Chế định này không chỉ là về khái niệm đơn thuần, mà còn chế định danh từ ngôn ngữ đặt tên gọi đối tượng, có 2 tính chất đặc biệt là:
- Tâm hướng đến ý nghĩa (aṭṭha). - Làm cho ý nghĩa ấy hướng về tâm. * Tâm hướng đến ý nghĩa
Đó là tính chất của thính giả hoặc độc giả, khi nghe hoặc đọc sách báo, một danh từ ngôn ngữ quen thuộc, tâm hướng đến biết ý nghĩa, hình dạng của danh từ ấy.
Ví dụ:
- Danh từ “mặt đất”, là một mặt bằng do tứ đại kết dính thành khối.
- Danh từ “con voi”, là một con vật có thân hình to lớn, có bốn bàn chân lớn, có cái vòi dài làm lỗ mũi…
* Làm cho ý nghĩa ấy hướng về tâm
Đó là tính chất của người nói hoặc người viết, trước khi nói hoặc viết một danh từ ngôn ngữ nào, thì ý nghĩ hình ảnh của danh từ ấy đã hiện rõ trong tâm của người nói hoặc người viết.
Ví dụ:
- Danh từ “mặt đất”, ở trong tâm hiện rõ hình ảnh một mặt phẳng do tứ đại liên kết thành khối.
- Danh từ “con voi”, ở trong tâm hiện rõ hình ảnh một con vật có thân hình to lớn, có bốn bàn chân lớn, có cái vòi dài làm lỗ mũi, …
- Danh từ “khổ”, “vui”, v.v…
Những danh từ ngôn ngữ này người xưa đã chế định, có quy ước rõ ràng, được lưu truyền lại từ người này sang người khác, từ xưa cho đến nay; dùng để nói, để viết, thông tin, diễn tả ý nghĩa tâm tư, tình cảm của mình, để hiểu biết lẫn nhau.
Chế định về danh từ ngôn ngữ có nhiều loại, trong đó có 2 loại căn bản là: