5-Bậc Thánh Arahán Paññāvimutta: Bậc Thánh Arahán giải thoát bằng pháp hành thiền tuệ chứng đắc Arahán Thánh Đạo Arahán Thánh

Một phần của tài liệu Con-Duong-Giai-Thoat-Kho-TK-Ho-Phap (Trang 50 - 54)

Quả…

Pháp hành thiền tuệ thuộc về lĩnh vực thực hành, để thực nghiệm thấy rõ, biết rõ thực tánh của các pháp, để chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế. Do đó, phần pháp học (lý thuyết), chỉ là phương tiện để hiểu biết pháp hành thiền tuệ mà thôi, không thể nào diễn tả được thực tánh của các pháp; song do nhờ hiểu biết đúng đắn về pháp học, nên hành giả mới có thể hành đúng theo pháp hành thiền tuệ, đến khi phát sinh trí tuệ thiền tuệ, mới thấy rõ, biết rõ được thực tánh của các pháp, dẫn đến chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế, chứng đắc 4 Thánh Đạo, 4 Thánh Quả và Niết Bàn.

Phần Thực Hành:

Sự Thật Chân Lý (Sacca)

Đức Phật thuyết pháp có 2 sự thật chân lý là: 1-Sammutisacca: Sự thật theo ngôn ngữ chế định.

2-Paramatthasacca: Sự thật chân lý đúng theo Chân nghĩa pháp.

1-Sự thật theo ngôn ngữ chế định như thế nào?

Sự thật này hoàn toàn dựa vào danh từ ngôn ngữ chế định mà người đời đã nói, đã viết thành chữ, đã công nhận là sự thật trong đời, được lưu truyền từ ngàn xưa cho đến nay.

Trong Phật giáo, sự thật theo ngôn ngữ chế định có 2 loại chính:

* Avijjamānapaññatti: Danh từ ngôn ngữ chế địnhkhông dựa thực tánh pháp hiện hữu làm nền tảng.

Ví dụ:

- Về chúng sinh như con người, người đàn ông, người đàn bà, con voi, v.v…

Những danh từ ngôn ngữ chế định này không dựa thực tánh pháp hiện hữu làm nền tảng.

* Vijjamānapaññatti: Danh từ ngôn ngữ chế định dựa thực tánh pháp hiện hữu làm nền tảng.

Ví dụ:

Danh từ gọi: Chân lý Tứ Thánh Đế, Khổ Thánh Đế, Nhân sinh Khổ Thánh Đế, Diệt Khổ Thánh Đế, Pháp hành diệt Khổ Thánh Đế, ngũ uẩn (sắc uẩn, thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, thức uẩn), danh pháp, sắc pháp, thậm chí những danh từ gọi tâm, tâm sở, sắc pháp, Niết Bàn, v.v…

Những danh từ ngôn ngữ chế định này dựa thực tánh pháp hiện hữu làm nền tảng.

Đức Phật thuyết pháp tế độ chúng sinh bằng ngôn ngữPāḷi. Ngôn ngữ Pāḷi mà Đức Phật chế định trong toàn giáo pháp của Ngài, có nguồn gốc từ ngôn ngữ Māgadha của dân tộc Magadha, nhưng dân tộc Magadha nói tiếng Māgadha thì không gọi là tiếng Pāḷi, bởi vì không có mục đích hướng đến giải thoát khổ tử sinh luân hồi trong ba giới bốn loài. Còn ngôn ngữ Pāḷi trong giáo pháp của Đức Phật, có mục đích hướng đến giải thoát khổ tử sinh luân hồi trong ba giới bốn loài.

Thật vậy, giáo pháp của Đức Phật chỉ có một vị duy nhất là vị giải thoát khổ sinh mà thôi. Như Đức Phật đã dạy:

- “Này Pahārāda, như nước đại dương chỉ có một vị duy nhất là ‘vị mặn’. Cũng như vậy, này Pahārāda, Pháp và Luật trong giáo pháp của Như Lai cũng chỉ có một vị duy nhất là ‘vị giải thoát khổ sinh’”.

Này Pahārāda, Pháp và Luật này chỉ có một vị duy nhất là “vị giải thoát khổ sinh”18 .

Đức Phật thuyết giảng chân lý Tứ Thánh Đế trong bài kinh Chuyển Pháp Luân bằng tiếng Pāḷi (Dhammacakkappavattanasuttapāḷi) lần đầu tiên tại khu rừng phóng sinh nai gọi là Isipatana (Chư Phật Độc Giác thường ngự xuống nơi này) để tế độ nhóm 5 Tỳ khưu: Ngài Koṇḍaññā, Ngài Vappa, Ngài Bhaddiya, Ngài Mahānāma Ngài Assaji.

Đức Phật thuyết dạy sự thật chân lý theo ngôn ngữ chế định được ghi chép lại trong Tạng Kinh (Suttantapiṭaka) và Tạng Luật (Vinayapiṭaka).

Muốn biết sự thật chân lý theo ngôn ngữ chế định, bậc thiện trí có thể biết bằng trí tuệ do học hỏi nghiên cứu (sutāmayapaññā) và bằng trí tuệ do tư duy đúng đắn (cintāmayapaññā).

2-Sự thật chân lý đúng theo Chân nghĩa pháp như thế nào?

Sự thật chân lý đúng theo Chân nghĩa pháp(Paramatthadhamma) là pháp có thực tánh hiện hữu, không bị biến thể theo thời gian quá khứ, hiện tại, vị lai; nghĩa là thực tánh ấy trong thời quá khứ như thế nào, thì thời hiện tại và thời vị lai cũng như thế ấy.

Ví dụ: Nhãn thức tâm có phận sự nhìn thấy sắc trần,trong thời quá khứ như thế nào, thì thời hiện tại và thời vị lai cũng như thế ấy.

Sự thật chân lý đúng theo Chân nghĩa pháp hoàn toàn không dựa vào danh từ ngôn ngữ chế định, mà sự thật chân lý đúng y theo thực tánh của mỗi pháp trong 4 Chân nghĩa pháptâm, tâm sở, sắc pháp, Niết Bàn.

Sự thật chân lý đúng theo Chân nghĩa pháp có 2 loại:

a-Sabhāvasacca: Sự thật chân lý đúng theo thực tánh pháp. - Kusaladhamma: Pháp thiện.

- Akusaladhamma: Pháp bất thiện.

- Abyākatadhamma: Pháp vô ký (không phải pháp thiện, không phải pháp bất thiện), v.v...

Đó là những pháp không phải chúng sinh, không phải người, không phải đàn ông, không phải đàn bà, …, không phải vật này, vật kia,… mà chỉ là tất cả thực tánh pháp mà thôi.

Đức Phật thuyết dạy sự thật chân lý đúng theo thực tánh pháp được ghi chép lại trong Tạng Vi Diệu Pháp(Abhidhammapiṭaka).

- Dukkha ariyasacca: Khổ Thánh Đế đó là danh phápsắc pháp thuộc trong tam giới mà bậc Thánh Nhân đã chứng ngộ.

- Dukkhasamudaya ariyasacca: Nhân sinh Khổ Thánh Đế đó là tham ái, mà bậc Thánh Nhân đã chứng ngộ.

- Dukkhanirodhaariyasacca: Diệt Khổ Thánh Đế đó làNiết Bàn, Diệt Khổ Thánh Đế mà bậc Thánh Nhân đã chứng ngộ.

- Dukkhanirodhagāminīpaṭipadāariyasacca: Pháp hành diệt Khổ Thánh Đế đó là pháp hành Bát Chánh Đạo hợp đủ 8 chánh: Chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm và chánh định là pháp hành dẫn đến chứng ngộ Niết Bàn, diệt Khổ Thánh Đế mà bậc Thánh Nhân đã chứng ngộ.

Muốn biết sự thật chân lý đúng theo thực tánh pháp, bậc thiện trí không thể biết bằng trí tuệ do học hỏi nghiên cứu, cũng không thể biết bằng trí tuệ do tư duy đúng đắn; hai loại trí tuệ này làm nhân duyên hỗ trợ để phát sinh trí tuệ do thực hành (bhāvanāmayapaññā) mới có khả năng biết được sự thật chân lý đúng theo thực tánh pháp (nếu không có trí tuệ học và trí tuệ do tư duy, thì không thể phát sinh trí tuệ do thực hành).

Trí tuệ do thực hành đó là trí tuệ thiền tuệ, có 2 loại:

* Lokiyavipassanā:Trí tuệ thiền tuệ tam giới có khả năng thấy rõ, biết rõ được thực tánh các pháp (sabhāvadhamma) của danh pháp, sắc pháp trong tam giới; thấy rõ, biết rõ sự sinh, sự diệt của danh pháp, sắc pháp; thấy rõ, biết rõ trạng thái vô thường, trạng thái khổ, trạng thái vô ngã của danh pháp, sắc pháp.

* Lokuttaravipassanā:Trí tuệ thiền tuệ Siêu tam giớicó khả năng chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế, chứng đắc 4 Thánh Đạo, 4 Thánh Quả và Niết Bàn.

Các Pháp

Pháp của Đức Phật có 2 loại:

1-Paññattidhamma: Chế định pháp. 2-Paramatthadhamma: Chân nghĩa pháp.

1-Chế định pháp(Paññattidhamma): Chế định pháplà pháp do con người căn cứ vào Chân nghĩa pháp có quy ước rõ ràng, chế định đặt ra danh từ để nói, để viết, rồi lưu truyền từ người này sang người khác, từ ngàn xưa cho đến nay.

Chế định pháp có 2 loại chính:

- Atthapaññatti: Chế định về ý nghĩa, hình dạng. - Saddapaññatti: Chế định về danh từ ngôn ngữ.

Một phần của tài liệu Con-Duong-Giai-Thoat-Kho-TK-Ho-Phap (Trang 50 - 54)