Xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đấtkhu vực khai thác khoáng sản huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng công nghệ địa không gian đánh giá sự thay đổi sử dụng đất khu vực khai thác khoáng sản tại huyện hoành bồ, tỉnh quảng ninh giai đoạn 2000 2016​ (Trang 62 - 70)

sản huyện Hoành Bồ

Để đánh giá sự thay đổi hoạt động sử dụng đất theo từng năm nghiên cứu, nghiên cứu lựa chọn 2 xã đại diện, gồm xã Vũ Oai và Hoàn Bình. Đây là hai xã điển hình về hoạt động khai thác khoáng sản tại huyện Hoành Bồ. Ngoài ra, hai xã là địa điểm điển hình ảnh hƣởng của hoạt động khai thác khoáng sản đến tài nguyên đất và môi trƣờng. Để xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất tại 2 xã Vũ Oai và Hòa Bình, đề tài sử dụng tƣ liệu viễn thám đa thời gian (2000 - 2016) kết hợp với kết quả điều tra ngoài thực địa để đánh giá độ chính xác của bản đồ. Trong quá trình điều tra nghiên cứu và thu thập số liệu ngoài thực địa tại các khu vực 2 xã nghiên cứu tôi thu thập đƣợc 348điểm

chia thành 4 đối tƣợng khác nhau bao gồm, trong đó 200 điểm đƣợc sử dụng để phân loại bản đồ hiện trạng, nƣớc (50 điểm); rừng (50điểm); khai thác khoáng sản (50điểm) và các đối tƣợng đất nông nghiệp, dân cƣ, đất trống có diện tích nhỏ phân bố rải rác trên địa bàn do đó khó phân loại đƣợc trên bản đồ nên tiến hành gộp lại thành đối tƣợng khác (50 điểm).

Bảng 4.1. Một số hình ảnh về các đối tƣợng ngoài thực địa. Đối tƣợng Tọa độ Hình ảnh Rừng Xã Vũ Oai N: 21.05499 E:107.19206 Khai thác khoáng sản Xã Hòa Bình N:21.04123 6 E:107.17035

Đối tƣợng khác (Đất nông nghiệp) Xã Hòa Bình N:21.04896 E:107.16471 Đối tƣợng khác (Dân cƣ) Xã Vũ Oai N:21.05347 E:107.17256 Nƣớc Xã Vũ Oai N:21.06642 E:107.14175

Đề tài sử dụng phân loại ảnh viễn thám bằng phƣơng pháp phân loại không kiểm định (Unsupervised Classsification với thuật toán Iso). Sau quá trình xử lý, giải đoán ảnh vệ tinh kết hợp số liệu thu thập ngoài thực địa đề tài đã xây dựng đƣợc bản đồ hiện trạng rừng qua các năm. Kết quả đƣợc tổng hợp tại bảng 4.2và thể hiện qua các Hình 4.1, 4.2, 4.3, 4.4, 4.5 và 4.6.

Bảng 4.2. Diện tích sử dụng đất khu vực nghiêu cứu giai đoạn 2000 – 2016 (ha).

Năm Đối tƣợng 2000 2006 2010 2014 2016 Rừng 12225.6 12176.6 11868.8 11742.7 11507.1 Nƣớc 261.6 233.7 226.9 274.2 354.9 Đối tƣợng khác 686.7 763.6 818.1 647.5 690.8 Khai thác khoáng sản 0 0 260.1 509.6 620.7

Nguồn: Luận văn th c sỹ (2017).

Hình 4.1. Diện tích sử dụng đất khu vực nghiêu cứu giai đoạn 2000 - 2016.

Hình 4.2. Hiện trạng sử dụng đất 2 ã Vũ Oai, Hòa Bình năm 2000 (Landsat 7 31/12/2000).

Hình 4.3. Hiện trạng sử dụng đất 2 ã Vũ Oai, Hòa Bình năm 2006 (Landsat 7 24/12/2006).

Hình 4.4. Hiện trạng sử dụng đất 2 ã Vũ Oai, Hòa Bình năm 2010 (Landsat 7 01/11/2010).

Hình 4.5. Hiện trạng sử dụng đất 2 ã Vũ Oai, Hòa Bình năm 2014 (Landsat 7 30/12/2014).

Hình 4.6. Hiện trạng sử dụng đất 2 ã Vũ Oai, Hòa Bình năm 2016 (Sentinel 02/12/2016)

Nhận xét:

Qua kết quả thể hiện ở Bảng 5.2, Hình 5.1 ÷ 5.6về hiện trạng sử dụng đất các năm 2000, 2006, 2010, 2014 và 2016 cho thấy hoạt động sử dụng đất có sự thay đổi. Cụ thể nhƣ sau:

- Rừng: Diện tích rừng liên tục giảm qua các năm, từ 12226 ha năm 2000 xuống 12177 ha năm 2006 giảm 48,96 ha, và giảm mạnh là giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2010 từ 12177 ha năm 2006 giảm xuống còn 11869 ha năm 2010 giảm 307,8 ha (giảm 2,5% so với năm 2006). Trong các năm tiếp theo rừng tiếp tục suy giảm diện tích tƣơng đối mạnh, giai đoạn từ 2010 đến 2014 giảm từ 11869 ha xuống 11743 ha ( giảm 1,1%) và giảm mạnh nhất là giai đoạn năm 2014 đến năm 2016 chỉ trong vòng 2 năm mà diện tích rừng khu vực này đã giảm đi 235,53 ha từ 11743 ha năm 2014 xuống 11507 ha năm 2016.

- Nước: Diện tích nƣớc mặt khu vực này liên tục có sự thay đổi, Từ năm 2000 đến năm 2006 thì diện tích nƣớc giảm từ 261,63 ha năm 2000 xuống còn 233,73 ha năm 2006 giảm đi 27,9 ha, giai đoạn tiếp theo năm 2006 đến năm 2010 diện tích mặt nƣớc cũng tiếp tục giảm xuống cụ thể giảm 6,84 ha từ 233,73 ha năm 2006 xuống 226,89 ha năm 2010. Trong giai đoạn tiếp theo thì diện tích mặt nƣớc lại tăng lên nhanh, cụ thể từ năm 2014 đến năm 2014 thì diện tích tăng lên 20,9 ha. Tăng mạnh nhất là giai đoạn từ năm 2014 đên năm 2016 tăng 29,4 ha từ 274,23 ha năm 2014 lên 354,92 ha năm 2016.

- Đối tượng khác: Diện tích của các đối tƣợng này có sự biến động liên tục. Cụ thể từ năm 2000 diện tích các đối tƣợng này là 686,7 ha đã tăng lên 763,56 ha vào năm 2006 tăng thêm 76,86 ha. Giai đoạn từ 2006 đến năm 2010 diện tích lại tiếp tục tăng lên 54,54 ha từ 763,56 ha năm 2006 lên 818,1 ha năm 2010, Giai đoạn năm 2010 đến năm 2014 thì diện tích đối tƣợng này giảm đi 170,64 ha từ 818,1 ha năm 2010 xuống 647,46 ha (giảm 20,9%). Đến năm 2016 diện tích lại tăng lên 690,76 ha tăng thêm 43,3 ha.

- Khai thác khoáng sản: Hoạt động khai thác khoáng sản ở khu vực này bắt đầu từ giai đoạn năm 2006 đến 2010. Còn giai đoạn năm 2000 đến 2006 thì chƣa có hoạt động khai thác do chƣa đƣợc cấp phép khai thác. Từ năm 2006 thì chƣa có hiện tƣợng khai thác tuy nhiên đến năm 2010 diện tích khai thác khoáng sản là 260,1 ha. Giai đoạn tiếp theo hoạt động khai thác diễn ra mạnh, cụ thể trong 4 năm từ năm 2010 diện tích là 260,1 ha đã tăng lên 509,58 ha tăng lên 249,48 ha tăng 95,9% so với năm 2010. Giai đoạn tiếp theo từ năm 2014 đến 2016 diện tích khu vực khai thác khoáng sản tăng lên thêm 111,1 ha lên 620,68 ha. Nguyên nhân diện tích khai thác khoáng sản tăng mạnh là do sự cấp phép khai thác cho các doanh nghiệp khai thác khoáng sản lấy than, đất xét, đá để làm vật liệu xây dựng .... hay do hoạt động khai thác để thi công dự án đƣờng cao tốc Hạ Long - Vân Đồn (Dự án Cao tốc Hạ

Long - Vân Đồn đoạn qua địa bàn huyện Hoành Bồ có tổng chiều dài 29,7 km, trong đó tuyến chính dài 28 km, tuyến nối cao tốc với tỉnh lộ 328 là 1,72 km. Khởi công từ tháng 9/2015, cao tốc Hạ Long - Vân Đồn là dự án đầu tƣ xây dựng tuyến đƣờng mới theo hình thức BOT, do Công ty CP BOT Biên Cƣơng làm chủ đầu tƣ) và hoạt động xây dựng dự án Công viên Nghĩa trang An Lạc Viên đƣợc UBND tỉnh Quảng Ninh cấp Giấy chứng nhận đầu tƣ vào ngày 28/05/2013 và giao cho Công ty cổ phần Tập đoàn INDEVCO là chủ đầu tƣ.

Qua đây ta có thể thấy đƣợc tình trạng khai thác khoáng sản đang diễn biến ngày một nhanh và phức tạp. Diện tích khu vực khai thác chủ yếu ở phía Nam của 2 xã này. Việc khai thác khoáng sản làm mất các diện tích của các đối tƣợng khác nhƣ mất rừng, mất đất nông nghiệp... làm ảnh hƣởng đến đời sống của ngƣời dân. Gây ra ô nhiễm môi trƣờng bụi, mất rừng làm suy giảm hệ sinh thái... Bên cạnh đó có một số khu vực khai thác trái phép gây ảnh hƣởng rất lớn đến đời sống của ngƣời dân, và sự quản lý của chính quyền địa phƣơng. Vì nguồn nguồn lợi thu đƣợc từ hoạt động này là rất lớn nên nhiều đối tƣợng sẵn sàng bất chấp khai thác dẫn đến mất rừng, mất đất nông nghiệp... Đứng trƣớc thực trạng này chúng ta cần có biện pháp quản lý hoạt động khai thác khoáng sản khu vực này, xử phạt nghiêm những hành vi khai thác trái phép, nâng cao ý thức của ngƣời dân cùng chung tay bảo vệ và hạn chế các hoạt động khai thác trái phép.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng công nghệ địa không gian đánh giá sự thay đổi sử dụng đất khu vực khai thác khoáng sản tại huyện hoành bồ, tỉnh quảng ninh giai đoạn 2000 2016​ (Trang 62 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)