Thời kỳ phát triển của đất nước

Một phần của tài liệu bai hoan chinh (Trang 28 - 40)

Những năm 1986-1995 (Trước đổi mới)

Thấp 387

Trung bình 102

Khá giả 11

Cao 0

Những năm 1995-2007 (Sau đổi mới, trước hội nhập) Thấp 23 Trung bình 355 Khá giả 113 Cao 9 Từ 2007 đến nay (Sau hội nhập) Thấp 11 Trung bình 211 Khá giả 268 Cao 10

Khảo sát về đinh hướng phát triển trong tương lai, đa số người dân vẫn tiếp tục như hiện tại và chưa có ý định mở rộng quy mô sản xuất của mình. Lý do chính là vốn cho việc mở rộng. Hiện nay đa số người dân đều có vấn đề về vốn. Vốn tự có thì rất ít, không đủ để phát triển, vay vốn thì gặp khó khăn. Cho nên mặc dù muốn phát triển nhưng lại không có đủ điều kiện để phát triển. Vì vậy mong muốn của nhân dân làng Nhị Khê nói chung đều là mong muốn có 1 nguồn vốn để có thể mở rộng sản xuất và phát triển thêm để nâng cao thêm mức thu nhập cho bản thân và gia đình, từ đó mà cải thiện chất lượng cuộc sống. Điều này đặc biệt hiện rõ ở những hộ nghèo trong làng, vấn đề cơ bản nhất là họ không có vốn để có thể làm nền tảng cho sự phát triển kinh tế.

Hiện nay người dân trong làng cũng còn gặp nhiều khó khăn cần được khắc phục. Dưới đây là những khó khăn mà chính những người dân trong làng mong muốn sẽ được giúp đỡ từ phía bên ngoài. Điều mong muốn khắc phục nhất, nổi cộm nhất, đó là vấn đề rác thải làng nghề. Khi kinh tế chưa

phát triển thì phần rác thải này làm củi đun nhưng từ khi có bếp ga, bếp điện thì những vật liệu thừa này đều không sử dụng đến. Hiện nay chưa có 1 doanh nghiệp hay tổ chức nào thu mua số vật liệu thừa này và một điều đang tiếc là tất cả lượng rác thải đều được đổ ra đường làng. Chỉ sau một vài năm thôi mà vấn đề rác thải ô nhiễm trở thành 1 vấn đề to lớn của làng Nhị Khê. Thực tế cũng không riêng gì làng Nhị Khê mà theo khảo sát sơ bộ của chúng tôi thì hầu hết các làng nghề ở Việt Nam đều gặp vấn đề này, và đều cần một giải pháp hiệu quả để giải quyết vấn đề. Thứ hai, đó là mong muốn có 1 chi nhánh ngân hàng (như ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Agribank hay ngân hàng đầu tư và phát triển BIDV… ) được đặt tại làng và ngay cả cấp chính quyền địa phương cũng sẵn sàng hỗ trợ mọi mặt về đất đai, nhân lực...để có thể xây dựng được 1 chi nhánh ngân hàng tại đây. Đó là hai mong muốn mà hiện nay người dân không biết khắc phục thế nào mặc dù biết chúng vẫn đang tồn tại.

Tựu chung lại, trong quá trình khảo sát và sau khi tổng kết, thống kê số liệu, nhóm chúng tôi đã rút ra được rất nhiều điểm mà làng Nhị Khê cần tiếp tục duy trì và phát triển, cũng như những điểm cần khắc phục để có thể phát triển kinh tế một cách nhanh chóng và vững bền hơn. Thông qua khảo sát về tình hình kinh tế của người dân làng Nhị Khê, Thường Tín, Hà Nội, chúng tôi rút ra được một số điểm đặc biệt cần chú ý, giúp ích cho việc đưa ra giải pháp để nâng cao đời sống người dân. Nhìn chung, về mặt bằng của kinh tế hộ gia đình trong làng là khá đồng đều và đều ở mức trung bình và khá giả. Vì vậy đây là một đà tiến vững chắc để có thể giúp phát triển kinh tế của từng hộ gia đình. Phương tiện lao động dùng trong sản xuất hiện nay đang ở mức thô sơ, chưa được hiện đại hóa, vì vậy mà năng suất tuy nhỏ, chưa thể làm được với số lượng lớn nhưng trái lại, sản phẩm lại có sức cạnh tranh cao do đa dạng về mẫu mã, dễ làm theo đơn đặt hàng. Vấn đề nan giải nhất mà người dân cần để

mở rộng sản xuất, thuê thêm thợ thuyền, đó chính là do bị vấp phải vấn đề ‘Vốn’. Hiện nay tại làng, vấn đề vay vốn của người dân là hết sức khó khăn, vì vậy người dân dù muốn nhưng vẫn chưa thể thực hiện được ý nguyện làm giàu của mình. Nếu vấn đề hiện tại là Vốn thì vấn đề tương lai chính là nguyên vật liệu. Nguyên vật liệu càng ngày càng cạn kiệt dần do nạn khai thác rừng bừa bãi, chỉ chặt phá rừng mà không cải tạo. Vì vậy, vấn đề có thể nói là sống còn với người dân trong tương lai, giúp người dân duy trì sự phát triển ổn định, chính là nguồn nguyên vật liệu đầu vào. Thông qua khảo sát về Ước tính chi tiêu của người dân, chúng ta đã thấy được sự phản ánh về trình độ nhận thức cũng như tình hình kinh tế thực tế của nhân dân trong làng. Các tiện nghi trong gia đình đầy đủ nhưng tỉ lệ tham gia bảo hiểm còn thấp, chi tiêu cho giải trí chưa cao, điều này chứng tỏ mức sống của người dân làng Nhị Khê chưa thực sự cao đến mức làm người dân quá quan tâm, chăm lo đến đời sống tinh thần và bảo đảm cho sức khỏe của bản thân. Nhưng thay vào đó, nhận thức về vấn đề giáo dục, đầu tư cho tương lai lại rõ rệt. Chính điều này sẽ là yếu tố quyết định sự phát triển ổn định, lâu dài cho làng Nhị Khê trong tương lai. Khảo sát về phương hướng phát triển của người dân, có thể thấy được một số vấn đề mà người dân muốn khắc phục để có thể đi lên trong kinh tế. Hiện nay một thực trạng là hầu hết các hộ gia đình đều chưa có một định hướng nhất định là có mở rộng quy mô sản xuất hay không, nếu mở rộng thì sẽ mở rộng như thế nào…đơn giản là vị họ còn thiếu những yếu tố cơ bản để có thể nghĩ đến việc phát triển kinh tế gia đình mình. Điều phải nói đến đầu tiên, chính là nhận thức, chí hướng quyết tâm làm giàu của người dân. Nếu có được điều này kết hợp với một phương thức hợp lý thì dù có vấn đề to lớn đến đâu cũng sẽ được giải quyết, sẽ đưa được kinh tế gia đình đi lên. Thứ hai, đó là vấn đề vốn, hiện nay người dân để tiếp cận với nguồn vốn vay là rất khó nên đa số người dân tuy chưa hài lòng với quy mô sản xuất hiện tại nhưng

cũng không có cách nào để phát triển được. Thức ba, để có thể phát triển một cách bền vững, vấn đề rác thải làng nghề cần phải được khắc phục ngay. Hiện nay, trong làng, rác thải làng nghề la liệt, chỗ nào cũng có. Lý do là người dân không thể tiêu thụ được số vật liệu thừa này, không còn cách nào khác là đổ hết tất cả ra đường. Đây là một vấn đề cấp thiết, không chỉ vì sự phát triển của làng Nhị Khê mà còn vì sự phát triển chung của xã hội, vì sự trong sạch cả môi trường.

Thông qua việc thực hiện điều tra khảo sát bằng phiếu khảo sát dành cho người dân đang sinh sống và làm việc trong phạm vi làng Nhị Khê, Thường Tín Hà Nội, chúng tôi đã rút ra được rất nhiều điều đang và sẽ là vấn đề ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế của làng Nhị Khê trong hiện tại và tương lai. Những kết luận của cuộc điều tra này đã giúp chúng tôi có thêm những định hướng cụ thể hơn để có thể khắc phục những mặt yếu, phát huy những mặt mạnh nhằm đưa kinh tế làng Nhị Khê phát triển, giúp nâng cao đời sống kinh tế cho người dân.

II. SO SÁNH ĐỜI SỐNG KINH TẾ NGƯỜI DÂN LÀNG NHỊ KHÊ VỚI NÔNG DÂN VIỆT NAM NÓI CHUNG

1. Đời sống nông dân Việt Nam hiện nay

Trong giai đoạn công nghiệp hóa hiện đại hóa, đời sống kinh tế ngày càng được cải thiện rõ rệt theo tiến trình phát triển đi lên của cả xã hội song cuộc sống của người nông dân Việt Nam nhìn chung vẫn còn nhiều khó khăn.

Đầu tiên là tình hình sản xuất nông nghiệp ngày càng hạn chế, diện tích đất nông nghiệp giảm mạnh do thu hồi đất nông nghiệp phục vụ phát triển công nghiệp, dịch vụ, phục vụ mục đích sử dụng của các khu công nghiệp, các dự án điện, đường, trường, trạm xây dựng cơ sở vật chất cho đời

lớn tới cuộc sống của người nông dân, hàng ngàn lao động bị ảnh hưởng trực tiếp tới công ăn việc làm.

Bên cạnh đó, trên thị trường xuất khẩu, mặt hàng gạo vẫn luôn là thế mạnh đưa Việt Nam trở thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ 2 trên Thế giới, trong khi đó người nông dân Việt Nam vẫn luôn phải bán gạo với mức giá thấp, thậm trí bán tháo và không đủ đáp ứng những nhu cầu vật chất và tinh thần trong cuộc sống. Một vấn đề đặt ra là xuất khẩu gạo tăng trong khi người nông dân vẫn nghèo.

Ở một số làng quê Việt Nam hiện nay, người nông dân phải kết hợp canh tác và sản xuất một số mặt hàng thủ công trong thời gian nông nhàn tuy nhiên sản xuất còn nhỏ lẻ tự phát và chưa đem lại hiệu quả kinh tế cao.

2. Tình hình đời sống nông dân làng Nhị Khê

Quá trình khảo sát thu được một số thông tin đáng chú ý về đời sống kinh tế người nông dân làng Nhị Khê trên mẫu nghiên cứu: 500 hộ gia đình tại làng Nhị Khê, huyện Thường Tín, Hà Nội.

Theo số liệu thống kê về số hộ giàu và hộ nghèo được đánh giá theo tiêu chí của cấp Trung ương thì trong làng có tất cả là 512 hộ, trong đó có 10 hộ khá giả và 11 hộ thuộc diện nghèo

Đời sống vật chất của người dân nơi đây không phải quá nhiều bất tiện nhưng cũng không phải là hoàn toàn đầy đủ tiện nghi. Đơn cử như các loại vật dụng thiết yếu như tivi, tủ lạnh, máy giặt, đồ trang trí… không phải hộ gia đình nào cũng có đủ khả năng trang bị những vật dụng đó. Trong khi một số hộ khá giả có khả năng mua ô tô chuyên trở phục vụ công việc sản xuất hàng hóa của gia đình thì một số hộ nghèo còn không có phương tiện đi lại nhằm

tìm kiếm mối thu mua sản phẩm thủ công hay kiếm nguồn thu nhập phụ trong thời gian nông nhàn.

Với mức bình quân thu nhập: 784.000 VNĐ / 1 người/ 1 tháng đem so sánh với tương quan thu nhập trong làng qua biểu đồ sau:

Hình II-4: Biểu đồ tương quan thu nhập của người dân trong làng

Có thể dễ dàng nhận thấy qua biểu đồ và thông tin nêu trên, đa số các hộ không có được mức thu nhập cần thiết để đáp ứng hoàn toàn mọi nhu cầu thực tế của gia đình. Nhìn chung đời sống vẫn còn gặp nhiều khó khăn và thiếu thốn đối với một địa phương thuộc khu vực ven đô với chi phí sinh hoạt

nước với chỉ số lạm phát gia tăng như hiện nay.

Mức thu nhập trung bình thấp đã ảnh hưởng đến tình hình đầu tư giáo dục không mấy sáng sủa ở địa phương này. Qua quá trình khảo sát và phỏng vấn, có thể nhận thấy nếu đầu tư cho trẻ em đi học và học cao, tùy hộ gia đình có con em đang theo học tại các cấp giáo dục, đặc biệt là kể đến cấp giáo dục đại học tính cả sinh hoạt phí dành cho sinh viên đang theo học tại các trường CĐ ĐH trên thành phố thì tỉ lệ % thu nhập dành cho đầu tư giáo dục sẽ chiếm phần lớn thu nhập của gia đình. Ví dụ như có 13/500 hộ tham gia phỏng vấn có con em đang theo học đại học trên thành phố Hà Nội chỉ chiếm một tỉ lệ nhỏ khoảng 2.6% số hộ trong làng, nhưng các hộ này phải dành trên 50% tổng thu nhập của cả gia đình đầu tư cho con em đi học. Mặt khác một số gia đình gặp khó khăn cũng chỉ đủ điều kiện cho con học hết cấp phổ cập giáo dục sau đó ở lại địa phương tham gia quá trình sản xuất.

Thu nhập thấp đồng nghĩa với việc một số nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí cũng không thể đáp ứng được. Tỉ lệ % thu nhập ước tính chi tiêu cho giải trí (du lịch, lễ hội,…) so với thu nhập chỉ dao động ở mức 0-10%. Nhiều hộ dân cả năm cũng chỉ được tham gia một hoạt động duy nhất đó là ngày hội làng nghề vào Tháng 3 âm lịch.

Có thể thấy, để giải quyết tình trạng đời sống còn nhiều khó khăn thiếu thốn này, vấn đề vướng mắc nhất đối với người dân làng tiện Nhị Khê, đó chính là vấn đề về “Vốn”. Đa số hộ gia đình trong làng có số vốn nhỏ, mô hình kinh tế hộ gia đình, không đủ điều kiện để có thể tăng thêm quy mô sản xuất cả về chiều sâu lẫn chiều rộng.

Đời sống sản xuất chủ yếu là nông nghiệp kết hợp tiểu thủ công nghiệp với công cụ sản xuất còn thô sơ, máy móc tự cải tiến, sản xuất nhỏ lẻ

chưa đem lại hiệu quả kinh tế cao. Thêm vào đó hiện nay diện tích đất trồng tại địa phương đang giảm mạnh.

III.ĐÁNH GIÁ, NHẬN XÉT

Nhìn tổng quan, đời sống người nông dân Nhị Khê không phải là một ngoại lệ so với cuộc sống của người nông dân trên khắp lãnh thổ Việt Nam, họ còn gặp nhiều khó khăn rất chung như thiếu ruộng đất, thu nhập ít ỏi từ nghề nông không đủ để nuôi sống bản thân và gia đình. Mặc dù cuộc sống của người nông dân đang dần được cải thiện trong suốt tiến trình phát triển đi lên hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước. Trong thời buổi kinh tế thị trường hiện nay đời sống kinh tế ở làng tiện Nhị Khê vẫn còn nhiều vướng mắc cần được giải quyết, cải thiện hệ thống vốn tín dụng, cải thiện điều kiện vật chất và tư liệu sản xuất- sinh hoạt của người dân, vấn đề rác thải làng nghề, và các vấn đề nhằm thúc đẩy sự phát triển đời sống kinh tế của một làng nghề Việt Nam nói riêng , giữ gìn bản sắc và phát triển làng nghề truyền thống của dân tộc Việt Nam nói chung…

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO ĐỜI SỐNG KINH TẾ LÀNG NHỊ KHÊ

I. SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỜI SỐNG KINH TẾ

Việc nâng cao chất lượng đời sống kinh tế cho người nông dân làng nghề Nhị Khê là một vấn đề cấp thiết hiện nay đối với người dân cũng như chính quyền địa phương nói riêng và chính quyển các cấp nói chung:

Cuộc sống cuả người nông dân làng Nhị Khê còn gặp nhiều khó khăn. Tình hình ruộng đất nông nghiệp ở Nhị Khê là tình hình chung của nông thôn Việt Nam, quĩ đất trồng giảm do thu hồi đất nông nghiệp phát triển các dự án đầu tư công nghiệp. Hiện nay người nông dân Nhị Khê đã không thể hoàn toàn trông chờ vào việc sản xuất lương thực thực phẩm và các cây hoa màu nữa, sản xuất nông nghiệp chủ yếu là tự cấp tự túc, lúa gạo sản xuất ra chủ yếu chỉ đủ để phục vụ nhu cầu của gia đình, một số rất ít dùng để trao đổi mua bán do vậy việc sản xuất nông nghiệp không thể trở thành nguồn thu nhập chính của các hộ gia đình ở đây.

Tình hình sản xuất và kinh doanh sản phẩm thủ công truyền thống ở Nhị Khê từ việc là một nghề tay trái hiện nay đã trở thành một trong những nguồn thu nhập chính của các hộ gia đình, có nhiều người chuyển đổi phương thức sản xuất hàng thủ công truyền thống sang các mặt hàng thủ công mĩ nghệ và di cư vào khu nội đô nhằm tìn kiếm nguồn việc …

Có thể thấy, vấn đề “vốn” là vấn đề cơ bản để có thể giúp cải thiện đời sống kinh tế cho người dân làng Nhị Khê. Trong khi đó hệ thống cho vay vốn cũng như hoạt động tài chính ngân hàng ở địa phương này hoạt động chưa thực sự hiệu quả, để có thể vay vốn người dân thường phải thông qua

nhiều thủ tục và phải đi rất xa mới có thể tiếp cận nguồn vốn vay của Ngân

Một phần của tài liệu bai hoan chinh (Trang 28 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w