Sắc phong đại (vāyodhātu): Làsắc pháp có thực tánh chuyển động, rung chuyển.

Một phần của tài liệu Con-Duong-Giai-Thoat-Kho-TK-Ho-Phap (Trang 71 - 73)

rung chuyển.

* 4 tính chất riêng của sắc phong đại:

- Sắc phong đại có trạng thái di chuyển.

- Sắc phong đại có phận sự làm cho tất cả sắc pháp chuyển động.

- Sắc phong đại làm rung chuyển tất cả sắc pháp đồng sinh là quả hiện hữu.

- Sắc phong đại có 3 sắc: Sắc địa đại, sắcthủy đại, sắchỏa đại là nguyên nhân gần để phát sinh.

* Sắc phong đại luôn luôn nương nhờ ở 3 sắc đại khác:

- Sắc phong đại nương nhờ sắc địa đại làm nền tảng.

- Sắc phong đại nương nhờ sắc thủy đại làm cho nối tiếp, không rời rạc. - Sắc phong đại nương nhờ sắc hỏa đại làm cho gió có nhiệt độ nóng, gió có nhiệt độ lạnh.

- Sắc phong đại trạng thái làm phồng lên, gọi làvitthambhanavāyo: Chất gió làm căng phồng lên, làm cho mọi sắc pháp đồng sinh trở nên cứng rắn.

+ Nếu chất gió căng phồng lên trong thân thể, làm cho người ấy có cảm giác khó chịu mỏi mệt, đau nhức toàn thân.

+ Nếu chất gió căng phồng lên ở vật gì thì làm cho vật ấy cứng rắn. Ví như: Bơm hơi vào trái bóng, bánh xe…

- Sắc phong đại có trạng thái di chuyển, gọi làsamīraṇavāyo: Chất gió làm cho mọi sắc pháp đồng sinh di chuyển.

Chất gió samīraṇavāyo ở trong thân thể chúng sinh, làm cho thân cử động, đi lại được. Chúng sinh đi, đứng, ngồi, nằm, co tay vào, duỗi chân ra… đều do năng lực của chất gió này.

* Chất gió có 6 loại:

1-Uddhaṅgamavāyo: Chất gió bốc lên phía trên. 2-Adhogamavāyo: Chất gió đẩy xuống phía dưới. 3-Kucchiṭṭhavāyo: Chất gió ở trong bụng.

4-Koṭṭhāsayavāyo: Chất gió ở trong ruột già.

5-Aṅgamangānusārīvāyo: Chất gió ở toàn thân thể. 6-Assāsapassāsavāyo: Chất gió hơi thở vô, thở ra. Đó là 6 loại gió ở trong thân thể của mỗi chúng sinh.

Chất gió samīraṇavāyo ở bên ngoài thân thể làm cho rung chuyển, di động từ nơi này đến nơi khác được.

Khi sắc thân tiếp xúc với sắc pháp có trạng thái phồng xẹp, chuyển động, đều là sắc phong đại.

Sắc tứ đại: Sắc địa đại, sắc thủy đại, sắc hoả đại, sắc phong đại có tính chất rộng lớn và có thực tánh rõ ràng.

Trong bộ Abhidhammatthasaṅgaha (Vi Diệu Pháp Yếu Nghĩa) dạy rằng: Xúc trần là đối tượng của thân thức tâmchỉ có 3 sắc đại là:

1-Paṭhavīphoṭṭhabbārammaṇa: Xúc trần, chất đất cứng hoặc mềm.

2-Tejophoṭṭhabbārammaṇa: Xúc trần, chất lửa nhiệt độ nóng hoặc nhiệt độ lạnh.

3-Vāyophoṭṭhabbārammaṇa: Xúc trần, chất gió phồng hoặc xẹp.

Chỉ có chất đất, chất lửa chất gió có thể tiếp xúc trực tiếp với thân tịnh sắc (sắc thân) để phát sinh thân thức tâm, biết được xúc trần: Cứng hoặc mềm (chất đất), nhiệt độ nóng hoặc nhiệt độ lạnh (chất lửa), phồng hoặc xẹp (chất gió).

Riêng về sắc thủy đại không phải là xúc trần, nên không thể biết bằng thân thức tâm.Sắc thủy đại thuộc về pháp trần, nên chỉ có thể biết bằng ý thức tâm. Bởi vì, sắc thủy đại là đối tượng rất vi tế, thân thức tâm không thể tiếp xúc, nhận biết được.

Trong bộ Abhidhammavibhāvinīṭīkā có giảng giải rằng:

Āpodhātuyā sukhumabhāvena phusitaṃ asakkuṇeyyattaṃ vuttaṃ...

“Sắc thủy đại có thực tánh rất vi tế, nên thân tịnh sắc không thể tiếp xúc đối tượng sắc thủy đại được”.

Trong nước lạnh hoặc nước nóng, dĩ nhiên có chất nước nhiều hơn các chất đất, chất lửa, chất gió. Khi sắc thân tiếp xúc, tưởng như tiếp xúc với nước. Nhưng sự thật, khi thân tịnh sắc tiếp xúc nhiệt độ nóng hoặc nhiệt độlạnh, đó là chất lửa;cứng hoặc mềm đó là chất đất; sự chuyển động đó là chất gió.Thân thức tâm chỉ biết được chất đất, chất lửa, chất gió ở trong chất nước ấy. Vì chất nước không thuộc về xúc trần, mà là pháp trần, nên chỉ có thể biết bằng ý thức tâm mà thôi.

Một phần của tài liệu Con-Duong-Giai-Thoat-Kho-TK-Ho-Phap (Trang 71 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(178 trang)