Biểu đồ tương quan thu nhập của người dân trong làng

Một phần của tài liệu bai hoan chinh (Trang 33 - 53)

Có thể dễ dàng nhận thấy qua biểu đồ và thơng tin nêu trên, đa số các hộ khơng có được mức thu nhập cần thiết để đáp ứng hoàn toàn mọi nhu cầu thực tế của gia đình. Nhìn chung đời sống vẫn cịn gặp nhiều khó khăn và thiếu thốn đối với một địa phương thuộc khu vực ven đơ với chi phí sinh hoạt

nước với chỉ số lạm phát gia tăng như hiện nay.

Mức thu nhập trung bình thấp đã ảnh hưởng đến tình hình đầu tư giáo dục khơng mấy sáng sủa ở địa phương này. Qua quá trình khảo sát và phỏng vấn, có thể nhận thấy nếu đầu tư cho trẻ em đi học và học cao, tùy hộ gia đình có con em đang theo học tại các cấp giáo dục, đặc biệt là kể đến cấp giáo dục đại học tính cả sinh hoạt phí dành cho sinh viên đang theo học tại các trường CĐ ĐH trên thành phố thì tỉ lệ % thu nhập dành cho đầu tư giáo dục sẽ chiếm phần lớn thu nhập của gia đình. Ví dụ như có 13/500 hộ tham gia phỏng vấn có con em đang theo học đại học trên thành phố Hà Nội chỉ chiếm một tỉ lệ nhỏ khoảng 2.6% số hộ trong làng, nhưng các hộ này phải dành trên 50% tổng thu nhập của cả gia đình đầu tư cho con em đi học. Mặt khác một số gia đình gặp khó khăn cũng chỉ đủ điều kiện cho con học hết cấp phổ cập giáo dục sau đó ở lại địa phương tham gia quá trình sản xuất.

Thu nhập thấp đồng nghĩa với việc một số nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí cũng khơng thể đáp ứng được. Tỉ lệ % thu nhập ước tính chi tiêu cho giải trí (du lịch, lễ hội,…) so với thu nhập chỉ dao động ở mức 0-10%. Nhiều hộ dân cả năm cũng chỉ được tham gia một hoạt động duy nhất đó là ngày hội làng nghề vào Tháng 3 âm lịch.

Có thể thấy, để giải quyết tình trạng đời sống cịn nhiều khó khăn thiếu thốn này, vấn đề vướng mắc nhất đối với người dân làng tiện Nhị Khê, đó chính là vấn đề về “Vốn”. Đa số hộ gia đình trong làng có số vốn nhỏ, mơ hình kinh tế hộ gia đình, khơng đủ điều kiện để có thể tăng thêm quy mơ sản xuất cả về chiều sâu lẫn chiều rộng.

Đời sống sản xuất chủ yếu là nông nghiệp kết hợp tiểu thủ công nghiệp với công cụ sản xuất cịn thơ sơ, máy móc tự cải tiến, sản xuất nhỏ lẻ

chưa đem lại hiệu quả kinh tế cao. Thêm vào đó hiện nay diện tích đất trồng tại địa phương đang giảm mạnh.

III.ĐÁNH GIÁ, NHẬN XÉT

Nhìn tổng quan, đời sống người nông dân Nhị Khê không phải là một ngoại lệ so với cuộc sống của người nông dân trên khắp lãnh thổ Việt Nam, họ còn gặp nhiều khó khăn rất chung như thiếu ruộng đất, thu nhập ít ỏi từ nghề nông không đủ để nuôi sống bản thân và gia đình. Mặc dù cuộc sống của người nông dân đang dần được cải thiện trong suốt tiến trình phát triển đi lên hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước. Trong thời buổi kinh tế thị trường hiện nay đời sống kinh tế ở làng tiện Nhị Khê vẫn còn nhiều vướng mắc cần được giải quyết, cải thiện hệ thống vốn tín dụng, cải thiện điều kiện vật chất và tư liệu sản xuất- sinh hoạt của người dân, vấn đề rác thải làng nghề, và các vấn đề nhằm thúc đẩy sự phát triển đời sống kinh tế của một làng nghề Việt Nam nói riêng , giữ gìn bản sắc và phát triển làng nghề truyền thống của dân tộc Việt Nam nói chung…

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO ĐỜI SỐNG KINH TẾ LÀNG NHỊ KHÊ

I. SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỜI SỐNG KINH TẾ

Việc nâng cao chất lượng đời sống kinh tế cho người nông dân làng nghề Nhị Khê là một vấn đề cấp thiết hiện nay đối với người dân cũng như chính quyền địa phương nói riêng và chính quyển các cấp nói chung:

Cuộc sống cuả người nơng dân làng Nhị Khê cịn gặp nhiều khó khăn. Tình hình ruộng đất nơng nghiệp ở Nhị Khê là tình hình chung của nơng thơn Việt Nam, quĩ đất trồng giảm do thu hồi đất nông nghiệp phát triển các dự án đầu tư công nghiệp. Hiện nay người nông dân Nhị Khê đã không thể hồn tồn trơng chờ vào việc sản xuất lương thực thực phẩm và các cây hoa màu nữa, sản xuất nông nghiệp chủ yếu là tự cấp tự túc, lúa gạo sản xuất ra chủ yếu chỉ đủ để phục vụ nhu cầu của gia đình, một số rất ít dùng để trao đổi mua bán do vậy việc sản xuất nơng nghiệp khơng thể trở thành nguồn thu nhập chính của các hộ gia đình ở đây.

Tình hình sản xuất và kinh doanh sản phẩm thủ cơng truyền thống ở Nhị Khê từ việc là một nghề tay trái hiện nay đã trở thành một trong những nguồn thu nhập chính của các hộ gia đình, có nhiều người chuyển đổi phương thức sản xuất hàng thủ công truyền thống sang các mặt hàng thủ công mĩ nghệ và di cư vào khu nội đơ nhằm tìn kiếm nguồn việc …

Có thể thấy, vấn đề “vốn” là vấn đề cơ bản để có thể giúp cải thiện đời sống kinh tế cho người dân làng Nhị Khê. Trong khi đó hệ thống cho vay vốn cũng như hoạt động tài chính ngân hàng ở địa phương này hoạt động chưa thực sự hiệu quả, để có thể vay vốn người dân thường phải thông qua

nhiều thủ tục và phải đi rất xa mới có thể tiếp cận nguồn vốn vay của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nơng thơn Việt Nam Agribank. Họ có nguyện vọng có một ngân hàng đặt văn phòng đạt diện ở khu vực thị xã để thuận tiện cho việc tiếp cận nguồn vốn phát triển kinh tế hàng hóa thủ cơng nghiệp.

Trước tình hình đời sống của người nông dân làng tiện Nhị Khê hiện nay yêu cầu phát triển đời sống kinh tế là vô cùng cấp thiết nhằm đáp ứng nhu cầu cuộc sống sinh hoạt, đầu tư cho giáo dục và chăm sóc y tế… của người nơng dân làng nghề, đồng thời giữ gìn nghề thủ cơng truyền thống, khắc phục các vấn đề còn tồn tại nhằm cải thiện cuộc sống tốt đẹp hơn.

II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HIỆN NAY

Sau khi phân tích thực trạng đời sống kinh tế làng Nhị Khê, chúng tơi tìm hiểu những giải pháp để nâng cao đời sống kinh tế đã được đưa ra ở địa phương. Việc này sẽ giúp cho chúng tơi nhận thấy những tồn tại, thiếu sót của những giải pháp hiện nay, đồng thời đề xuất những giải pháp bổ sung giải quyết khó khăn.

1.Những chính sách chung của nhà nước

Những chính sách nhà nước đưa ra hiện nay nhằm xây dựng nơng thơn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lí, gắn nơng nghiệp với phát triển nhanh cơng nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; đồng thời đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao.

a) Xây dựng hạ tầng cơ sở phục vụ cho việc phát triển kinh tế

Để cải thiện đời sống kinh tế, nâng cao chất lượng của giao thông là một vấn đề bức thiết, đặc biệt là đối với việc phát triển kinh tế nông thôn. Nguyên nhân là do tầm quan trọng của hệ thống giao thơng đối với q trình

rất nhiều yếu kém, có thể trở thành rào cản cho q trình phát triển kinh tế. Phần lớn nguồn vốn dùng để phát triển giao thông là vay từ ngân hàng thế giới (WB2), ngân hàng phát triển châu Á (ADB), ngân hàng hợp tác quốc tế Nhật Bản (JBIC), nguồn vốn viện trợ phát triển (ODA), vốn FDI và hợp tác cơng - tư (PPP); ngồi ra từ ngân sách nhà nước, ngân sách địa phương (đối với các cơng trình giao thơng cấp địa phương).

Trong những năm qua, chi phí mà nhà nước cũng như chính quyền địa phương dành cho phát triển giao thơng liên tục tăng. Đó là do có nhiều tuyến đường mới được xây dựng và các tuyến đường cũ được tu sửa. Điều này cho thấy sự quan tâm của các cấp chính quyền tới việc cải thiện đời sống của người dân nơi đây.

Quốc lộ 1A chạy qua làng Nhị Khê. Đây là tuyến giao thơng chính để người dân làng Nhị Khê giao du, buôn bán với các vùng khác. Người dân làng cho rằng tuyến đường này đã đáp ứng được nhu cầu đi lại và giao lưu giữa các vùng của họ, chất lượng đường tốt, hầu như không phải tu sửa.

Trong làng có một con đường chính chạy xun làng do nhà nước kết hợp với chính quyền xã Nhị Khê tổ chức xây dựng để phục vụ dự án phát triển du lịch làng nghề trong đó có làng nghề tiện Nhị Khê, được đưa vào sử dụng được từ năm 2005. Tuyến đường này còn được gọi là tuyến đường du lịch làng nghề vì được xây dựng trong dịp tổ chức kỉ niệm 625 năm ngày sinh của danh nhân Nguyễn Trãi, với mục đích chính là tạo điều kiện để quảng bá hình ảnh quê hương của Nguyễn Trãi và du lịch làng nghề. Kinh phí để xây dựng tuyến đường trên 3 tỉ đồng. Chi phí tu sửa tuyến đường một phần được lấy trong ngân sách nhà nước, riêng ủy ban nhân dân xã đầu tư trên 200 triệu. Từ khi đưa vào sử dụng, con đường này đã được tu sửa 3 lần. Đầu đường đặt

một trạm thu phí dành cho ơ tơ với mức phí: 10k/ơ tơ con, 20/ ơ tơ to chở gỗ hoặc chở cát

Với mục đích mở rộng du lịch đối với làng nghề, nhà nước kết hợp với chính quyền huyện Thường Tín cũng xây dựng một bãi đỗ xe rộng. Bãi đỗ xe được đưa vào sử dụng từ năm 2005. Đến nay, mỗi khi có dịp hội làng, tết, hay lễ giỗ danh nhân Nguyễn Trãi, giao thông trong làng vẫn khơng ùn tắc hay ảnh hưởng gì.

Hiện tại cịn có một con đường chạy thông từ quốc lộ 1A đến bãi đá sông Hồng đang được thi công, vừa để tạo điều kiện phát triển cả du lịch làng nghề Nhị Khê lẫn du lịch sơng Hồng với rất nhiều di tích lịch sử như đền thờ Nguyễn Trãi và Nguyễn Phi Khanh, nhà của cụ Lương Văn Can, bãi tự nhiên và đền thở Chử Đồng Tử - Tiên Dung,…. vừa để tăng thêm khả năng giao lưu, thơng thương ra hướng sơng Hồng nhằm góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế làng nghề.

Bên cạnh việc phát triển giao thơng, nhà nước ta cịn chú trọng tới việc

cải tạo và xây dựng thêm các cơng trình cơng cộng. Trong dịp tổ chức kỉ niệm ngày sinh của danh nhân Nguyễn Trãi, nhà nước đã đầu tư kinh phí để tu sửa những di tích của Nguyễn Trãi như Trại ổi, ao Huê - nơi Nguyễn Trãi dạy học khi ông không làm quan nữa, tu sửa đền thờ Nguyễn Trãi, xây dựng tượng đài Nguyễn Trãi. Hiện tại nhà nước kết hợp với chính quyền địa phương đang lên kế hoạch cho một dự án với chi phí ước tính lên tới 30 tỉ đồng để cải tạo, khơi phục các di tích lịch sử trên địa bàn huyện Thường Tín, trong đó tiêu biểu có làng Nhị Khê và quảng bá, phát triển du lịch làng nghề. Nhà nước cũng đầu tư vốn cùng với ngân sách của chính quyền địa phương để xây mới hoặc tu sửa nhiều cơng trình cơng cộng phục vụ cho nhu cầu của nhân dân bao gồm trường học, trạm xá, cơ quan.

khả năng giao dịch, mở rộng thị trường cho sản phẩm của làng nghề và nâng cao dân trí. Vì vậy nhà nước đã đưa ra chính sách ưu đãi giá dịch vụ Internet

dành cho làng nghề nhằm khuyến khích người dân tiếp cận với hệ thống hữu dụng này.

Bảng II-1: Giá dịch vụ Internet ADSL/MegaVNN theo phương thức trả trọn gói hàng tháng áp dụng từ ngày 1 tháng 10 năm 2009:

STT Tên gói Tốc độ cam kết tối đa (dowload/upload)

Mức cước:

đồng/tháng

Đối với làng nghề

Mức cước: đồng/tháng Đối với thuê bao thông thường 1 Mega Easy 1.536 Kbps/512 Kbps 150.000 250.000 2 Mega Family 2.048 Kbps/512 Kbps 245.000 350.000 3 Mega Extra 2.560 Kbps/512 Kbps 385.000 550.000 4 Mega Maxi 3.072 Kbps/640 Kbps 585.000 900.000

Ngồi ra, các làng nghề cịn được miễn cước đấu nối hoà mạng với trường hợp lắp đặt mới trên đơi dây th bao có sẵn và lắp đặt mới cùng dịch vụ điện thoại cố định.

Nếu như trước đây người dân làng Nhị Khê sống chủ yếu nhờ thu nhập từ nông nghiệp (trồng lúa), nghề tiện chỉ là nghề phụ, quy mơ rất nhỏ, ít người làm, đem lại thu nhập khơng đáng kể thì từ những năm cuối của thập niên 80, khi nhà nước bắt đầu thực hiện chính sách đổi mới và mở cửa thị trường thì thủ cơng nghiệp ở nơi đây cũng được khuyến khích và tạo điều kiện để bắt đầu mở rộng sản xuất, phổ biến rộng rãi hơn và đi vào giai đoạn phát triển mạnh mẽ cho đến ngày nay.

Nhà nước tạo điều kiện để người dân mở rộng quy mô sản xuất cả trong nông nghiệp lẫn thủ công nghiệp. Sản xuất manh nhúm được chuyển sang sản xuất tập trung. Năm 1992, nhà nước có đưa ra chính sách giao đất cho nơng dân và “dồn ô thửa nhỏ thành ơ thửa lớn”, giúp cho việc tích tụ đất đai trong nơng nghiệp và thuận tiện hơn cho người dân trong việc làm nông nghiệp. Đối với thủ công nghiệp, nhà nước cũng khuyến khích các hộ gia đình vay vốn mở rộng sản xuất nhằm phục vụ nhu cầu của thị trường.

c) Quy hoạch đô thị, khu công nghiệp

Từ khi thành phố Hà Nội mở rộng diện tích, nhà nước có chủ trương đẩy mạnh phát triển kinh tế theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa cho huyện Thường Tín – nơi tập trung nhiều làng nghề với tiềm năng kinh tế lớn. Hiện nay tồn bộ đất nơng nghiệp của xã Nhị Khê được đặt trong quy hoạch đô thị của thành phố Hà Nội. Nhờ đó các nhà đầu tư đã quan tâm nhiều hơn đến việc đưa vốn về đây.

Kế hoạch quy hoạch lại đất đai của làng nghề Nhị Khê cũng đang được xem xét và thơng qua, theo đó tất cả nhà xưởng của các hộ sản xuất sẽ được tập trung lại một khu ở sát với làng, tạo điều kiện cho tập trung sản xuất, hợp tác làm ăn giữa các hộ, và giải quyết tình trạng rác thải làng nghề rải rác trong làng gây ô nhiễm.

đất nông nghiệp của xã Nhị Khê. Khu công nghiệp mới này hứa hẹn sẽ giúp cho các hộ sản xuất ở làng nghề tiếp cận hơn với các doanh nghiệp đầu tư.

d) Hỗ trợ người dân và tổ chức vay vốn

Từ năm 2009, theo chương trình hỗ trợ đối với các làng nghề ở Việt Nam, ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn đã hạ mức lãi suất cho vay đối với các cá nhân và tổ chức thuộc làng nghề xuống cịn 4%. Khi mua máy móc, thiết bị cơ khí, phương tiện chế biến và máy vi tính để hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn, người dân sẽ được vay tối đa 100% giá trị hàng hóa và hồn tồn được miễn lãi suất (riêng máy vi tính, số tiền được vay tối đa là năm triệu đồng). Nếu mua các sản phẩm vật tư nông nghiệp, người dân được vay tối đa số tiền bằng 100% giá trị hàng định mua nhưng không vượt quá bảy triệu đồng/ha. Với vật liệu xây dựng làm nhà ở, số tiền được vay hỗ trợ lãi suất không vượt quá 50 triệu đồng.

Mới đây, Bộ Kế hoạch và đầu tư đã đề nghị thành lập Quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, tập trung vốn trong và ngoài nước để hỗ trợ các làng nghề, khơng chỉ chú trọng vấn đề vốn mà cịn hỗ trợ đào tạo nhân lực và phát triển thị trường

e) Thúc đẩy thành lập hiệp hội làng nghề

Ngày 22/5/2005, hiệp hội làng nghề Việt Nam được thành lập. Đây là tổ chức xã hội - nghề nghiệp, gồm các đơn vị sản xuất, kinh doanh ngành nghề

Một phần của tài liệu bai hoan chinh (Trang 33 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w