Trong 5 năm qua, lĩnh vực xây dựng kết cấu hạ tầng đƣợc tăng cƣờng đầu tƣ, phục vụ ngày càng tốt hơn về sản xuất, đời sống của nhân dân. Tổng mức đầu tƣ vốn giai đoạn 2006- 2010 ƣớc đạt 449,6 tỷ đồng, tăng gấp 1,79 lần tổng vốn đầu tƣ giai đoạn 2001- 2005. Đã cơ bản hoàn thành kế hoạch nhựa hoá, bê tông hoá đƣờng giao thông, thuỷ lợi...
-Giao thông:
Hệ thống đƣờng giao thông ở huyện Hoành Bồ chủ yếu vẫn là đƣờng đất hoặc cấp phối, nhất là các tuyến đƣờng xã, thôn xóm gây khó khăn cho việc đi lại và sinh hoạt của nhân dân.
- Thủy lợi:
Trên địa bàn huyện hình thành nhiều công trình thuỷ lợi nhƣ hồ, đập lớn nhỏ để cung cấp nƣớc tƣới, nƣớc sinh hoạt cho nhân dân trong huyện và vùng lân cận. Gồm có 40 hồ, đập lớn nhỏ, diện tích 70,85 ha. Tuy nhiên do đặc điểm là huyện miền núi, ruộng đất phân tán các công trình thuỷ lợi quy mô nhỏ nên chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu thâm canh tăng vụ, năng suất cây trồng, diện tích canh tác tƣới chƣa chủ động nên hay bị hạn chế.
- Giáo dục - Đào tạo:
Hệ thống giáo dục - đào tạo có chuyển biến tích cực, chất lƣợng giáo dục ngày càng nâng cao. Quy mô trƣờng lớp đƣợc mở rộng, đội ngũ giáo viên đƣợc tăng cƣờng và chuẩn hoá từng bƣớc đáp ứng đƣợc yêu cầu đề ra. Tổng số trƣờng học từ mầm non đến THPT là 39 trƣờng với đội ngũ 1019 giáo viên. Toàn huyện đã cơ bản hoàn thành chƣơng trình phổ cập giáo dục THCS, quy mô trƣờng lớp và các loại hình giáo dục phát triển, cơ sở vật chất trƣờng học đƣợc tăng cƣờng, 7/13 xã, thị trấn có trƣờng học cao tầng, 135 phòng học kiên cố đạt 41,2% tổng số phòng học, 2 trƣờng tiểu học đạt chuẩn quốc gia. Năm học 2009 – 2010 học sinh tốt nghiệp tiểu học đạt 100%, trung học cơ sở đạt 99,8%, THPT đạt 67,4%, bổ túc THPT đạt 36,9%. Trong năm vừa qua công tác xã hội hoá giáo dục tiếp tục đƣợc đẩy mạnh, đã hoàn thiện đầu tƣ và đƣa vào sử dụng các công trình phục vụ dạy và học nhƣ; Trƣờng tiểu học Sơn Dƣơng, tiểu học Thống Nhất...
Tuy nhiên, cơ sở vật chất dạy và học vẫn còn thiếu hầu hết các trƣờng học đƣợc xây dựng bán kiên cố (12 trƣờng), nhiều trƣờng còn thiếu sân chơi, thiếu nhà công vụ... chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu cần thiết cho giảng dạy.
- Y tế:
Trên địa bàn huyện có 01 bệnh viện tuyến huyện, 01 phòng khám đa khoa khu vực, 14 trạm y tế xã, thị trấn với tổng số 146 giƣờng bệnh trong đó bệnh viện 80. Tổng số cán bộ công nhân viên ngành y tế trong huyện hiện có 144 ngƣời, trong đó có 35 bác sỹ, 92 y sỹ, dƣợc sỹ cao cấp 1, hộ lý 5.
- Văn hóa, thông tin:
Mạng lƣới truyền thanh, truyền hình có bƣớc phát triển, phản ánh kịp thời các hoạt động chính trị, văn hoá - xã hội, kinh tế ở địa phƣơng. Hệ thống đài phát thanh đã phủ sóng đạt 65%, nâng số thôn có trạm phát thanh lên 66/82 thôn trong huyện. Phong trào "Toàn dân đoàn ết xây dựng đời sống
văn hoá ở hu dân cư" ngày càng phát triển. Đến nay có 100% thôn, khu xây dựng quy ƣớc thôn khu văn hoá, tỷ lệ hộ gia đình văn hoá năm 2010 đạt 80,5%, số thôn xóm, khu đạt danh hiệu khu dân cƣ tiên tiến là 60%. 44/82 thôn, khu có nhà văn hoá, 13/13 xã có điểm bƣu điện - văn hoá, 80/82 thôn, khu có nhà văn hoá.
- Thể dục - thể thao:
Trên địa bàn huyện hiện có 1 sân vận động trung tâm huyện, 01 nhà thi đấu trung tâm huyện, ngoài ra còn có các sân thể dục - thể thao khác ở các xã, thị trấn và trong các trƣờng học, cơ quan trên địa bàn huyện.
Thể dục - thể thao ngày càng phát triển mạnh trong các cơ quan, đơn vị và trong nhà trƣờng. Hàng năm duy trì tổ chức các giải thi đấu thể thao chào mừng các ngày kỷ niệm, các ngày lễ lớn của đất nƣớc nhƣ: Cầu lông, bóng bàn, bóng đá...
Tuy nhiên, cơ sở vật chất ngành thể dục - thể thao còn hạn hẹp về số lƣợng và quy mô, chƣa đủ trang thiết bị cho việc luyện tập và thi đấu, đặc biệt là các môn thể thao thành tích cao.
- Năng lượng:
Hệ thống lƣới điện đã phủ kín toàn huyện, 13/13 xã, thị trấn đã có điện lƣới Quốc gia (có 96,8% số hộ đƣợc sử dụng điện lƣới quốc gia, còn lại 3,2% số hộ dùng thuỷ điện nhỏ ở các xã Kỳ Thƣợng, Đồng Sơn và Đồng Lâm).
Trong thời gian tới khi các cụm công nghiệp, du lịch, đô thị... phát triển đòi hỏi phải có quỹ đất xây dựng mạng lƣới truyền tải điện... để bổ sung nguồn điện đáp ứng cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.
- Bưu chính - viễn thông:
Hệ thống bƣu chính viễn thông đƣợc xây dựng và phát triển ngày càng hiện đại, phát triển đến khắp các địa phƣơng hiện nay huyện có 1 bƣu điện trung tâm và 13 bƣu điện xã, thị trấn. Chất lƣợng dịch vụ đƣợc nâng cao, phục vụ kịp
thời thông tin liên lạc của nhân dân. Tính đến năm 2010 toàn huyện có số thuê bao điện thoại cố định đạt 26 máy/100 dân.
- Thực trạng phát triển hệ thống chợ:
Hoạt động kinh doanh thƣơng mại dịch vụ có bƣớc phát triển, nhƣng tăng trƣởng còn chậm so với yêu cầu. Toàn huyện hiện có 6 chợ lớn nhỏ, trong đó 01 chợ loại II, 5 chợ loại III. Hệ thống chợ ở các xã tuy đa dạng nhƣng chƣa đƣợc trang bị hiện đại, cơ sở vật chất hầu hết còn nghèo nàn, đó là hạn chế lớn tới sự phát triển của mạng lƣới thƣơng mại dịch vụ trong huyện.
Chợ là một loại hình thƣơng mại truyền thống, đƣợc hình thành và phát triển cùng với sự phát triển của nền kinh tế xã hội, chợ là không gian chứa đựng các hoạt động thƣơng mại, là sự tồn tại của thị trƣờng ở mỗi địa phƣơng, là nơi diễn ra các hoạt động mua bán, trao đổi hàng hoá và dịch vụ của các đối tƣợng họp chợ, sự hình thành mạng lƣới chợ trong thời gian qua đã tạo điều kiện cho sản xuất, kinh doanh phát triển. Hoạt động của chợ đã thu hút nhiều lao động, góp phần giải quyết việc làm cho ngƣời lao động xã hội, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu sản xuất, tăng trƣởng kinh tế địa phƣơng, thông qua hoạt động của chợ đã đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống của dân cƣ.
Trong điều kiện phát triển nền kinh tế theo cơ chế thị trƣờng, mạng lƣới các cửa hàng thƣơng mại của nhà nƣớc đang dần co lại, thì việc quy hoạch, phát triển hệ thống chợ là hết sức cần thiết nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu của sản xuất và phục vụ nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của mọi tầng lớp nhân dân.
Chƣơng 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN