Bảng II-3: Một số vấn đề khó khăn của người dân làng Nhị Khê

Một phần của tài liệu bai hoan chinh (Trang 25 - 28)

Máy móc, công cụ sản xuất 0

Đầu ra cho sản phẩm 9

Thiểu lao động 57

Cạnh tranh với các địa phương khác, với nước ngoài 23

Khác 0

Tổng số hộ gia đình: 500 hộ

Hình II-2: Những khó khăn trong sản xuất

Qua biểu đồ có thể thấy, gặp khó khăn nhất đối với người dân làng tiện Nhị Khê, đó chính là vấn đề về “Vốn”. Đa số hộ gia đình trong làng có số vốn nhỏ, không đủ điều kiện để có thể tăng thêm quy mô cả về chiều sâu lẫn chiều rộng của sản xuất trong gia đình. Chính vì vậy, vấn đề “vốn” là vấn đề cơ bản để có thể giúp cải thiện đời sống kinh tế cho người dân làng Nhị Khê. Một điểm nữa, tuy không phải vấn đề tồn tại hiện nay mà mang tính chất lâu dài, đó chính là nguồn nguyên vật liệu cho sản xuất. Như chúng ta đã biết, nguồn tài nguyên của đất nước và thế giới không phải là vô tận, mà đang dần cạn kiệt, chính vì vậy , nguồn nguyên liệu đầu vào của dân làng cũng sẽ là một

vấn đề về lâu về dài cần khắc phục để có thể duy trì một đời sống kinh tế, một ngành nghề truyền thống theo hướng ổn định và lâu dài.

3.Tìm hiểu về lối sống, nếp nghĩ của người dân

Nhìn chung quá trình phát triển nền kinh tế hộ gia đình trong làng cũng đi theo quá trình phát triển đất nước. Trước những năm đổi mới, đời sống kinh tế của đại bộ phận người dân là ở mức trung bình. Nghề tiện đã có lâu đời và đây là một nghề tay trái giúp duy trì cuộc sống cho mọi người dân ở các thời kỳ khác nhau của làng Nhị Khê. Vì vậy mà người dân trong làng luôn có mức sống ổn định và so với xã hội là ở mức trung bình. Tiến đến thời kỳ đổi mới, trong làng đã xuất hiện những hộ có mức sống cao nhờ nghề gia truyền của cha ông, sản phẩm họ làm ra có tính cạnh tranh nên đã bứt lên so với các hộ khác thành hộ có mức kinh tế cao. Đến thời kỳ hội nhập, mức sống của các hộ gia đình trong thôn lại có một chút thay đổi và biến động. Nhờ hội nhập mà có người đã biết tận dụng cơ hội, nhanh chóng hòa nhập, đưa kinh tế hộ gia đình phát triển khá giả, cũng có những hộ gia đình, kinh tế vẫn luôn giữ ở mức trung bình. Những gia đình có đời sống kinh tế thấp là do chưa biết tận dụng cơ hội, chưa tạo nên nguồn vốn cho riêng mình nên luôn gặp khó khăn về vốn để có thể mua nguyên vật liệu và cải tiến máy móc, mở rộng sản xuất. Thêm nữa, đa số những hộ nghèo đều có những biến động nhất định trong cuộc sống của gia đình như đầu tư tiền để chữa bệnh…Như vậy, chính sự thay đổi và biến động về mức sống của các hộ gia đình trong làng qua các thời kỳ đã phản ánh phần nào lối sống và nếp nghĩ của người dân làng Nhị Khê, đã biết thay đổi lối sống cho phù hợp với xã hội, thay đổi nếp nghĩ để có thể kịp thời hòa nhập và tận dụng cơ hội để phát triển trong thời kỳ hội nhập hiện nay.

thời kỳ phát triển của đất nước

Một phần của tài liệu bai hoan chinh (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w