Điểm yếu: Đoàn đánh giá ngoài đồng ý nhà trường không có điểm yếu 3 Kế hoạch cải tiến chất lượng

Một phần của tài liệu 2021_02_19__264-SGDDT-KTQLCLGD__BC_c759ca27d5 (Trang 48 - 52)

V. Tiểu chuẩn 5: Hoạt động và kết quả nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ

2. Điểm yếu: Đoàn đánh giá ngoài đồng ý nhà trường không có điểm yếu 3 Kế hoạch cải tiến chất lượng

Đoàn nhất trí với kế hoạch cải tiến của nhà trường: Năm học 2020-2021 và các năm học tiếp theo, nhà trường duy trì thực hiện tốt công tác kiểm tra rà soát cơ sở vật chất, tham mưu phòng Giáo dục và Đào tạo có kế hoạch sửa chữa, bảo dưỡng, bổ sung thay thế kịp thời các thiết bị dạy học, đồ dùng đồ chơi bị hỏng, đảm bảo an toàn cho các hoạt động của trẻ, sử dụng có hiệu quả khối công trình và các trang thiết bị của nhà trường hiện có. Xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng để tham mưu với cơ quan quản lý giáo dục cấp trên cử cán bộ quản lý, giáo viên được tham gia lớp bồi dưỡng tư vấn tâm lý, bố trí sắp xếp phòng tư vấn tâm lý phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường.

4. Những nội dung chưa rõ: Không 5. Đánh giá quy định: Không đạt . 5. Đánh giá quy định: Không đạt .

Khoản 5- Điều 22. Trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá, nhà

trường hoàn thành tất cả các mục tiêu theo phương hướng, chiến lược phát triển nhà trường.

1. Điểm mạnh

Đoàn đồng ý với điểm mạnh nhà trường xác định là: Trong 5 năm liên tiếp, nhà trường đã duy trì, phấn đấu hoàn thành các mục tiêu theo phương hướng chiến lược phát triển nhà trường, đủ điều kiện đề nghị đánh giá, công nhận trường Mầm non đạt chuẩn Quốc gia Mức độ 2 và kiểm định chất lượng giáo dục Mức độ 3. Đồng thời đã xây dựng kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường giai đoạn 2020-2025 và tầm nhìn đến năm 2030”. Đoàn đánh giá ngoài đồng ý với điểm mạnh mà nhà trường đưa ra.

2. Điểm yếu: Đoàn đánh giá ngoài đồng ý nhà trường không có điểm yếu. 3. Kế hoạch cải tiến chất lượng 3. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Đoàn đồng ý với Kế hoạch cải tiến chất lượng: Năm học 2020-2021 và các năm tiếp theo, nhà trường tiếp tục duy trì, nâng cao chất lượng các tiêu chí trong quy định đánh giá trường Mầm non đạt chuẩn Quốc gia Mức độ 2 và kiểm định chất lượng giáo dục Mức 3. Xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học sát với thực tế của nhà trường, địa phương, đề ra giải pháp phù hợp, có hiệu quả, nhằm thực hiện tốt các mục tiêu trong lộ trình Kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường giai đoạn 2020-2025 và tầm nhìn đến năm 2030, nâng cao chất lượng chất lượng đội ngũ, chất lượng chăm sóc, giáo dục. Hoàn thành các mục tiêu trong phương hướng chiến lược phát triển nhà trường đã đề ra”.

4. Những nội dung chưa rõ: Không 5. Đánh giá tiêu chí: Đạt Mức 4 5. Đánh giá tiêu chí: Đạt Mức 4

Khoản 6- Điều 22. Trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá, nhà

các trường có điều kiện kinh tế - xã hội tương đồng, được các cấp có thẩm quyền và cộng đồng ghi nhận.

1. Điểm mạnh

Nhất trí với điểm mạnh của nhà trường xác định là: Từ năm học 2016- 2017 tính đến thời điểm đánh giá, kết quả giáo dục và các hoạt khác của nhà trường luôn đạt chỉ tiêu đề ra, trong đó có 02 năm kết quả vượt trội so với các trường có điều kiện kinh tế- xã hội tương đồng. Nghiêm túc thực hiện các hoạt động do phòng Giáo dục và Đào tạo tổ chức: Năm học 2017-2018 đạt giải khuyến khích toàn đoàn hội thi Bé với tiếng hát dân ca; năm học 2018-2019 đạt giải ba toàn đoàn hội thi Bé khỏe- Tài năng cấp thành phố.

2. Điểm yếu

Đoàn đánh giá ngoài đồng ý nhà trường không có điểm yếu.

3. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Đoàn nhất trí với Kế hoạch cải tiến chất lượng là: Năm học 2020-2021 và trong các năm học tiếp theo, nhà trường tiếp tục chỉ đạo việc đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học theo quan điểm “Lấy trẻ làm trung tâm”. Chỉ đạo rà soát, lựa chọn nội dung kế hoạch dạy học tích cực phù hợp với đối tượng trẻ. Ứng dụng có hiệu quả các phương pháp giáo dục tiên tiến hiện đại như: Phương pháp giáo dục Montessori của nước Ý. Tăng cường các hoạt động thực hành, trải nghiệm, hoạt động giao lưu tập thể. Đổi mới công tác quản lý, nâng cao chất lượng giáo dục thông qua cam kết chất lượng chăm sóc, giáo dục. Lấy chất lượng chăm sóc giáo dục làm cơ sở để đánh giá xếp loại cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên. Phấn đấu năm học 2020-2021 và các năm tiếp theo, duy trì kết quả giáo dục và các hoạt động khác vượt trội so với các trường có điều kiện kinh tế - xã hội tương đồng.

4. Những nội dung chưa rõ: Không 5. Đánh giá tiêu chí: Đạt Mức 4 5. Đánh giá tiêu chí: Đạt Mức 4

Đánh giá chung:

- Điểm mạnh cơ bản của trường:

Nhà trường tổ chức thực hiện có hiệu quả việc phát triển Chương trình giáo dục Mầm non do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Ứng dụng các phương pháp giáo dục tiên tiến, hiện đại trong khu vực và trên thế giới phù hợp với đối tượng trẻ, điều kiện thực tiễn của đơn vị và địa phương, chương trình cơ bản thúc đẩy được sự phát triển toàn diện của trẻ. Chất lượng đội ngũ của đơn vị được đánh giá cao, tỉ lệ giáo viên được đánh giá đạt chuẩn nghề nghiệp mức Khá vượt so với yêu cầu của tiêu chí. Diện tích sân vườn, diện tích sân chơi đảm bảo, được quy hoạch, thiết kế phù hợp; môi trường giáo dục trong và ngoài lớp an toàn, thân thiện, phù hợp với độ tuổi phát huy được tư duy và tính sáng tạo của trẻ giúp trẻ phát triển toàn diện. Khối công trình của nhà trường được xây dựng kiên cố; diện tích khuôn viên rộng, bằng phẳng, diện tích các công trình đảm bảo theo quy định Điều lệ trường mầm non. Các khối, phòng có đầy đủ các thiết bị,

được sắp xếp hợp lý, khoa học. Công tác chỉ đạo đổi mới phương pháp giảng dạy, xây dựng môi trường giáo dục cũng như phát triển Chương trình giáo dục mầm non được quan tâm thực hiện đạt hiệu quả.

- Điểm yếu cơ bản của trường: Việc cho trẻ làm quen với Tiếng Anh nhằm phát triển Chương trình giáo dục mầm non chưa thực hiện trong năm học 2020-2021.

- Kiến nghị đối với trường: Nhà trường tiếp tục chỉ đạo việc đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học theo quan điểm “Lấy trẻ làm trung tâm”. Chỉ đạo rà soát, lựa chọn nội dung kế hoạch dạy học tích cực phù hợp với đối tượng trẻ. Ứng dụng có hiệu quả các phương pháp giáo dục tiên tiến hiện đại Montessori của nước Ý. Tăng cường các hoạt động thực hành, trải nghiệm, hoạt động giao lưu, hoạt động nhóm, phát triển tư duy trong hầu hết tất cả các môn học để nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ.

Phần III: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Trên đây là toàn bộ quá trình đánh giá ngoài đối với trường Mầm non San Thàng, Thành phố Lai Châu. Trong suốt quá trình làm việc các thành viên trong Đoàn đánh giá ngoài làm việc với tinh thần trách nhiệm cao, đánh giá sát các tiêu chuẩn, tiêu chí khách quan và chính xác.

Căn cứ Điều 6, Điều 34 Thông tư số 19/2018/TT-BGDĐT ngày 22/8/2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường mầm non, Đoàn đánh giá ngoài đánh giá trường Mầm non San Thàng đạt mức đáp ứng mục tiêu giáo dục như sau:

- Số lượng và tỉ lệ phần trăm (%) các tiêu chí đạt và không đạt Mức 1, Mức 2 và Mức 3:

Số tiêu chí đạt Mức 1: 25/25 tiêu chí = 100% Số lượng tiêu chí không đạt Mức 1: 0 = 0% Số tiêu chí đạt Mức 2: 25/25 tiêu chí = 100% Số lượng tiêu chí không đạt Mức 2: 0 = 0%

Số lượng tiêu chí đạt Mức 3: 19/19 tiêu chí = 100 % Số lượng tiêu chí không đạt Mức 3: 0/19 tiêu chí = 0 %

Số khoản quy định tại Điều 22 đạt: Khoản 3, Khoản 5, Khoản 6.

- Mức đánh giá của đoàn đánh giá ngoài: Trường Mầm non San Thàng đạt Mức 3. - Đề nghị Trường Mầm non San Thàng, Thành phố Lai Châu đạt kiểm định chất lượng giáo dục Cấp độ 3 và đạt chuẩn quốc gia Mức độ 2.

2. Kiến nghị:

Đoàn Đánh giá ngoài kiến nghị đối với Trường Mầm non San Thàng các nội dung cụ thể sau:

Nhà trường tiếp tục rà soát, điều chỉnh, bổ sung các mục tiêu phương hướng chiến lược của nhà trường phù hợp với yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục cấp học mầm non trong giai đoạn tới.

Tăng cường công tác tham mưu với chính quyền địa phương và cơ quan chức năng tạo các điều kiện thuận lợi để nhà trường tiếp tục thực hiện các mục tiêu của chiến lược phát triển nhà trường. Tiếp tục đầu tư bổ sung các trang thiết bị hiện đại phục vụ hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục trẻ, đáp ứng yêu cầu đổi mới của giáo dục mầm non.

Trong các năm học tới nhà trường tiếp tục tăng cường hoạt động học tập, áp dụng mô hình, phương pháp giáo dục tiên tiến của các nước trong khu vực Đông Nam Á và thế giới; chương trình giáo dục thúc đẩy được sự phát triển toàn diện của trẻ, phù hợp với độ tuổi và điều kiện của nhà trường, văn hóa địa phương.

Tham mưu với Phòng giáo dục và Đào tạo Thành phố có kế hoạch bố trí, sử dụng phù hợp với giáo viên chưa đảm bảo trình độ chuẩn theo quy định tại Luật Giáo dục số 43/2019/QH14. Có kế hoạch cho nhân viên nấu ăn bồi dưỡng nghiệp vụ nấu ăn vào thời điểm tháng 6 hoặc tháng 7 năm 2021.

Tích cực chăm sóc hệ thống cây xanh tại điểm trường trung tâm để đảm bảo độ che phủ bóng mát cho sân trường. Tiếp tục xây dựng nhà trường đạt các tiêu chuẩn xanh sạch, đẹp, an toàn theo quy định tại Quyết định số 328/QĐ- SGDĐT ngày 22 tháng 5 năm 2020 của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo về việc Ban hành Quy định tiêu chuẩn, quy trình công nhận trường học đạt chuẩn xanh, sạch, đẹp, an toàn.

Tiếp tục làm tốt công tác tham mưu với chính quyền địa phương, tuyên truyền và phối hợp tốt với phụ huynh để nuôi dưỡng chăm sóc tốt cho trẻ.

Tiếp tục thực hiện tốt quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống tai nạn, thương tích, bạo lực trong nhà trường; quan tâm rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ, tăng cường các giải pháp chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ suy dinh dưỡng, thấp còi.

Tiếp tục đổi mới nội dung sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn để đáp ứng được yêu cầu đổi mới của ngành, quan tâm đến các đối tượng trẻ (trong khi học, khi chơi, khi ăn, khi ngủ).

Thường xuyên kiểm tra cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, đồ dùng đồ chơi… kịp thời phát hiện và có hướng khắc phục các yếu tố nguy cơ gây mất an toàn cho trẻ.

Duy trì 100% trẻ học tại trường được tổ chức sinh hoạt bán trú. Xây dựng chế độ khẩu phần ăn cho trẻ đảm bảo cân đối, đa dạng, hợp lý, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng theo quy định.

Tiếp tục phối hợp chặt chẽ với ngành Y tế theo dõi, chăm sóc sức khỏe, phòng chống dịch bệnh, phòng chống suy dinh dưỡng, thừa cân béo phì cho trẻ. Thực hiện nghiêm túc quy định về công tác y tế trường học; đảm bảo 100% trẻ đến trường được kiểm tra sức khỏe và đánh giá tình trạng dinh dưỡng bằng biểu đồ tăng trưởng theo quy định.

Duy trì giữ vững và nâng cao chất lượng mức độ đạt kiểm định chất lượng giáo dục trong nhà trường trong giai đoạn 2021-2025.

Tiếp tục thực hiện tốt công tác tự đánh giá và lưu trữ hồ sơ của nhà trường. Lưu trữ đảm bảo đầy đủ, tinh gọn, hiệu quả, tránh hình thức. Phát huy những điểm mạnh, tiếp tục đưa ra các giải pháp cụ thể để khắc phục các điểm yếu theo khuyến nghị của Đoàn.

Hằng năm định kỳ rà soát Báo cáo Tự đánh giá của nhà trường, điều chỉnh, bổ sung nội dung mô tả hiện trạng của tiêu chí, tiêu chuẩn theo thực tế của đơn vị, cập nhật kịp thời các văn bản chỉ đạo mới ở các lĩnh vực đánh giá, bổ sung minh chứng mới cho các nội dung có sự thay đổi để hoàn thiện báo cáo.

Phần IV: PHỤ LỤC

1. Biểu khảo sát chất lượng trẻ.

2. Biểu thống kê chất lượng trong 5 năm học của các trường trong cụm thi đua.

Lai Châu, ngày tháng 02 năm 2021

TRƯỞNG ĐOÀN

Một phần của tài liệu 2021_02_19__264-SGDDT-KTQLCLGD__BC_c759ca27d5 (Trang 48 - 52)