Trên đây là một số cách thức hiện thực hóa giải pháp nâng cao chất lượng đời sống kinh tế cho người nơng dân làng Nhị Khê nói riêng và người dân các làng nghề thủ cơng nói chung. Việc nâng cao chất lượng nguồn lao động này có thể tốn một khoản tiền, vì vậy cần sự hỗ trợ từ cấp trên và sự đóng góp của chính người dân.
trọng để đảm bảo phát triển bền vững. Điều đó khơng những tạo điều kiện cho sản xuất được thuận lợi mà còn mở ra một tiềm năng phát triển du lịch của địa phương.
Hiện nay, một vấn đề đáng quan tâm trong đời sống sản xuất đó là việc xử lí gỗ thải từ q trình sản xuất. Với đặc điểm là làng nghề thủ công chuyên về sản xuất đồ gỗ, việc một lượng lớn gỗ thừa được thải ra là một điều không thể tránh khỏi. Trước đây, do các gia đình dùng bếp củi nhiều, đây không phải là một vấn đề quan trọng. Ngày nay, khi đời sống kinh tế gia đình khá giả hơn, càng ngày ngày càng có nhiều hộ gia đình chuyển qua sử dụng bếp ga, bếp từ…Vì vậy, nếu khơng kịp thời có biện pháp xử lí chất thải này, mơi trường làng nghề sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, về lâu dài có thể ảnh hưởng đến kinh tế và chính sức khỏe của người dân.
May thay, lượng gỗ thải này hồn tồn có thể xử lí được. Một trong những biện pháp địa phương có thể sử dụng đó là sản xuất gỗ ép, gỗ dán. Tuy nhiên, mặc dù biện pháp này cũng đã được tính đến nhưng do lượng gỗ thải ra từ từng hộ không đủ để bán với số lượng lớn cho các doanh nghiệp.
Chúng tôi xin đề xuất một biện pháp xử lí khác. Đầu tiên cần có một nhóm người đứng ra chuyên thu lại gỗ thừa. Sau đó họ có thể phân loại gỗ dựa theo chất lượng của nó. Cuối cùng, việc xử lí gỗ thừa có thể được thực hiện bằng 2 cách:
Thứ nhất, nếu loại gỗ có chất lượng khơng tốt, người chịu trách nhiệm vẫn có thể mang đến các cơ sở sản xuất gỗ ép rồi tạo ra những đồ dùng sinh hoạt thường ngày cho chính người dân địa phương hoặc làm đồ lưu niệm. Đặc biệt, chỉ cần sự khéo léo và sáng tạo, những sản phẩm từ gỗ thừa này sẽ trở
nên có giá trị và được thị trường ưa chuộng trong khi giá cả phù hợp với túi tiền người tiêu dùng.
Thứ hai, với những loại gỗ có chất lượng tốt, người chịu trách nhiệm có thể bán cho những doanh nghiệp sản xuất gỗ dán, gỗ ép với số lượng lớn. Cơng việc này địi hỏi sự chủ động tìm kiếm đối tác và khả năng đàm phán, giữ gìn sự hợp tác lâu dài của người phụ trách.
M ột vấn đề cần lưu ý là, những người đảm nhận công việc này phải là người đại diện cho toàn bộ địa phương với tinh thần trách nhiệm và sự nhiệt tình trong cơng việc cao. Số tiền thu được từ cơng việc này có thể được trích một phần cho những người phụ trách, phần còn lại đưa vào quỹ của địa phương.
Có thể nói, Nhị Khê là một vùng đất có tiềm năng du lịch rất lớn với lịch sử lâu đời, có những người con làm rạng danh quê hương và hơn hết là thế mạnh là làng nghề truyền thống. Tuy nhiên, tiềm năng du lịch này chưa được khai thác đúng mức. Việc tạo ra mơi trường văn minh, sạch đẹp cịn là vấn đề bố trí hợp lí khơng gian sản xuất và giữ gìn cảnh quan làng xóm. Thêm vào đó, chúng ta nên đầu tư cho các khu di tích, các xưởng sản xuất để tổ chức những buổi tham quan làng nghề. Điều đó khơng những mang lại một khoản thu nhập cho làng mà cịn có tác dụng quảng bá thương hiệu rất tốt.
3.Tạo sự liên kết trong và ngoài địa phương
Từ xưa đến nay, sự liên kết đã chứng tỏ vai trị quan trọng của nó trong bất cứ lĩnh vực nào. Trong lịch sử đấu tranh và bảo vệ tổ quốc, mọi cuộc kháng chiến của đất nước ta đều cần có sự đồn kết một long của tất cả các tầng lớp nhân dân. Trước đây, các nước đế quốc hay các nước xã hội chủ nghĩa muốn phát triển lên cũng phải hình thành các liên minh của riêng mình. Ngày nay, việc hợp tác phát triển cũng diễn ra trên quy mơ tồn thế giới. Vì
tồn bộ các gia đình trong làng là một phần khơng thể thiếu được. Đó là sự hợp tác nền tảng, căn bản trước khi có sự hợp tác lớn hơn: hợp tác giữa các địa phương, các quốc gia…
Ở đây, chúng tơi xin đề xuất một số hình thức liên kết. Có rất nhiều hình thức liên kết, vì vậy chúng tơi phân ra làm hai loại cơ bản đó là Liên kết trong và Liên kết ngồi.
a) Liên kết trong
Liên kết trong là hình thức liên kết giữa người dân, giữa các hộ sản xuất trong làng với nhau. Hình thức liên kết này sẽ tạo nền tảng cho các hình thức liên kết ngồi được thuận lợi. Tuy nhiên, Liên kết trong đòi hỏi người dân phải có chung mục tiêu vươn lên làm giàu, nhất trí đồng lịng thì mới có thể thực hiện tốt.
Ý tưởng chung cho hình thức Liên kết trong đó là tạo ra sự đồng bộ, chun mơn hóa trong sản xuất và kinh doanh. Đó chính là một xu hướng phát triển chung của thời kì cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa ngày nay.
Muốn tăng khả năng cạnh tranh với các vùng và với các nước khác, ngay chính trong bản thân địa phương lại cần giảm sự cạnh tranh, hình thành nên một tổ chức mạnh. Vì vậy, chúng tơi đề nghị các hộ sản xuất các mặt hàng giống nhau và liên kết lại với nhau. Việc liên kết lại sẽ tạo điều kiện xây dựng một xưởng lớn, đầu tư thêm nhiều máy móc, cơng cụ sản xuất cải tiến. Trong những xưởng sản xuất đó, cơng việc nên được chia ra làm các khâu chuyên mơn hóa và cần sự tổ chức một cách khoa học. Như vậy năng suất lao động sẽ tăng lên, nhu cầu vốn sẽ được đáp ứng từ sự đóng góp giữa các gia đình, và đầu ra cho sản phẩm cũng dễ dàng hơn.
Trong q trình hợp tác, liên kết đó, những người chủ gia đình có thể lập ra một ban quản trị với một người điều hành chính, mỗi người trong ban chịu trách nhiệm về một mảng khác nhau như sản xuất, giao dịch, nhân lực… Lợi nhuận thu được từ sự liên kết này sẽ được chia theo phần trăm đóng góp giữa các hộ.
Ví dụ:
Bảng III-2: Ví dụ về cách thức phân chia thu nhập giữa các hộ liên kết sản xuất và kinh doanh
Khoản đóng góp Phần trăm đóng góp & lợi nhuận
Lợi nhuận (giả sử tổng là 60 triệu) Hộ A 15.000.000 VNĐ 37.5% 22.500.000 VNĐ Hộ B 25.000.000 VNĐ 62.5% 37.500.000 VNĐ Tổng 40.000.000 VNĐ 100% 60.000.000 VNĐ
Cũng trong mạch ý tưởng trên, chúng tôi đề xuất việc mở ra các trung tâm hoặc các nhóm phụ trách các cơng việc khác nhau. Khi mỗi người có một cơng việc nhất định để làm, họ có thể tập trung vào cơng việc đó hơn mà khơng bị phân tán bởi những nhiệm vụ khác. Các nhóm này có thể được thành lập từ các hộ liên kết, hoặc đại diện cho cả làng. Một trong những trung tâm hoặc nhóm quan trọng cần thành lập đó là “Trung tâm/Nhóm Thiết kế mẫu mã hàng hóa”. Đây khơng chỉ là nơi tập hợp những con người có óc sáng tạo cao, mà còn là nơi nghiên cứu xu hướng hướng thị trường. Cơng việc thiết kế và tìm hiểu thị trường này là vơ cùng quan trọng, bởi lẽ nhu cầu thị trường vơ cùng đa dạng và nhanh chóng thay đổi. Nếu khơng kịp nắm bắt các xu hướng của thị trường, chúng ta sẽ dễ dàng mất đi các cơ hội hợp tác làm ăn và phát
và tiếp thị sản phẩm. Đây sẽ là cầu nối quan trọng giữa khách hàng và nhà sản xuất. Cơng việc này có thể được coi là một nghề nghiệp của những người phụ trách.
b) Liên kết ngoài
Liên kết ngồi là hình thức liên kết giữa các hộ trong làng hoặc cả địa phương với các tổ chức bên ngồi vì lợi ích chung.
Trong thời đại tồn cầu hóa ngày nay, một cá nhân hay một tập thể khơng thể thành công nếu thiếu đi sự hợp tác bên ngồi. Vì vậy, việc xây dựng mối quan hệ với các tổ chức bên ngồi là một chính sách quan trọng mà địa phương cần lưu tâm.
Ngân hàng là một trong những nơi quan trọng nhất cần hợp tác. Theo khảo sát cho thấy có tới 98% người dân được hỏi cho biết họ gặp khó khăn về vốn để mở rộng sản xuất. Vì vậy rất cần có một chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp ở địa phương. Trong vấn đề này địa phương nên tích cực, chủ động liên hệ với phía ngân hàng, tìm hiểu lí do có thể khiến ngân hàng gặp khó khăn trong việc mở đại lí để cùng tháo gỡ, đồng thời xây dựng mối quan hệ lâu dài với phía đối tác.
Một phần quan trọng nữa trong hợp tác với các tổ chức khác đó là việc liên kết với các doanh nghiệp. Ngoài việc tự mở các cửa hàng, hay tìm các đối tác, địa phương có thể quảng bá và bán sản phẩm qua các siêu thị nội thất như Melinh PLAZA, Vietbuild… Phương pháp này giúp cho các mặt hàng của địa phương nhanh chóng tiếp cận được với người tiêu dùng.
Trước khi có năng lực mở rộng ra tìm kiếm đối tác nước ngồi và xuất khẩu, địa phương có thể tìm cách tiếp cận với đối tác nước ngoài qua kênh
thương mại điện tử. Đây là một biện pháp khơng hề tốn kém lại giải quyết được nhiều khó khăn trong vấn đề xuất khẩu như ngơn ngữ, văn hóa, kinh nghiệm…Một trang web thương mại mà địa phương có thể tham khảo là eBay.vn. Đây là cổng thương mại xuyên thế giới đầu tiên, và đã vào Việt Nam gần đây. Không những hỗ trợ doanh nghiệp về mặt ngơn ngữ, eBay cịn có thê giúp doanh nghiệp trao đổi, hướng dẫn và giải quyết những thắc mắc từ phía khách hàng. Đặc biệt, eBay cịn cung cấp một tính năng giúp doanh nghiệp có thể đấu giá sản phẩm của mình để thu hút khách hàng và tăng lợi nhuận. Vì vậy, đây là một phương pháp dễ dàng và hiệu quả mà địa phương sớm có thể thực hiên được.
Để có thể liên kết thuận lợi, trước tiên các doanh nghiệp địa phương cần có những hiểu biết căn bản về kinh doanh và thị trường. Tuy nhiên, kinh nghiệm trong lĩnh vực này không thể dễ dàng có được. Vì vậy, người dân nên chủ động nhờ tư vấn từ phía các chuyên gia. Họ sẽ giúp người dân đưa ra những quyết định phù hợp.
Tóm lại, mỗi phương pháp, định hướng trên đây có thể phù hợp với những đối tượng khác nhau và còn cần sự vận dụng một cách sang tạo, linh hoạt của mỗi cá nhân. Hơn nữa, các biện pháp này không thể thực hiện được nếu chỉ do một tay các cán bộ quản lí và chịu trách nhiệm; những người dân có năng lực cũng nên nhiệt tình tham gia cơng tác đổi mới này. Tuy nhiên, chúng tôi hi vọng rằng các giải pháp này sẽ có ý nghĩa thiết thực giúp người dân nâng cao chất lượng đời sống kinh tế của mình.
KẾT LUẬN
Dễ dàng nhận thấy, người nông dân là một lực lượng lao động đông đảo trong xã hội Việt Nam. Bởi vậy trong tiến trình xây dựng đất nước theo hướng
kinh tế nhằm đáp ứng những nhu cầu thiết yếu nhất trong cuộc sống cho người nông dân là một nhiệm vụ cấp thiết đặt ra đối với toàn Đảng, tồn dân. Mặc dù người nơng dân làng nghề Nhị Khê là một số ít ỏi trong số hàng triệu người nông dân trên cả nước nhưng việc giải quyết những điểm bất cập trong cuộc sống vật chất của họ cũng như việc duy trì và bảo tồn làng nghề truyền thống cũng cần được nhà nước, các cấp chính quyền và các tổ chức, cá nhân quan tâm, chăm lo. Thơng qua q trình nghiên cứu và khảo sát, chúng tôi đã thấy được một số vấn đề còn tồn tại trên địa bàn làng tiện Nhị Khê, từ đó chúng tơi cũng xin đưa ra một số đề xuất nhằm giải quyết những tồn tại bất cập đó.
Có thể nói rằng một số vấn đề bất cập lớn nhất trong đời sống sản xuất kinh tế của người nơng dân làng tiện Nhị Khê đó là hạn chế về chất lượng nguồn lao động trong hạn chế về quản lí sản xuất, hợp tác liên kết trong và ngoài địa phương, và một vấn đề quan trọng nhất đảm bảo phát triển bền vững đó là vấn đề rác thải làng nghề cũng như vấn đề tái chế và xử lí chúng để tạo ra nguồn thu nhập đáng kể cho người dân.
Nhằm giải quyết các vấn đề bất cập nói trên, nhóm sinh viên nghiên cứu khoa học đã đề xuất một số giải pháp lấy yếu tố con người làm nền tảng để giải quyết vấn đề về chất lượng nguồn lao động, đặc biệt là đối với các kĩ năng về quản lí sản xuất tập trung. Bên cạnh đó, việc xử lí và tái chế rác thải làng nghề tạo nguồn thu nhập cũng được chúng tôi chú trọng trong số các giải pháp đề ra ở trên. Đưa những giải pháp tổng thể trên trở thành hiện thực cần có sự vận dụng linh hoạt và một sự liên kêt chặt chẽ giữa trong và ngoài địa phương. Đặc biệt hơn nữa các giải pháp trên sẽ được thực hiện một cách có hiệu quả nhất nếu có sự ủng hộ của nhân dân và các cấp chính quyền địa phương.
Nếu có thêm những kiến thức cần thiết, thời gian, kinh nghiệm cũng như kinh phí và khắc phục được một số điểm cịn hạn chế, nhóm sinh viên nghiên cứu chúng tơi tin tưởng rằng chúng tơi có thể nghiên cứu sâu hơn với định hướng đúng đắn về vấn đề phát triển kinh tế cho người nông dân làng nghề Nhị Khê. Điều chúng tôi tha thiết muốn làm cho người dân nơi đây không chỉ là đề xuất những giải pháp mà chúng tôi xin được đi vào những đề án cụ thể của việc thực hiện những giải pháp này như thế nào. Hơn nữa chúng tôi cũng mong muốn nghiên cứu thêm đề xuất và trực tiếp tham gia tiến hành thực hiện những dự án thiết thực nhằm nâng cao chất lượng đời sống kinh tế cho người nơng dân làng tiện Nhị Khê nói riêng cũng như nghiên cứu sâu hơn những đề tài cấp cao hơn nhằm đưa ra những đề xuất thiết thực hơn để giải quyết những bất cập trong đời sống của lực lượng đơng đảo người nơng dân Việt Nam nói chung.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Website: http://www.hoinongdan.org.vn
- http://www.rfi.fr/actuvi/articles/118/article_5380.asp
-Tài liệu lưu hành nội bộ: Lễ Hội Nhị Khê (tháng 10/2001)
-Báo cáo Tổng kết công tác Chi bộ Nhiệm kỳ 2006-2008 và Phương hướng nhiệm vụ Nhiệm Kỳ 2008-2010.
pid=NzFDQjBDMEI&key=L%C3%A0ng+ngh%E1%BB%81+Nh%E1%BB %8B+Kh%C3%AA&type=A0&stype=0
-Nguyễn Trãi trong lòng quê hương Nhị Khê:
http://www.hanoimoi.com.vn/newsdetail/1000_nam_thang_long/306548/nguyen- trai-trong-long-que-huong-nhi-khe.htm
- Nhị Khê- Làng quê văn hiến: http://www.1000namthanglonghanoi.vn/index.php? act=news_detail&Cat_Level1=100&Cat_Level2=103&View=1567&Level=2
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Giới thiệu làng tiện Nhị Khê
Trước cách mạng tháng 8 năm 1945, làng Nhị Khê là một xã (nhất xã nhất thôn) thuộc Tổng Cổ Hiền, huyện Thượng Phúc, phủ Thường Tín, tỉnh Hà Đơng. Sau này, Nhị Khê là một trong bốn làng của xã Nhị Khê, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây. Ngày nay, làng thuộc huyện Thường Tín, TP Hà Nội. Dưới đây là một số nét khái quát về làng nghề.
1. Lịch sử
Trước đây, Nhị Khê có tên gọi là Làng Dũi. Theo gia phả của các dòng họ, từ xa xưa, vùng đất này có tên là Trại Ổi, hay Ngọc Ổi. Tương truyền đây là vùng đất đẹp, phong cảnh hữu tình, lại có nghề tiện độc đáo. Vào thời Lý, có một dịp nhà vua xi thuyền rồng từ Thăng Long theo dịng sơng Tơ Lịch về phía nam, qua vùng Trại Ổi thấy trù phú, dọc hai bờ song hoa