực chuyên trồng lúa đến năm 2030 có khoảng 5.104,58 ha.

b. Khu vực chuyên trồng cây lâu năm

Khu vực chuyên trồng cây công nghiệp lâu năm huyện chưa hình thành vùng chuyên canh mà phân bố nhỏ lẻ quy mô tại các hộ gia đình phân rải rác trên địa bàn toàn huyện.

Căn cứ vào quỹ đất canh tác còn lại sau khi chuyển đổi mục đích, diện tích đất trồng lúa đến năm 2030 có khoảng 499,22 ha.

c. Khu vực rừng sản xuất

- Khu vực rừng sản xuất: Phân bố trên các xã Quảng Thạch, Quảng Phúc, Quảng Trường, Tiên Trang, Quảng Nham. Dự kiến diện tích đất rừng sản xuất đến năm 2030 của huyện Quảng Xương khoảng 94,97 ha.

Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa

Báo cáo thuyết minh tổng hợp 56

c. Khu vực công nghiệp, cụm công nghiệp

- Khu công nghiệp: Dự kiến phát triển Khu công nghiệp mới trên địa bàn xã Quảng Lộc, Quảng Lưu

- Cụm công nghiệp: tiếp tục đầu tư xây dựng các cụm công nghiệp như Cụm công nghiệp Tiên Trang; Cụm công nghiệp Nham - Thạch; Cụm công nghiệp Cống Trúc; Cụm công nghiệp Quảng Yên; Cụm công nghiệp Quảng Ngọc và Cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp Nghề Cói và Cụm công nghiệp, Tân Trạch tại thị trấn Tân Phong và xã Quảng Trạch.

Dự kiến đến năm 2030 toàn huyện có 827,10 ha khu vực công nghiệp, cụm công nghiệp, chiếm 4,74% tổng diện tích tự nhiên.

d. Khu đô thị - thương mại - dịch vụ

Định hướng đến năm 2030 huyện Quảng Xương thành lập thị xã Quảng Xương với khu vực nội thị bao gồm: thị trấn Tân Phong, Quảng Bình, Quảng Chính, Quảng Đức, Quảng Giao, Quảng Hải, Quảng Lộc, Quảng Lưu, Quảng Ninh, Quảng Nham, Quảng Nhân, Quảng Thạch, Quảng Thái, Quảng Trung và Tiên Trang, Quảng Trạch, Quảng Yên và Quảng Ngọc.

Dự kiến đến năm 2030 diện tích đất khu đô thị - thương mại - dịch vụ có khoảng 3.887,70 ha, chiếm 22,28% tổng diện tích tự nhiên.

e. Khu du lịch

Ưu tiên phát triển các sản phẩm di lịch chất lượng cao như: du lịch biển chất lượng cao, nghĩ dưỡng, du lịch văn hóa tham gian các di tích, danh thắng. Xây dựng và hình thành khu du lịch sinh thái nghĩ dưỡng biển từ bình dân đến cao cấp, tổ chức sự kiện tại các khu có bãi biển đẹp, thuận lợi về giao thông nhu khu vực các xã Quảng Hải, Quảng Lưu, Quảng Lợi, Quảng Thái; du lịch văn hóa cộng đồng tại cá khu vực làng nghề, làng chài vùng ven biển xã Quảng Nham, du lịch nghĩ dưỡng tắm khoáng nóng, tắm bùn tại xã Quảng Yên. Liên kết với các địa phương lân cận mở các tuyến du lịch nối Quảng Xương với thành phố Thanh Hóa, Tp Sầm Sơn và các điểm du lịch khác trong tỉnh.

Đến cuối năm 2030 toàn huyện có 1.500 ha đất khu du lịch, chiếm 8,60% tổng diện tích tự nhiên.

f. Khu ở, làng nghề, sản xuất phi nông nghiệp nông thôn

Định hướng phát triển thị xã với khu vực ngoại thị bao gồm các xã: Quảng Yên, Quảng Trạch, Quảng Hòa, Quảng Ngọc, Quảng Văn, Quảng Phúc, Quảng Trường.

Dự kiến khu ở, làng nghề, sản xuất phi nông nghiệp nông thôn trên địa bàn huyện có 903,06 ha, chiếm 5,18% tổng diện tích tự nhiên.

Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa

Báo cáo thuyết minh tổng hợp 57

Một phần của tài liệu 40c5dbdbfd9eadddBáo cáo thuyết minh tổng hợp (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(185 trang)