Thu nhập hàng tháng (Tính theo đầu người)
Số hộ
Trên 1 triệu VNĐ 10
Dưới 600.000 VNĐ 11 Tổng số hộ gia đình: 500 hộ
Thu nhập tính trung bình của cả làng Nhị Khê: 784.000 VNĐ / 1 người
Hình 2: Tương quan thu nhập trong làng
Dựa vào biểu đồ, ta thấy hầu hết tất cả người dân trong làng đều có số thu nhập trung bình 1 người / 1 tháng là từ 600.000VNĐ – 1.000.000VNĐ. Tuy nhiên, trong làng vẫn có sự phân hóa giàu nghèo nhất định, có những hộ gia đình thu nhập chỉ khoảng 300.000VNĐ – 400.000VNĐ / 1người thì có những hộ lại có thu nhập trên 1.000.000VNĐ / 1 người, tuy nhiên số lượng hộ giàu và hộ nghèo trong làng cũng không lớn so với tổng số dân cư của cả làng. Như vậy có thể nói, nền kinh tế thị trường khơng chỉ tác động đến toàn bộ xã hội mà từng bộ phận của xã hội, cụ thể là làng Nhị Khê, cũng đã bị tác động một cách sâu sắc. Có những hộ gia đình có nhà cao cửa rộng, đầy đủ
mọi tiện nghi, nhưng trong khi đó, lại có hộ gia đình sống trong những căn nhà cấp 4, chi tiêu dè dặt, chỉ vừa đủ để ni sống mọi người trong gia đình. Đây cũng là một điểm cần khắc phục để có thể đưa kinh tế của cả làng phát triển theo hướng toàn diện và thống nhất.
1. 7 Các loại phương tiện dùng trong lao động
Theo thống kê và thực tế khảo sát thì phương tiện dùng trong lao động, đặc biệt là tiểu thủ công nghiệp tất cả đều là phương tiện thô sơ, được ông cha truyền lại, kết hợp một số cải tiến do người dân tự sáng chế nhằm đạt được năng suất cao và nâng cao chất lượng sản phẩm.
1.8 Các khó khăn thường gặp trong sản xuất và bn bán của gia đình là gì? Bảng 4: Các khó khăn trong sản xuất
Khó khănSố hộ
Vốn 490
Nguồn nguyên liệu sản xuất 14
Máy móc, cơng cụ sản xuất 0
Đầu ra cho sản phẩm 9
Thiểu lao động 57
Cạnh tranh với các địa phương khác, với nước ngoài
23
Khác 0
Hì nh 3: Những khó khăn trong sản xuất
Qua biểu đồ có thể thấy, gặp khó khăn nhất đối với người dân làng tiện Nhị Khê, đó chính là vấn đề về “Vốn”. Đa số hộ gia đình trong làng có số vốn nhỏ, khơng đủ điều kiện để có thể tăng thêm quy mô cả về chiều sâu lẫn chiều rộng của sản xuất trong gia đình. Chính vì vậy, vấn đề “vốn” là vấn đề cơ bản để có thể giúp cải thiện đời sống kinh tế cho người dân làng Nhị Khê.
Một điểm nữa, tuy không phải vấn đề tồn tại hiện nay mà mang tính chất lâu dài, đó chính là nguồn nguyên vật liệu cho sản xuất. Như chúng ta đã biết, nguồn tài nguyên của đất nước và thế giới khơng phải là vơ tận, mà đang dần cạn kiệt, chính vì vậy , nguồn ngun liệu đầu vào của dân làng cũng sẽ là một vấn đề về lâu về dài cần khắc phục để có thể duy trì một đời sống kinh tế, một ngành nghề truyền thống một cách ổn định và lâu dài.
Nhìn chung, qua khảo sát thực tế và các con số thống kê cho thấy, thực trạng đời sống kinh tế của người dân làng Nhị Khê đạt mức trung bình khá so với mức bình quân đời sống của người dân cả nước. Người dân làng có cuộc sống đầy đủ, có ngành nghề để có thể duy trì cuộc sống và tiếp tục phát triển.
Tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số vấn đề trong sản xuất để có thể nâng cao hơn nữa đời sống kinh tế như vốn, lao động hay nguồn nguyên liệu… Có thể nói, đây cũng là những vấn đề chung cho mọi người dân, cho tồn xã hội. Và để có thể nâng cao kinh tế và chất lượng cuộc sống thì điểm cốt yếu là cần phải khắc phục những vấn đề trên một cách hợp lý, hiệu quả và mang tính ổn định, lâu dài.
2. Ước tính chi tiêu
2.1 Các loại đồ dùng sinh hoạt trong gia đình (nếu có) Bảng 5: Các loại đồ dùng sinh hoạt
Đồ dùng của gia đìnhSố hộ TV 500 Tủ lạnh 479 Máy giặt 474 Có đồ trang trí, cây cảnh 490 Xe máy 492 Ơtơ 10
Theo số liệu thống kê về số hộ giàu và hộ nghèo được đánh giá theo tiêu chí của cấp Trung ương thì trong làng có tất cả là 512 hộ, trong đó có 10 hộ giàu và 11 hộ thuộc diện nghèo. Có 100% số hộ có TV, hơn 90% số hộ có tủ lạnh, máy giặt, xe máy…Điều này chứng tỏ 1 điều là kinh tế của từng hộ gia đình trong làng Nhị Khê đang ở mức trung bình và khá giả, trong mỗi hộ gia đình đều có những đồ dùng trong sinh hoat phù hợp với trình độ phát triển của cả xã hội.
2.2 Ước tính chi tiêu cho giải trí (du lịch, lễ hội,…) so với thu nhập hàng tháng:
Bảng 6: Chi tiêu cho giải trí
Phần trăm thu nhậpSố hộ
0-10% 485
10-50% 15
>50% 0
Nhìn chung, người dân trong làng chưa dành nhiều chi tiêu cho giải trí, du lịch, nhà khá giả thì 1 năm đi 2 lần, nhà có mức sống trung bình thì 1 năm 1 lần hoặc vài năm 1 lần, cịn tùy theo sở thích và túi tiền khi đó. Điều này chứng tỏ, nền kinh tế chung của cả làng chưa thực sự cao, vì vậy mà nhu cầu về giải trí theo đó cũng thấp.
2.3 Ước tính chi tiêu cho việc chăm sóc sức khỏe (mua bảo hiểm, khám định kỳ…)
Bảng 7: Chi tiêu cho chăm sóc sức khỏe
Phần trăm thu nhậpSố hộ
0-10% 489
10-50% 11
Qua bảng số liệu ta thấy, ý thức chăm lo sức khỏe của người dân chưa cao, thực tế khảo sát còn cho thấy ngay cả lao động trong gia đình hay hợp đồng th lao động cũng đều khơng có bảo hiểm, chỉ có một số ít gia đình có nguồn kinh tế cao và ổn định thì mới nghĩ đến việc mua bảo hiểm cho bản thân và gia đình.
2.4 Đầu tư giáo dục (Tùy hộ gia đình có con cái đang theo học tại các cấp giáo dục, đặc biệt là cấp giáo dục đại học bao gồm cả sinh hoạt phí dành cho sinh viên đang theo học tại các trường CĐ ĐH)
Bảng 8: Đầu tư giáo dục
Phần trăm thu nhậpSố hộ 0-10% 131 10-50% 356 >50% 13 Phần trăm thu nhập
Chi tiêu cho giải trí (số hộ)
Chi tiêu cho chăm sóc sức khỏe (số hộ)
Đầu tư giáo dục (số hộ)
0-10% 485 489 131
10-50% 15 11 356
>50% 0 0 13
Qua quan sát thực tế và số liệu, tất cả người dân có con đang đi học khi được hỏi thì đều nói là sẵn sàng ni con ăn học đến ít nhất là lớp 12, cịn nếu có khả năng học lên bậc đại học cũng vẫn cố gắng cho con học tiếp. Những gia đình đầu tư giáo dục so với thu nhập >50% thường là những hộ nghèo có con đang đi học, tuy thu nhập gia đình chỉ đủ ăn đủ tiêu nhưng vẫn cố gắng để chi trả học phí cho con cái đi học. Điều này chứng tỏ ý thức thoát ly, phát triển cho thế hệ sau này rất cao. Đây là một dấu hiệu tích cực cho thấy nền kinh tế của làng Nhị Khê có khả năng phát triển lâu dài và ổn định.
3. Tự đánh giá chất lượng đời sống kinh tế
Bảng 9: Tự đánh giá chất lượng đời sống kinh tế
Các thời kỳChất lượng cuộc sốngSố hộ
(Trước đổi mới) Trung bình 102
Khá giả 11
Cao 0
Những năm 1995-2007 (Sau đổi mới, trước hội nhập) Thấp 23 Trung bình 355 Khá giả 113 Cao 9 Từ 2007 đến nay (Sau hội nhập) Thấp 11 Trung bình 211 Khá giả 268 Cao 10
Nhìn chung quá trình phát triển nền kinh tế hộ gia đình trong làng cũng đi theo quá trình phát triển đất nước. Trước những năm đổi mới, đời sống kinh tế của đại phận người dân là ở mức trung bình. Nghề tiện đã có lâu đời và đây là một nghề tay trái giúp duy trì cuộc sống cho mọi người dân ở các thời kỳ khác nhau của làng Nhị Khê. Vì vậy mà người dân trong làng có mức sống ổn định và so với xã hội là ở mức trung bình. Tiến đến thời kỳ đổi mới, trong làng đã xuất hiện những hộ có mức sống cao nhờ nghề gia truyền của cha ơng, sản phẩm họ làm ra có tính cạnh tranh rất cao nên đã bứt lên so với các hộ khác thành hộ có mức kinh tế cao. Đến thời kỳ hội nhập, mức sống của các hộ gia đình trong thơn lại có một chút thay đổi và biến động. Nhờ hội nhập mà có người đã biết tận dụng cơ hội, nhanh chóng hịa nhập, đưa kinh tế hộ gia đình phát triển khá giả, cũng có những hộ gia đình, kinh tế vẫn ln giữ ở mức trung bình. Những gia đình có đời sống kinh tế thấp là do chưa biết tận dụng cơ hội, chưa tạo nên nguồn vốn cho riêng mình nên ln gặp khó khăn
Thêm nữa, đa số những hộ nghèo đều có những biến động nhất định trong cuộc sống của gia đình như đầu tư tiền để chữa bệnh…
Qua tất cả những số liệu thống kê ở trên, ta thấy mức chi tiêu của người dân cũng có chỗ hợp lý và chưa hợp lý. Chưa hợp lý là ở chỗ, sức khỏe là cái cần thiết nhất của con người mà đa số người dân vẫn chưa có ý thức bảo vệ và giữ gìn. Đến khi đau ốm, rất dễ làm kinh tế gia đình bị sụt giảm nghiêm trọng do chi phí khám chữa bệnh lên cao, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế hộ gia đình sau này. Hợp lý là ở chỗ người dân đã biết đầu tư cho giáo dục, một sự đầu tư cho tương lai, cho sự phát triển lâu dài của gia đình nói riêng, và của làng Nhị Khê nói chung. Tóm lại, kinh tế của người dân làng Nhị Khê đã và đang phát triển theo đúng quy luật của cả xã hội Việt Nam qua từng thời kỳ. Vấn đề hiện nay là cần tìm ra giải pháp để có thể tiếp tục duy trì và phát triển để người dân làng có một mức sống cao hơn, ổn định hơn, góp phần vào chính sách chung của cả dân tộc, xây dựng Nhà nước có dân giàu, nước mạnh, xã hội cơng bằng, dân chủ, văn minh.
4. Phương hướng phát triển
Theo thống kê và thực nghiệm phỏng vấn, đa số người dân vẫn tiếp tục như hiện tại và chưa có ý định mở rộng quy mơ sản xuất của mình. Lý do chính là vốn cho việc mở rộng. Hiện nay đa số người dân đều có vấn đề về vốn. Vốn tự có thì rất ít, khơng đủ để phát triển, vay vốn thì gặp khó khăn. Cho nên mặc dù muốn phát triển nhưng lại khơng có đủ điều kiện để phát triển. Vì vậy mong muốn của nhân dân làng Nhị Khê nói chung đều là mong muốn có 1 nguồn vốn để có thể mở rộng sản xuất và phát triển thêm để nâng cao thêm mức thu nhập cho bản thân và gia đình, từ đó mà cải thiện chất lượng cuộc sống. Điều này đặc biệt hiện rõ ở những hộ nghèo trong làng, vấn
đề cơ bản nhất là họ khơng có vốn để có thể làm nền tảng cho sự phát triển kinh tế.
5. Ý kiến của chủ hộ (về việc định hướng nâng cao đời sống kinh tế cho gia đình nói riêng cũng như dân làng Nhị Khê nói chung):
Dựa vào kết quả tổng hợp của nhóm chúng tơi, tất cả ý kiến của dân làng đều tập trung váo các vấn đề sau đây:
• Điều mong muốn khắc phục nhất, nổi cộm nhất, đó là vấn đề rác thải làng nghề. Khi kinh tế chưa phát triển thì phần rác thải này làm củi đun nhưng từ khi có bếp ga, bếp điện thì những vật liệu thừa này đều khơng sử dụng đến. Hiện nay chưa có 1 doanh nghiệp hay tổ chức nào thu mua số vật liệu thừa này và một điều đang tiếc là tất cả lượng rác thải đều được đổ ra đường làng. Chỉ sau một vài năm thôi mà vấn đề rác thải ô nhiễm trở thành 1 vấn đề to lớn của làng Nhị Khê. Thực tế cũng khơng riêng gì làng Nhị Khê mà theo khảo sát sơ bộ của chúng tơi thì hầu hết các làng nghề ở Việt Nam đều gặp vấn đề này, và đều cần một giải pháp hiệu quả để giải quyết vấn đề.
• Mong muốn có 1 chi nhánh ngân hàng (như ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Agribank hay ngân hàng đầu tư và phát triển BIDV… ) được đặt tại làng và ngay cả cấp chính quyền địa phương cũng sẵn sàng hỗ trợ mọi mặt về đất đai, nhân lực...để có thể xây dựng được 1 chi nhánh ngân hàng tại đây.
Phụ lục 4: Danh sách những hộ gia đình được phỏng vấn
1. Gia đ ình ơng Nguyễn Hữu Trụ 2. Gia đình ơng Dương Cơng Mùi 3. Gia đình ơng Nguyễn Tiến Thịnh 4. Gia đình ơng Dương Cơng Hải 5. Gia đình bà Lương Thị Huyền
7. Gia đình ơng Lê Duy Thắng 8. Gia đình ơng Nguyễn Hữu Tồn 9. Gia đình ơng Dương Cơng Tập 10. Gia đình bà Trần Như Thi