Tài nguyên du lịch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng công nghệ địa không gian đánh giá sự thay đổi sử dụng đất khu vực khai thác khoáng sản tại huyện hoành bồ, tỉnh quảng ninh giai đoạn 2000 2016​ (Trang 52)

Vùng núi đá vôi của huyện Hoành Bồ có rất nhiều hang động đẹp (hang Đá Trắng, hang Đồng Má,...), đồng thời có trên 10.000 ha rừng đặc dụng với nhiều loài động thực vật quý hiếm. Mặt khác, các khu rừng này lại nằm ở các vùng sâu, vùng xa - nơi đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống với những nét sinh hoạt văn hoá mang đậm bản sắc dân tộc, nên rất có giá trị về mặt du lịch sinh thái và nghiên cứu khoa học.

Một trong những danh lam thắng cảnh không thể không kể đến ở hoành bồ đó là núi Mằn. Núi Mằn ở thôn Đá Trắng, xã Thống Nhất, huyện Hoành Bồ ngày nay có tên gọi cũ trong lịch sử là núi Bân, xã Xích Thổ, tổng Yên Mỹ, huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Yên. Núi nằm giữa hai nhánh suối là suối Đá Trắng (Bạch Thạch Khe) và suối Lƣỡng Kỳ (Khe Bân) đổ ra sông Đá Trắng tạo nên cảnh quan rất đẹp, sơn thủy hữu tình, hệ động thực vật phong phú. Đây cũng là núi đá có hình dáng đẹp nhất, duy nhất còn nguyên vẹn trên khu vực Vịnh Cửa Lục, vùng đệm của Vịnh Hạ Long, di sản thiên nhiên thế giới.

Ngoài ra, Hoành Bồ còn có nhiều các các danh lam thắng cảnh khác, nhƣ hồ Yên Lập, An Biên, chùa Lôi Âm, cùa Yên Mỹ, khu bảo tồn văn hóa

ngƣời Dao tại xã Bằng Cả. Đây chính là một thế mạnh của Hoành Bồ để phát triển trở thành một khu du lịch sinh thái trong tƣơng lai nằm ngay cạnh khu du lịch Bãi Cháy - Hạ Long nổi tiếng thế giới.

3.2.6. Dân cư

Theo thống kê năm 2010 dân số huyện Hoành Bồ có 47612 ngƣời,Trong đó dân tộc thiểu số chiếm 34,35%, dân số thành thị 10.653 ngƣời (chiếm 22.37%), còn lại là dân số khu vực nông thôn là 36959 ngƣời (chiếm 77.63% dân số toàn huyện). Tỷ lệ trong đó: Nam là 24.139 ngƣời chiến 50.70% tổng dân số còn dân số nữ là 23.473 ngƣời chiếm 49.30% tổng dân số.Số hộ dân trong huyện có: 10.948 hộ, bình quân 4,3 ngƣời/hộ.

Mật độ dân số trung bình năm 2010 là 55 ngƣời/km2 tăng 16 ngƣời/km2 so với năm 2000 (39 ngƣời/km2

).

Sự phân bố dân cƣ theo đơn vị hành chính trong huyện không đều. Tại thị trấn Trới dân cƣ tập trung đông mật độ 825 ngƣời/km2, các xã Lê Lợi 161 ngƣời/km2, Thống Nhất 113 ngƣời/km2…còn lại các xã Quảng La 86 ngƣời/km2, Sơn Dƣơng 65 ngƣời/km2, thấp nhất là xã Kỳ Thƣợng có mật độ dân số thƣa thớt 6 ngƣời/km2

.

Tỷ lệ phát triển dân số năm 2010 là 1,27%. Tuy nhiên tỷ lệ phát triển dân số có sự chênh lệch giữa 2 khu vực nông thôn và thành thị. Cụ thể tỷ lệ tăng dân số thành thị là 0,77 %, nông thôn 1,55%.

3.3.Thực trạng phát triển kinh tế ã hội

3.3.1. Thực trạng phát triển đô thị và các khu dân cư nông thôn - Thực trạng phát triển các khu đô thị:

Hoành Bồ có 01 thị trấn Trới là đô thị loại V với tổng diện tích tự nhiên là 1218.40 ha. Tổng số nhân khẩu của thị trấn năm 2010 là 10.653 ngƣời, bình quân 4.3 ngƣời/hộ, mật độ dân số 825 ngƣời/km2

Cơ sở hạ tầng đã đƣợc đầu tƣ xây dựng, đáp ứng nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của nhân dân nhƣ: Đƣờng, trƣờng, trạm, điện, nƣớc và các công trình công cộng phúc lợi xã hội. Tuy nhiên mấy năm trở lại đây việc xây dựng các cơ sở hạ tầng, xây dựng đô thị phát triển mạnh việc vận chuyển đất đá, nguyên vật liệu xây dựng làm ảnh hƣởng không nhỏ đến môi trƣờng không khí và nguồn nƣớc, đƣờng xá, cầu cống...

- Thực trạng phát triển các khu dân cư nông thôn:

Hiện nay trên địa bàn huyện đã xoá xong nhà tạm, hệ thống giao thông nhƣ: Đƣờng xã, thôn xóm đƣợc mở rộng và nâng cấp, tuy nhiên vẫn còn 80% ở mức rải cấp phối, một số ngõ xóm còn là đƣờng đất, gây khó khăn đi lại của nhân dân, nhất là trong mùa mƣa.

Việc cấp nƣớc sinh hoạt: Chủ yếu là do nhân dân tự xây bể, đào giếng lấy nƣớc sinh hoạt, một số hộ dân ở xã Lê Lợi đƣợc dùng nƣớc máy, tỷ lệ số hộ dùng nƣớc hợp vệ sinh chiếm 82% số hộ.

Hệ thống thoát nƣớc mặt và nƣớc thải sinh hoạt trong các khu dân cƣ mới chỉ có một số trục đƣờng chính, còn lại chủ yếu là thải ra đồng ruộng, kết hợp thoát nƣớc mặt và nƣớc thải theo hệ thống kênh mƣơng đƣa ra sông, suối gây ảnh hƣởng đến môi trƣờng chung.

Về vệ sinh môi trƣờng: Hiện nay trên địa bàn huyện mới chỉ có một số xã có tổ vệ sinh môi trƣờng để thu gom rác thải, nhƣng mới chỉ tập trung ở khu trung tâm xã.

Công trình công cộng phục vụ cho nhu cầu đời sống văn hoá, xã hội trên địa bàn các xã đã và đang đƣợc xây dựng khang trang gồm: Trƣờng học, y tế, sân vui chơi thiếu nhi... công trình văn hoá phúc lợi xã hội đƣợc bố trí ở các xã. Các khu dân cƣ trong xã đƣợc phân bố tập trung, sự hình thành các điểm dân cƣ này gắn liền với các trục đƣờng chính trong xã và các công trình phúc lợi xã hội. Việc bố trí kiến trúc không gian khu dân

cƣ mới đã đƣợc xây dựng theo quy hoạch khang trang sạch đẹp, còn lại các khu dân cƣ chủ yếu theo truyền thống lâu đời nên còn bất hợp lý, mang tính tự phát, chƣa đảm bảo kiến trúc cảnh quan.

Trong tƣơng lai, khi dân số có sự gia tăng, việc mở rộng thêm đất để đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà ở và sinh hoạt cho các hộ phát sinh là thực tế khách quan, không thể tránh khỏi, đòi hỏi phải có sự điều chỉnh các điểm dân cƣ hiện có, đồng thời quy hoạch phát triển khu dân cƣ mới theo hƣớng đô thị hoá tại chỗ trên cơ sở sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả. Đây là một trong những vấn đề cần quan tâm trong chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội của huyện Hoành Bồ trong thời kỳ mới.

3.3.2. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng

Trong 5 năm qua, lĩnh vực xây dựng kết cấu hạ tầng đƣợc tăng cƣờng đầu tƣ, phục vụ ngày càng tốt hơn về sản xuất, đời sống của nhân dân. Tổng mức đầu tƣ vốn giai đoạn 2006- 2010 ƣớc đạt 449,6 tỷ đồng, tăng gấp 1,79 lần tổng vốn đầu tƣ giai đoạn 2001- 2005. Đã cơ bản hoàn thành kế hoạch nhựa hoá, bê tông hoá đƣờng giao thông, thuỷ lợi...

-Giao thông:

Hệ thống đƣờng giao thông ở huyện Hoành Bồ chủ yếu vẫn là đƣờng đất hoặc cấp phối, nhất là các tuyến đƣờng xã, thôn xóm gây khó khăn cho việc đi lại và sinh hoạt của nhân dân.

- Thủy lợi:

Trên địa bàn huyện hình thành nhiều công trình thuỷ lợi nhƣ hồ, đập lớn nhỏ để cung cấp nƣớc tƣới, nƣớc sinh hoạt cho nhân dân trong huyện và vùng lân cận. Gồm có 40 hồ, đập lớn nhỏ, diện tích 70,85 ha. Tuy nhiên do đặc điểm là huyện miền núi, ruộng đất phân tán các công trình thuỷ lợi quy mô nhỏ nên chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu thâm canh tăng vụ, năng suất cây trồng, diện tích canh tác tƣới chƣa chủ động nên hay bị hạn chế.

- Giáo dục - Đào tạo:

Hệ thống giáo dục - đào tạo có chuyển biến tích cực, chất lƣợng giáo dục ngày càng nâng cao. Quy mô trƣờng lớp đƣợc mở rộng, đội ngũ giáo viên đƣợc tăng cƣờng và chuẩn hoá từng bƣớc đáp ứng đƣợc yêu cầu đề ra. Tổng số trƣờng học từ mầm non đến THPT là 39 trƣờng với đội ngũ 1019 giáo viên. Toàn huyện đã cơ bản hoàn thành chƣơng trình phổ cập giáo dục THCS, quy mô trƣờng lớp và các loại hình giáo dục phát triển, cơ sở vật chất trƣờng học đƣợc tăng cƣờng, 7/13 xã, thị trấn có trƣờng học cao tầng, 135 phòng học kiên cố đạt 41,2% tổng số phòng học, 2 trƣờng tiểu học đạt chuẩn quốc gia. Năm học 2009 – 2010 học sinh tốt nghiệp tiểu học đạt 100%, trung học cơ sở đạt 99,8%, THPT đạt 67,4%, bổ túc THPT đạt 36,9%. Trong năm vừa qua công tác xã hội hoá giáo dục tiếp tục đƣợc đẩy mạnh, đã hoàn thiện đầu tƣ và đƣa vào sử dụng các công trình phục vụ dạy và học nhƣ; Trƣờng tiểu học Sơn Dƣơng, tiểu học Thống Nhất...

Tuy nhiên, cơ sở vật chất dạy và học vẫn còn thiếu hầu hết các trƣờng học đƣợc xây dựng bán kiên cố (12 trƣờng), nhiều trƣờng còn thiếu sân chơi, thiếu nhà công vụ... chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu cần thiết cho giảng dạy.

- Y tế:

Trên địa bàn huyện có 01 bệnh viện tuyến huyện, 01 phòng khám đa khoa khu vực, 14 trạm y tế xã, thị trấn với tổng số 146 giƣờng bệnh trong đó bệnh viện 80. Tổng số cán bộ công nhân viên ngành y tế trong huyện hiện có 144 ngƣời, trong đó có 35 bác sỹ, 92 y sỹ, dƣợc sỹ cao cấp 1, hộ lý 5.

- Văn hóa, thông tin:

Mạng lƣới truyền thanh, truyền hình có bƣớc phát triển, phản ánh kịp thời các hoạt động chính trị, văn hoá - xã hội, kinh tế ở địa phƣơng. Hệ thống đài phát thanh đã phủ sóng đạt 65%, nâng số thôn có trạm phát thanh lên 66/82 thôn trong huyện. Phong trào "Toàn dân đoàn ết xây dựng đời sống

văn hoá ở hu dân cư" ngày càng phát triển. Đến nay có 100% thôn, khu xây dựng quy ƣớc thôn khu văn hoá, tỷ lệ hộ gia đình văn hoá năm 2010 đạt 80,5%, số thôn xóm, khu đạt danh hiệu khu dân cƣ tiên tiến là 60%. 44/82 thôn, khu có nhà văn hoá, 13/13 xã có điểm bƣu điện - văn hoá, 80/82 thôn, khu có nhà văn hoá.

- Thể dục - thể thao:

Trên địa bàn huyện hiện có 1 sân vận động trung tâm huyện, 01 nhà thi đấu trung tâm huyện, ngoài ra còn có các sân thể dục - thể thao khác ở các xã, thị trấn và trong các trƣờng học, cơ quan trên địa bàn huyện.

Thể dục - thể thao ngày càng phát triển mạnh trong các cơ quan, đơn vị và trong nhà trƣờng. Hàng năm duy trì tổ chức các giải thi đấu thể thao chào mừng các ngày kỷ niệm, các ngày lễ lớn của đất nƣớc nhƣ: Cầu lông, bóng bàn, bóng đá...

Tuy nhiên, cơ sở vật chất ngành thể dục - thể thao còn hạn hẹp về số lƣợng và quy mô, chƣa đủ trang thiết bị cho việc luyện tập và thi đấu, đặc biệt là các môn thể thao thành tích cao.

- Năng lượng:

Hệ thống lƣới điện đã phủ kín toàn huyện, 13/13 xã, thị trấn đã có điện lƣới Quốc gia (có 96,8% số hộ đƣợc sử dụng điện lƣới quốc gia, còn lại 3,2% số hộ dùng thuỷ điện nhỏ ở các xã Kỳ Thƣợng, Đồng Sơn và Đồng Lâm).

Trong thời gian tới khi các cụm công nghiệp, du lịch, đô thị... phát triển đòi hỏi phải có quỹ đất xây dựng mạng lƣới truyền tải điện... để bổ sung nguồn điện đáp ứng cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.

- Bưu chính - viễn thông:

Hệ thống bƣu chính viễn thông đƣợc xây dựng và phát triển ngày càng hiện đại, phát triển đến khắp các địa phƣơng hiện nay huyện có 1 bƣu điện trung tâm và 13 bƣu điện xã, thị trấn. Chất lƣợng dịch vụ đƣợc nâng cao, phục vụ kịp

thời thông tin liên lạc của nhân dân. Tính đến năm 2010 toàn huyện có số thuê bao điện thoại cố định đạt 26 máy/100 dân.

- Thực trạng phát triển hệ thống chợ:

Hoạt động kinh doanh thƣơng mại dịch vụ có bƣớc phát triển, nhƣng tăng trƣởng còn chậm so với yêu cầu. Toàn huyện hiện có 6 chợ lớn nhỏ, trong đó 01 chợ loại II, 5 chợ loại III. Hệ thống chợ ở các xã tuy đa dạng nhƣng chƣa đƣợc trang bị hiện đại, cơ sở vật chất hầu hết còn nghèo nàn, đó là hạn chế lớn tới sự phát triển của mạng lƣới thƣơng mại dịch vụ trong huyện.

Chợ là một loại hình thƣơng mại truyền thống, đƣợc hình thành và phát triển cùng với sự phát triển của nền kinh tế xã hội, chợ là không gian chứa đựng các hoạt động thƣơng mại, là sự tồn tại của thị trƣờng ở mỗi địa phƣơng, là nơi diễn ra các hoạt động mua bán, trao đổi hàng hoá và dịch vụ của các đối tƣợng họp chợ, sự hình thành mạng lƣới chợ trong thời gian qua đã tạo điều kiện cho sản xuất, kinh doanh phát triển. Hoạt động của chợ đã thu hút nhiều lao động, góp phần giải quyết việc làm cho ngƣời lao động xã hội, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu sản xuất, tăng trƣởng kinh tế địa phƣơng, thông qua hoạt động của chợ đã đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống của dân cƣ.

Trong điều kiện phát triển nền kinh tế theo cơ chế thị trƣờng, mạng lƣới các cửa hàng thƣơng mại của nhà nƣớc đang dần co lại, thì việc quy hoạch, phát triển hệ thống chợ là hết sức cần thiết nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu của sản xuất và phục vụ nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của mọi tầng lớp nhân dân.

Chƣơng 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Hiện trạng và tình hình quản lý hoạt động sử dụng đất khu vực khai thác khoáng sản tại huyện Hoành Bồ thác khoáng sản tại huyện Hoành Bồ

4.1.1. Hiện trạng hoạt động sử dụng đấtkhu vực khai thác khoáng sản

- Hiện trạng sử dụng đất:

Theo Báo cáo QHSDĐ huyện Hoành Bồ thời kỳ 2011 - 2010, kết quả điều tra tính đến ngày 01 tháng 1 năm 2011 cho thấy tổng diện tích đất của huyện Hoành Bồ là 84.463,22 ha, đƣợc phân chia thành 13 đơn vị hành chính gồm 12 xã và 1 thị trấn, xã có diện tích lớn nhất là xã Đồng Sơn 12023,41 ha, chiếm 14,23% diện tích toàn huyện, đơn vị có diện tích nhỏ nhất là thị trấn Trới 1218,40 ha, chiếm 1,44% diện tích toàn huyện.Cụ thể:Diện tích đất nông nghiệp chiếm 70.088,24 ha (82,98%),

Diện tích đất phi nông nghiệp chiếm 6.876,59 ha (8,14%),

Và diện tích đất chƣa sử dụng là 7.498,39 ha(tƣơng đƣơng 8,88%)

- Hoạt động quản lý sử dụng đất:

Công tác quản lý Nhà nƣớc về đất đai ở huyện Hoành Bồ đã đạt đƣợc những thành tựu đáng kể góp phần ổn định và phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. Tuy nhiên, đất đai là tài sản đặc biệt, các quan hệ đất đai hết sức nhạy cảm và phức tạp, chính sách đất đai ngày càng đƣợc hoàn thiện để phù hợp với tình hình mới. Nhận thức trong nhân dân về quyền sở hữu đất đai không giống nhau đã dẫn đến khó khăn trong công tác quản lý, sử dụng đất.

Một số địa phƣơng, tổ chức, cá nhân chƣa thực sự coi trọng hiệu quả sử dụng đất đã dẫn đến sử dụng đất tuỳ tiện, sai mục đích, gây lãng phí đất, vi phạm quy hoạch đƣợc phê duyệt.

Trong quá trình sử dụng đất, một số tổ chức, doanh nghiệp còn coi nhẹ việc bảo vệ môi trƣờng dẫn đến nguy cơ ô nhiễm đất.

Nguyên nhân chủ yếu của những vấn đề tồn tại nêu trên là:

Ở một số địa phƣơng công tác quản lý đất đai vẫn còn lỏng lẻo, công tác thanh tra, kiểm tra sử ký vi phạm chƣa đƣợc làm thƣờng xuyên liên tục.

Nhận thức về chính sách đất đai trong nhân dân không đồng đều, ý thức của ngƣời sử dụng đất chƣa cao, chƣa chấp hành nghiêm pháp luật đất đai.

Để khắc phục tình trạng trên, Nhà nƣớc cần coi trọng hơn nữa công tác quản lý, tăng cƣờng thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm những trƣờng hợp vi phạm đất đai. Mặt khác, cần tuyên truyền phố biến pháp luật đất đai một cách rộng rãi đến từng ngƣời dân, giúp họ có ý thức, trách nhiệm trong việc quản lý, sử dụng đất.

Do quá trình phát triển nhanh về kinh tế-xã hội, một số chỉ tiêu sử dụng đất vƣợt so với dự báo quy hoạch đã đƣợc duyệt.

Việc phát triển công nghiệp diễn ra nhanh chóng dẫn đến thay đổi cơ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng công nghệ địa không gian đánh giá sự thay đổi sử dụng đất khu vực khai thác khoáng sản tại huyện hoành bồ, tỉnh quảng ninh giai đoạn 2000 2016​ (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)