III. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT KỲ TRƯỚC
3.2. Đánh giá những mặt được, những tồn tại và nguyên nhân của tồn tại trong thực hiện
trong thực hiện quy hoạch sử dụng đất kỳ trước.
3.2.1. Những mặt được
a) Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã trở thành công cụ để Nhà nước thống nhất quản lý về đất đai
Công tác quản lý đất đai theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ngày càng đi vào thực chất, góp phần tích cực cho việc sử dụng đất hợp lý và hiệu quả. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã trở thành một trong những căn cứ pháp lý quan trọng để Nhà nước thực hiện thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, điều tiết thị trường đất đai.
Thông qua công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, nhận thức về vị trí, vai trò và ý thức chấp hành quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của các cấp chính quyền và người sử dụng đất được nâng lên; công tác quản lý đất đai theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ngày càng đi vào thực chất; việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã tuân thủ các nguyên tắc, căn cứ, trình tự, nội dung mà pháp luật đất đai quy định; việc giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đã cơ bản bám sát và tuân thủ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; từng
Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa
Báo cáo thuyết minh tổng hợp 48
bước khắc phục được tình trạng giao đất, cho thuê đất trái thẩm quyền, không đúng đối tượng.
b) Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tạo sự chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất gắn với quá trình chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế, chuyển dịch cơ cấu lao động và đảm bảo quốc phòng, an ninh.
Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã phân bổ nguồn lực đất đai cơ bản đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh. Thông qua quy hoạch sử dụng đất, cơ cấu sử dụng đất được chuyển đổi phù hợp với quá trình chuyển dịch cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế, chuyển dịch kinh tế lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp, dịch vụ, đã tạo điều kiện thúc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trong nông nghiệp, nông thôn phù hợp với nền kinh tế thị trường.
Việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã tạo quỹ đất cho các ngành, lĩnh vực phát triển, thực hiện có kết quả những mục tiêu, nhiệm vụ trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của huyện, góp phần khôi phục, bảo vệ và phát triển rừng, phát triển công nghiệp, dịch vụ, xây dựng kết cấu hạ tầng, chỉnh trang và phát triển đô thị.
c) Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất góp phần đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và xây dựng nông thôn mới
Đất dành cho phát triển các cơ sở sản xuất kinh doanh, xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển đô thị và xây dựng nông thôn mới tiếp tục được mở rộng đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh quá trình đô thị hoá, công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn và rút ngắn khoảng cách giầu nghèo giữa các vùng kinh tế, đô thị và nông thôn.
d) Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất góp phần tạo việc làm và giải quyết các vấn đề an sinh xã hội
Việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là cơ sở để triển khai thực hiện các chính sách, pháp luật về đất đai, tạo việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho nhân dân.
Sự tham gia của người dân trong công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã từng bước phát huy được tính dân chủ, công khai, minh bạch, hạn chế được những tiêu cực trong công tác quản lý đất đai, góp phần ổn định tình hình chính trị - xã hội.
đ) Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên đất đai góp phần làm tăng giá trị của đất, đưa đất đai trở thành nguồn lực quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương
Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa
Báo cáo thuyết minh tổng hợp 49
đai, làm cho việc sử dụng đất đai ngày càng tiết kiệm và đạt được hiệu quả cao. Nguồn thu từ đất trở thành nguồn lực quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đóng góp đáng kể vào tăng trưởng kinh tế và tăng thu ngân sách.
e) Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã góp phần đảm bảo mục tiêu an ninh lương thực; nâng cao độ che phủ của rừng; cải tạo và bảo vệ đất, giảm suy thoái đất; bảo tồn sự đa dạng sinh học; bảo vệ môi trường và phát triển bền vững; giảm nhẹ thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu
Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã đóng góp tích cực vào khôi phục và bảo vệ rừng. Diện tích rừng phòng hộ cơ bản được giữ hợp lý; diện tích đất chưa sử dụng của tỉnh từng bước được khai thác đưa vào sử dụng vừa đảm bảo yêu cầu cân bằng hệ sinh thái và bảo vệ môi trường, giảm nhẹ thiên tai.
3.2.2. Những mặt tồn tại
- Về cơ bản nhiều chỉ tiêu sử dụng đất đạt kế hoạch đề ra. Tuy nhiên trong nhóm đất phi nông nghiệp một số chỉ tiêu sử dụng đất thực hiện đạt tỷ lệ thấp như: đất cơ sở thể dục - thể thao, giáo dục - đào tạo, đất bãi thải, xử lý chất thải, đất ở tại đô thị, đất nghĩa trang, nghĩa địa, đất cơ sở sản xuất kinh doanh, đất đô thị.
- Nhu cầu sử dụng đất cho các ngành, lĩnh vực trong phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chưa đáp ứng đầy đủ cho phương hướng, mục tiêu và tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
- Quy mô, vị trí sử dụng đất của một số công trình, dự án còn chưa chính xác do thay đổi nhu cầu sử dụng đất của ngành, lĩnh vực và nhu cầu của các nhà đầu tư.
- Còn thiếu tính đồng bộ giữa quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng; quy hoạch đô thị, khu dân cư, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, quy hoạch xây dựng nông thôn mới chưa thống nhất và tuân thủ theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
- Việc quản lý, thực hiện quy hoạch sử dụng đất sau khi được xét duyệt chưa có chế tài, công cụ đủ mạnh; tình trạng lấn chiếm, chuyển mục đích sử dụng đất không theo quy hoạch chưa được phát hiện và xử lý kịp thời; việc điều chỉnh hoặc hủy bỏ những nội dung quy hoạch không còn phù hợp với thực tế chưa được coi trọng, chấp hành không nghiêm túc, đầy đủ theo quy định.
- Việc quản lý đất đai theo quy hoạch, kế hoạch chưa thật sự trở thành yêu cầu bắt buộc đối với các cơ quan, tổ chức và chưa trở thành ý thức của người quản lý, chưa gắn với trách nhiệm của từng cấp, chưa đáp ứng được yêu cầu của công tác quản lý nhà nước về đất đai. Việc quản lý, thực hiện quy hoạch sử dụng đất sau khi được phê duyệt chưa được coi trọng thực hiện. Các quyền của người sử
Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa
Báo cáo thuyết minh tổng hợp 50
dụng đất trong phạm vi quy hoạch ở nhiều nơi còn bị vi phạm (không được cấp Giấy chứng nhận, không được sửa chữa nhà ở).
- Thiếu các giải pháp có tính khả thi để thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, trong đó có hai khâu quan trọng là không cân đối đủ nguồn vốn cho xây dựng hạ tầng và sự bất cập trong công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất dẫn đến các công trình, dự án thường kéo dài tiến độ thực hiện. Nhiều dự án sau khi giải phóng mặt bằng còn bị bỏ hoang hóa nhiều năm trong khi người dân thiếu đất sản xuất.
3.2.3. Nguyên nhân
a. Quy định của pháp luật đất đai và pháp luật có liên quan về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất còn chưa đồng bộ
- Luật Đất đai đã có quy định về trách nhiệm tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nhưng còn thiếu những chế tài đủ mạnh để xử lý các trường hợp vi phạm.
- Quy định về thời điểm triển khai lập quy hoạch, kế hoạch chưa phù hợp với thời điểm công bố chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội từng địa phương, trong khi nguyên tắc lập quy hoạch sử dụng đất lại căn cứ vào chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đã dẫn đến tình trạng không có cơ sở pháp lý khi triển khai lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
- Quy định thời hạn hoàn thành việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trong năm cuối của kỳ quy hoạch trước đó gây khó khăn, áp lực cho các địa phương về nhân lực, vật lực, thời gian, tiến độ để thực hiện.
b. Công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy hoạch chưa đáp ứng yêu cầu
- Việc quản lý đất đai theo quy hoạch, kế hoạch chưa thật sự trở thành yêu cầu bắt buộc đối với các cơ quan, tổ chức và chưa trở thành ý thức của người quản lý, chưa gắn với trách nhiệm của từng cấp, chưa đáp ứng được yêu cầu của công tác quản lý nhà nước về đất đai.
- Công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chưa thực sự nghiêm túc, đặc biệt là việc quản lý, sử dụng đất theo các chỉ tiêu quy hoạch đã được phê duyệt. Công tác giám sát mới chỉ chủ yếu thông qua báo cáo của các cơ quan chuyên môn, thiếu tính thực tiễn; các phương tiện kỹ thuật, công cụ phục vụ cho công tác giám sát còn lạc hậu,... Việc ứng dụng công nghệ cao trong việc giám sát quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất các cấp nhằm đảm bảo tính khách quan chưa làm được.
Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa
Báo cáo thuyết minh tổng hợp 51
- Thời gian các tổ chức kinh tế lập dự án đầu tư và lập hồ sơ đất đai thực hiện chậm đã làm ảnh hưởng đến kết quả thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch sử dụng đất hàng năm. Một số hạng mục công trình đã có trong chỉ tiêu kế hoạch sử dụng đất hàng năm nhưng cơ quan chủ đầu tư chưa lập xong dự án và hồ sơ đất đai, vì vậy trong năm đó không thực hiện được chỉ tiêu kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt và phải chuyển sang năm sau.