1 Quy ước chế định về ý nghĩa, hình dạng (atthapaññatti)

Một phần của tài liệu Con-Duong-Giai-Thoat-Kho-TK-Ho-Phap (Trang 54 - 56)

Mỗi đối tượng có ý nghĩa, có hình dạng khác biệt, nên có nhiều loại chế định như sau:

*Santānapaññatti: Chế định về khối.

Sự chế định này dựa trên khái niệm về tứ đại (đất, nước, lửa, gió) liên kết lại với nhau thành hình khối.

Ví dụ:

Khái niệm về mặt phẳng của mặt đất, về chiều cao của núi, về chiều dài của sông, về chiều rộng của biển, v.v…

*Samūhapaññatti:Chế định về tổng hợp.

Sự chế định này dựa trên khái niệm các thành phần lớn nhỏ lắp ráp, kết cấu vào với nhau.

Ví dụ:

Khái niệm về sự tổng hợp các phần lớn nhỏ lắp ráp, kết cấu vào với nhau thành chiếc xe, thành cái nhà, v.v…

*Sattapaññatti: Chế định về chúng sinh.

Sự chế định này dựa trên khái niệm căn cứ ngũ uẩn, danh pháp, sắc pháp. Ví dụ:

Khái niệm về con người, về đàn ông, về đàn bà, về chư thiên, về phạm thiên, về con voi, về con ngựa, v.v...

* Disāpaññatti: Chế định về phương hướng.

Sự chế định này dựa trên khái niệm căn cứ Thái dương hệ luân chuyển. Ví dụ:

Khái niệm về phía mặt trời mọc thuộc hướng Đông, về mặt trời lặn thuộc hướng Tây, về hướng Nam, về hướng Bắc, v.v…

* Kālapaññatti:Chế định về thời gian.

Sự chế định này dựa trên khái niệm căn cứ mặt trời. Ví dụ:

Khái niệm về lúc mặt trời mọc là buổi sáng, về lúc mặt trời đứng bóng là buổi trưa, về lúc mặt trời lặn là buổi chiều, ngày, đêm, tháng, năm, v.v…

* Akāsapaññatti:Chế định về hư không.

Sự chế định này dựa trên khái niệm căn cứ khoảng không, do nương nhờ khoảng trống của tứ đại không dính liền với nhau.

Ví dụ:

Khái niệm về hang, động, giếng, hầm, hố, v.v… * Kasiṇapaññatti:Chế định về đề mục kasiṇa.

Sự chế định này dựa trên khái niệm căn cứ vào tứ đại… dùng làm đề mục thiền định.

Ví dụ:

Khái niệm về đề mục đất, về đề mục nước, về đề mục lửa, về đề mục gió, v.v…

* Nimittapaññatti: Chế định về đối tượng của thiền định (tướng của định).

Chế định đối tượng này dựa trên khái niệm, phát sinh do thực hành thiền định, có 3 loại:

- Parikammanimitta: Đối tượng bắt đầu thực hành thiền định. - Uggahanimitta: Đối tượng thô tương tự phát sinh trong tâm. - Paṭibhāganimitta: Đối tượng vi tế trong sáng phát sinh trong tâm.

Tất cả mọi chế định về ý nghĩa (aṭṭha), hình dạng… khác biệt của mỗi đối tượng tùy theo khái niệm hiện rõ trong tâm tưởng, nên đối tượng ấy không còn hiện rõ thực tánh của danh pháp, sắc pháp đúng theo Chân nghĩa pháp, song ý thức tâm có thể nhận biết đối tượng chế định về ý nghĩa ấy theo khái niệm.

Một phần của tài liệu Con-Duong-Giai-Thoat-Kho-TK-Ho-Phap (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(178 trang)