3.2.1 Tín hiệu điều chế QPSK
Tín hiệu điều chế QPSK được sử dụng đưa tới bộ giải điều chế để đánh giá kết quả thiết kế bộ khóa pha số trong sơ đồ giải điều chế tín hiệu. Kết quả đo trên máy hiện sóng được cho trong hình dưới.
Hình 3.5: Tín hiệu QPSK
49
3.2.2 Giải điều chế QPSK
Hình 3.6: Sơ đồ khối bộ giải điều chế QPSK bên trong FPGA
Hình 3.7: Sơ đồ khối chuyển dịch tần số về băng tần gốc DDC
Tín hiệu trung tần QPSK được lấy mẫu tại tần số lấy mẫu là Clks = 150 MHz bởi IC chuyển đổi tín hiệu tương tự thành tín hiệu số 10 bit, tín hiệu số 10 bit được nhân với hai sóng mang vuông góc 12 bit Cosin và Sin do DDS tạo ra, đầu ra hai bộ nhân là 24 bit (12 + 10), tuy nhiên ta chỉ lấy 16 bit cao để đưa vào bộ lọc CIC. Bộ lọc CIC có đặc tính của bộ lọc thông thấp và chức năng chính của nó là giảm tốc độ mẫu tín hiệu xuống 8 lần. Dữ liệu được đưa đến khối khôi phục sóng mang và khối khôi phục định thời để khôi phục chuỗi bit dữ liệu đã phát đi.
Hình 3.8: Mô phỏng khối DDC
50
Khối khôi phục sóng mang (Costas Loop):
Hình 3.9: Bộ lọc vòng khôi phục sóng mang
Hình 3.10: Kết quả mô phỏng khôi phục sóng mang
Hình 3.10 minh họa quá trình khóa pha của mạch vòng khóa pha Costas, lúc đầu sóng mang phần thu có pha không ổn định và tần số lớn hơn sóng mang phần phát, sau đó mạch Costas đã khóa pha sóng mang thu tại trường hợp sai lệch về pha là 0 như trên phần lý thuyết đã nghiên cứu. Các hình vẽ sau minh họa dữ liệu thu khi sóng mang chưa được khôi phục và khi sóng mang đã được khôi phục.
Hình 3.11: Mô phỏng sóng mang và Symbol chưa được khôi phục
51
Hình 3.12: Mô phỏng sóng mang và dữ liệu đã được khôi phục
Từ hai hình vẽ trên ta thấy rằng, dữ liệu khi đã được khôi phục có dạng giống dạng dữ liệu phần phát.
3.2.3 Kết quả thiết kế bộ khôi phục dữ liệu và định thời
Khối DPLL có chức năng khôi phục clock từ dữ liệu, nó khôi phục lại clock sao cho sườn dương của clock chốt vào đúng giữa dữ liệu. Chất lượng dữ liệu thu về được đánh giá qua mẫu mắt của nó, mẫu mắt được tạo ra bằng cách lấy mẫu giá trị trên miền thời gian của tín hiệu băng gốc (sau lọc thu băng gốc, trước lấy mẫu quyết định bit truyền là 1 hay 0) và chồng các khung (có độ dài là một số symbol nhất định) lên nhau. Ví dụ: Nếu lấy mẫu tín hiệu tại tốc độc 10 mẫu /giây và muốn xem một khung có độ dài 2 symbol thì chúng ra sẽ cắt tín hiệu mỗi 20 mẫu 1 khung và chồng lặp các khung đó lên nhau theo thời gian. Các tín hiệu chồng lặp lên nhau đó sẽ mang nhiều thông tin và được gọi là biểu đồ mắt. Nó rất quan trọng trong việc xác định điểm lấy mẫu tối ưu, là điểm mà ít nhạy cảm với nhiễu, tạp âm, rung pha nhất và có độ quyết định an toàn là cao nhất.
Hình 3.13: Biểu đồ mắt tín hiệu QPSK
52
Với biểu mắt tín hiệu QPSK trên ta thấy mắt mở nhất tại đỉnh của tín hiệu và vì vậy đây chính là điểm lấy mẫu tín hiệu tốt nhất. Vì thế khối lấy mẫu được thiết kế để lấy mẫu tại đỉnh của tín hiệu băng gốc. Ta thấy rằng, dữ liệu sau vòng khóa pha Costas sẽ có Jitter, do vậy nếu Clock mà chốt dữ liệu tại vùng hay sảy ra Jitter thì các bit sẽ bị quyết định sai. Do vậy trường hợp lý tưởng nhất là tín hiệu clk sẽ chốt dữ liệu tại chính giữa dữ liệu, lỗi sẽ sảy ra khi độ Jitter của clk lớn hơn 0.5 chu kỳ bit.
Hình 3.14: Quá trình khôi phục dữ liệu và định thời
Kỹ thuật hay dùng hiện nay trong thiết kế một bộ DPLL là dùng giải pháp Oversampling, nghĩa là ta dùng nhiều clk với pha khác nhau (hay nói cách khác là sử dụng một clk có tần số rất cao) để lấy mẫu dữ liệu, trên cơ sở đó phát hiện sườn của dữ liệu và quyết định xem clk nào có pha sao cho sườn chốt vào khoảng chính giữa dữ liệu. Từ sơ đồ khối bộ giải điều chế QPSK, tín hiệu trên cả hai nhánh I và Q đều được đưa tới bộ lọc Matched Filter (MF) và lấy mẫu lại với tốc độ symbol. Bộ lọc phối hợp đơn giản là một bộ lọc FIR với đáp ứng xung được phối hợp với xung đã được phát đi.
- Nếu ta xem xét sóng hình vuông thể hiện trên hình 3.15 là tín hiệu đồng pha (vuông pha) đã được khôi phục (tức là ta đã phát đi chuỗi dữ liệu [+1, − 1, +1, − 1, . . . ]) và sau đó lấy mẫu tại bất kỳ điểm nào (khác các thời điểm chuyển symbol) thì đều cho kết quả đúng.
53
Hình 3.15: Tín hiệu đã được khôi phục không có nhiễu
Hình 3.16: Tín hiệu đã được khôi phục có nhiễu
- Tuy nhiên trong trường hợp có nhiễu thì dạng sóng thu được có thể quan sát được như hình 3.16. Trong trường hợp này, việc lấy mẫu tại bất kỳ thời điểm nào khác với thời điểm chuyển đổi các symbol không đảm bảo được rằng sự quyết định tín hiệu nào đã được phát đi là đúng như trường hợp không có nhiễu ở trên. Bằng việc tính trung bình trong từng khoảng chu kỳ của một symbol chúng ta có thể đưa ra được sự đánh giá đúng hơn về bit dữ liệu nào đã được phát đi. Vì vậy bộ lọc Matched filter tốt nhất ở đây là một bộ lọc trung bình (Median Filter).
Hình 3.17: Đầu ra bộ lọc trung bình của tín hiệu không có nhiễu
54
Hình 3.18: Đầu ra bộ lọc trung bình của tín hiệu có nhiễu
Chú ý rằng cả hai trường hợp đầu ra của bộ lọc phối hợp có các đỉnh mà tại đó bộ lọc phối hợp lấy chính xác symbol và đỉnh dương cho biết +1 đã được phát, tương tự đỉnh âm cho biết -1 được phát. Mặc dù ở đây vẫn nhiễu như trong hình 3.18 tuy nhiên các đỉnh này rất dễ xác định được và đưa ra sự đánh giá về dữ liệu (+1, -1) chính xác hơn nhiều so với việc lấy mẫu tín hiệu mà không cho qua lọc trung bình.
Để khôi phục định thời để chốt dữ liệu, ta ứng dụng giải pháp Oversampling, nghĩa là dùng một clk cao hơn nhiều lần (ít nhất là 16 lần và càng cao càng tốt) tốc độ dữ liệu cần khôi phục để lấy mẫu dữ liệu đầu vào và xử lý. Về cơ bản, dựa theo nguyên lý vòng khóa pha PLL.
Hình 3.19: Khôi phục định thời DPLL
55
Bit cao nhất của symbol sau khi được lọc phối hợp được đưa vào đầu vào Datain của mạch khôi phục định thời DPLL. Bộ tách sóng pha sẽ phát hiện tín hiệu sớm hay muộn so với pha của bộ dao động DCO (Digital Controlled Oxilator – Nguyên lý tương tự như NCO), thông tin về pha sẽ điều khiển tăng hay giảm tần số của DCO. Khi mạch vòng DPLL đã khóa pha thì bit cao nhất của DCO sẽ được lấy ra để chốt dữ liệu. Bộ tách sóng pha Alexander (Alexander Phase Detector) thường được sử dụng trong việc khôi phục định thời và dữ liệu từ chuỗi bit nối tiếp bởi vì nguyên lý đơn giản và việc thực thi trên FPGA đơn giản. Sơ đồ khối như hình 3.19. Kết quả X và Y cho phép điều chỉnh tăng hay giảm tần số DCO, X và Y được đưa qua bộ lọc thông thấp để loại bỏ nhiễu. Trong phần này, bộ lọc đơn giản là việc có bao nhiêu sự kiện X hoặc Y để quyết định điều chỉnh DCO. Trong luận văn này, do tín hiệu là lý tưởng không chịu tác động của môi trường truyền sóng nên bộ lọc được thiết kế khi có hai sự kiện liên tiếp giống nhau của X hoặc Y thì cho phép điều chỉnh DCO. Điều khiển DCO đơn giản là tăng hay giảm bộ đếm để tạo ra tần số tăng hay giảm, tương tự phần tích lũy pha của bộ dao động NCO
Hình 3.20: Sơ đồ nguyên lý làm việc bộ tách sóng pha
Hình 3.21: Mô phỏng khối khôi phục định thời
56
Hình trên ta thấy rằng, dữ liệu thu được từ symbol thu bằng khối Slicer. Clock khôi phục được có sườn dương chốt vào chính giữa dữ liệu.
3.2.4 Kết quả thiết kế kiểm tra trên bo mạch
Hình 3.22: Dạng sóng tín hiệu đã điều chế QPSK
Sau khi tính toán, mô phỏng và thiết kế các mô đun chức năng chính của xử lý tín hiệu số cho DPLL như các bộ tạo dao động chuẩn, các bộ trộn tín hiệu, các bộ lọc số... Thiết kế của từng mô đun được đo đạc kiểm tra trên các máy đo như máy hiện sóng, máy phân tích phổ... Chương trình điều chế, giải điều chế tín hiệu số QPSK được ghép nối bởi các mô đun chức năng. Theo mô hình sau:
Hình 3.23: Mô hình kiểm tra thiết kế bộ điều chế/giải điều chế QPSK
Chuỗi dữ liệu nối tiếp tốc độ 2400 bps được tạo bên trong FPGA sau đó đưa tới điều chế QPSK với sóng mang 10 MHz. Tín hiệu sau điều chế được biến đổi DAC 14 bit song song với tốc độ 150 Msps. Tín hiệu sau khi DAC có mức công suất xấp xỉ 0 dBm và được đưa ra anten phát. Tại bo mạch thu, tín hiệu thu được từ ăng ten được biến đổi số hóa với ADC dải động rộng 14 bit tốc độ lấy mẫu 250 Msps. Hình ảnh thực hiện kiểm tra cho trong hình 3.24 và 3.25. Với ADC dải rộng cho phép số hóa với mức tín hiệu nhỏ nên ở cự ly gần không cần khuếch đại tín hiệu từ đầu vào ăng ten. Tín hiệu sau khi số hóa được đưa vào giải điều chế tín hiệu bên
57
trong FPGA. Quá trình giải điều chế tín hiệu FPGA sẽ thực hiện đồng bộ sóng mang dựa theo vòng khóa pha DPLL và thực hiện đồng bộ về thời gian. Dữ liệu sau giải điều chế được đưa ra chân FPGA để kiểm tra. Tín hiệu sau quá trình đồng bộ sóng mang bởi DPLL cũng được đưa ra biến đổi DAC để kiểm tra. Kết quả kiểm tra được cho trong hình 3.26.
Hình 3.24: Phổ và tín hiệu điều chế QPSK
Hình 3.25: Thử nghiệm thu-phát giữa 2 thiết bị
Tín hiệu giải điều chế QPSK sau khi đồng bộ:
Hình 3.26: Kết quả đồng bộ với vòng khóa pha DPLL
58
3.3 Kết luận chương 3
Mục đích thiết kế bộ điều chế và giải điều chế QPSK số dùng trong các thiết bị thông tin vô tuyến để đánh giá khả năng đồng bộ của vòng khóa pha số DPLL. Chương 3 đã tập trung thiết kế và triển khai bộ điều chế - giải điều chế thực hiện bằng phần mềm Verilog trên chip FPGA XC3S500E của Xilinx để thực hiện mềm hóa bộ điều chế số QPSK. Mô phỏng kết quả, thiết kế phần cứng FPGA để thử nghiệm. Nghiên cứu ứng dụng các thuật toán xử lý tín hiệu số hiện đại như kỹ thuật xử lý đa tốc độ, kỹ thuật tổng hợp tần số trực tiếp, trên cơ sở đó thiết kế bộ điều chế và giải điều chế QPSK trên FPGA. Chương 3 đã hoàn thành được các mục tiêu và nội dung chủ yếu, đã nghiên cứu phân tích kỹ thuật DPLL cho sơ đồ giải điều chế tín hiệu QPSK, làm chủ một số kỹ thuật như kỹ thuật lập trình FPGA như lập trình thiết kế bộ tổ hợp tần số trực tiếp DDS, thiết kế các bộ lọc số FIR, CIC, lọc vòng, thiết kế các bộ trộn tín hiệu, kỹ thuật thiết kế sử dụng ADC, DAC dải rộng tốc độ cao. Kết quả thiết kế được kiểm tra bằng thực nghiệm. Tuy nhiên do thời gian và điều kiện thiết kế hạn chế, để kết quả thiết kế có điều kiện hoàn thiện và đưa vào ứng dụng thực tiễn cần kiểm tra điều chỉnh lại các tham số, tối ưu lại thiết kế và bổ sung một số khối chức năng quan trọng của vô tuyến số hiện nay như mã hóa phát hiện sửa lỗi, AGC số dải rộng...
59
KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO
Thiết kế được dựa trên các mô hình hệ thống vô tuyến có cấu hình mềm. Nhiều thiết bị hiện nay đã chứng minh khả năng thực tế của mô hình này: Thiết bị thu phát SunSDR2, thu giám sát dải tần HF Perseus...
Sản phẩm hoàn thiện sẽ mở ra hướng thiết kế, chế tạo triển khai và sử dụng, ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau của hệ thống thông tin vô tuyến trong quân sự:
- Tạo được hệ thống máy vô tuyến với nhiều chức năng khác nhau: Nhiều dạng điều chế, nhiều băng tần, nhiều dịch vụ như truyền thoại, truyền dữ liệu, nhảy tần, tự động xác lập đường truyền ALE...
- Hiện nay, trang bị vô tuyến quân sự thường chỉ được sử dụng trong dải tần sóng ngắn hoặc sóng cực ngắn. Kết quả thiết kế sẽ mở ra hướng mới trong việc tạo ra thiết bị vô tuyến làm việc trong toàn dải tần sóng ngắn và sóng cực ngắn. Từ đó tăng tính linh hoạt trong sử dụng hệ thống thông tin vô tuyến quân sự.
60
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Song, Wen-miao, “Design and implement of QPSK modem based on FPGA”, Computer Science and Information Technology (ICCSIT), 2010 3rd IEEE International Conference on, July 2010, Page(s): 599 – 601.
[2] Rodriguez, Anton S, “Model-based software-defined radio (SDR) design using FPGA”, Electro/Information Technology (EIT), 2011 IEEE International Conference on May 2011, Page(s): 1 – 6.
[3] Majid Manteghi, Chair, William A. Davis, Patrick R. Schaumont, Volodymyr S. Podosinov, “A Hybrid DSP and FPGA System for Software Defined Radio Applications”, 7th April 2011.
[4] Popescu, S. O, “QPSK Modulator on FPGA, Intelligent Systems and Informatics (SISY)”, 2011 IEEE 9th International Symposium on Sept. 2011, Page(s): 359 – 364.
[5] Sharma,Anita, “Digital frequency (sinusoidal) synthesizer using CORDIC algorithm, Communication Software and Networks (ICCSN)”, 2011 IEEE 3rd International Conference on May 2011, Page(s): 521 – 524.
[6] Yi-Jiang Cao, “A ROM-less direct digital frequency synthesizer based on a scaling-free CORDIC algorithm, Strategic Technology (IFOST)”, 2011 6th International Forum on Aug. 2011, Page(s): 1186 – 1189.
[7] Neji, Nihel, “Architecture and FPGA implementation of the CORDIC algorithm for fingerprints recognition systems”, Systems, Signals and Devices (SSD), 2011 8th International Multi-Conference on March 2011, Page(s): 1 – 5. [8] Haller, István, “High-speed clock recovery for low-cost FPGAs”, Design, Automation & Test in Europe Conference & Exhibition (DATE), 2010, March 2010, Page(s): 610 – 613.
61