1-Sắc tứ đại (mahābhūtarūpa): Là 4 sắc pháp rộng lớn làm nền tảng cho các sắc pháp, gồm có:

Một phần của tài liệu Con-Duong-Giai-Thoat-Kho-TK-Ho-Phap (Trang 67 - 71)

cho các sắc pháp, gồm có:

- Sắc địa đại (paṭhavīdhātu): Chất đất.

- Sắc thủy đại (āpodhātu): Chất nước.

- Sắc hỏa đại (tejodhātu): Chất lửa.

- Sắc phong đại (vāyodhātu): Chất gió.

Sắc tứ đại là sắc pháp có tính chất rộng lớn, có thực tánh rõ ràng.

Sắc tứ đại: Chất đất, chất nước, chất lửa, chất gió, là 4 sắc pháp không thể tách rời được, luôn luôn nương nhờ lẫn nhau, song số lượng của sắc đại nào nhiều nhất thì đóng vai trò chính, và được gọi tên của sắc đại ấy.

Sắc tứ đại ở trong thân của chúng sinh và ở bên ngoài thân của chúng sinh, vạn vật.

a)Sắc địa đại (paṭhavīdhātu): Là sắc pháp có thực tánh rộng lớn, làm nền tảng cho tất cả mọi sắc pháp khác.

* 4 tính chất riêng của sắc địa đại:

- Sắc địa đại có trạng thái cứng hoặc mềm.

- Sắc địa đại có phận sự làm nền tảng cho các sắc pháp khác đồng sinh. - Sắc địa đại là nơi tiếp nhận các sắc đồng sinh, là quả hiện hữu.

- Sắc địa đại có 3 sắc đại: Sắc thủy đại, sắc hỏa đại và sắc phong đại là nguyên nhân gần để phát sinh.

* Sắc địa đại luôn luôn nương nhờ ở 3 sắc đại khác:

- Sắc địa đại nương nhờ sắc thủy đại để làm cho được đông đặc, rắn chắc.

- Sắc địa đại nương nhờ sắc phong đại để chuyển động, rung chuyển. * Sắc địa đại có trạng thái cứng hay mềm:

- Sắc địa đại có trạng thái cứng, là vì chất đất có số lượng nhiều, hơn 3 sắc đại khác và là chính ở trong mọi sắc pháp ấy. Cho nên, khi sắc thân tiếp xúc với địa đại có cảm giác cứng.

Ví như: Xương, sắt, đá, gỗ…

- Sắc địa đại có trạng thái mềm, vì chất đất có số lượng ít, nhưng vẫn nhiều hơn 3 sắc đại khác và cũng là chính ở trong mọi sắc pháp ấy. Cho nên, khi sắc thân tiếp xúc với địa đại có cảm giác mềm.

Ví như: Da thịt, bông gòn,…

Khi sắc thân tiếp xúc với sắc pháp có trạng thái cứng hay mềm đều thuộc về sắcđịa đại(ngoài sắc địa đại ra không có sắc pháp nào khi thân tiếp xúc lại có cảm giác cứng hoặc mềm).

Sắc địa đại là một sắc pháp lớn, là nơi nương nhờ của các sắc pháp khác.

b)Sắc thủy đại (āpodhātu):Là sắc pháp có thực tánh lỏng, thấm vào mọi sắc pháp khác.

* 4 tính chất riêng của sắc thủy đại:

- Sắc thủy đại có trạng thái lỏng hoặc đông đặc.

- Sắc thủy đại có phận sự làm cho tất cả sắc pháp đồng sinh được phát triển.

- Sắc thủy đại làm kết dính tất cả mọi sắc pháp khác đồng sinh vào nhau là quả hiện hữu.

- Sắc thủy đại có 3 sắc đại: Địa đại, hỏa đại, phong đại, là nguyên nhân gần để phát sinh.

* Sắc thủy đại luôn luôn nương nhờ ở 3 sắc đại khác:

- Sắc thủy đại nương nhờ sắchỏa đại để gìn giữ.

- Sắc thủy đại nương nhờ sắcphong đại để chuyển động, rung động. * Sắc thủy đại là sắc pháp có trạng thái lỏng hay đông đặc:

- Sắc thủy đại có trạng thái lỏng, chất nước bình thường có trạng thái lỏng, khi chất nước tiếp xúc với không khí lạnh dưới 00C, chất nước sẽ đông đặc lại thành khối cứng rắn, ví như nước đá. Nếu đem khối nước đá tiếp xúc với hơi nóng, sẽ tan ra thành chất lỏng như bình thường.

- Sắc thủy đại có trạng thái đông đặc, chất nước ở trong chất sáp, chì, đồng, sắt,… khi bị nung đốt, tiếp xúc với sức nóng ở nhiệt độ cao, thì chất sáp, chì, đồng, sắt,… tan ra trở thành thể lỏng trôi chảy. Sự trôi chảy này, không phải là chất nước, mà là chất đất cùng với chất nước. Khi thể lỏng này tiếp xúc với nhiệt độ lạnh, sẽ trở lại đông đặc như trước.

Sắc thủy đại ví như một chất keo gắn dính liền các nguyên tử địa đại vào với nhau.

* Chức năng của sắc thủy đại:

- Sắc thủy đại thấm vào mọi sắc pháp đồng sinh, rồi ở trong sắc pháp ấy. - Sắc thủy đại làm cho tất cả sắc pháp đồng sinh được phát triển tốt. - Sắc thủy đại theo gìn giữ tất cả mọi sắc pháp đồng sinh ấy gắn bó, khắn khít lại với nhau không để rời rạc.

Sắc pháp có trạng thái lỏng hay đông đặc thuộc về sắc thủy đại.

c)Sắc hỏa đại (tejodhātu): Là sắc pháp có trạng thái nóng làm cho chín mềm mọi sắc pháp khác.

* 4 tính chất riêng của sắc hỏa đại:

- Sắc hỏa đại có trạng thái nóng hoặc lạnh.

- Sắc hỏa đại có phận sự làm cho tất cả mọi sắc pháp đồng sinh già dần, đốt cháy cằn cỗi dần.

- Sắc hỏa đại làm cho tất cả mọi sắc pháp đồng sinh khác mềm mại, là quả hiện hữu.

- Sắc hỏa đại có 3 sắc đại: Sắc địa đại, sắc thủy đại, sắc phong đại, là nguyên nhân gần để phát sinh.

* Sắc hỏa đại luôn luôn nương nhờ ở 3 sắc đại khác:

- Sắc hỏa đại nương nhờ sắc địa đại làm nền tảng .

- Sắc hỏa đại nương nhờ sắc thủy đại để làm cho dính lại không rời rạc. - Sắc hỏa đại nương nhờ sắc phong đại để chuyển động, rung chuyển. * Sắc hỏa đại có trạng thái nóng hay lạnh:

- Sắc hỏa đại có trạng thái nóng (uṇhatejo) làm cho tất cả mọi sắc đồng sinh chín dần, mềm mại.

Ví dụ: Nấu cơm, nấu đồ ăn, …

- Sắc hỏa đại có trạng thái lạnh (sītatejo) có thể làm khô héo. * Sắc hỏa đại có 5 loại:

1-Usmātejo: Sắc hỏa đại có nhiệt độ ấm ở trong sắc thân của mỗi chúng sinh.

2-Santappanatejo: Sắc hỏa đại tăng cao nhiệt độ nóng ở thân thể.

3-Dahanatejo: Sắc hỏa đại tăng nhiệt độ nóng lên cao tột bực có thể làm người bệnh phát khùng.

4-Jiraṇatejo: Sắc hỏa đại trong sắc thân làm cho già nua, da nhăn, tóc bạc, răng rụng,…

5-Pācakatejo: Sắc hỏa đại làm phận sự tiêu hoá vật thực.

Trong 5 loại sắc hỏa đại này, có 2 loại sắc hỏa đại luôn luôn có trong thân thể của chúng sinh là usmātejo: Sắc hỏa đại có nhiệt độ ấm trong thân thể, pācakatejo: Sắc hỏa đại là chất lửa làm tiêu hóa vật thực. Còn lại 3

loại sắc hỏa đại kia là do sự biến đổi từ sắc hỏa đại có nhiệt độ ấm trong thân thể (usmātejo) mà có.

- Đối với người bệnh, khi bị cảm sốt, từ usmātejo: Nhiệt độ ấm trong thân thể tăng nhiệt độ nóng lên cao trở thànhsantappanatejo:Sắc hỏa đại tăng nhiệt độ nóng ở thân thể lên cao. Khi nhiệt độ nóng lên cao đến tột bực, trở thànhdahanatejo: Sắc hỏa đại tăng nhiệt độ nóng lên tột bực có thể làm cho người bệnh phát khùng.

- Đối với người bình thường, hằng ngày usmātejo:Nhiệt độ ấm trong thân thể, thiêu đốt các sắc pháp trong thân thể trở thành jiraṇatejo: Hỏa đại làm cho sắc thân già nua, da nhăn, tóc bạc, răng rụng,

Khi sắc thân tiếp xúc với sắc pháp có trạng thái nóng hay lạnh, đều thuộc về sắc hỏa đại.

Một phần của tài liệu Con-Duong-Giai-Thoat-Kho-TK-Ho-Phap (Trang 67 - 71)