Huyện 30A đã có nơng nghiệp cơng nghệ cao

Một phần của tài liệu Chuyen+san+QIII+2018 (Trang 27)

cơng nghệ cao

Ở nơi thiên nhiên ưu đãi, đất bazan màu mỡ, nay với sự chịu khó của nơng dân đã khơi dậy vùng đất một thời bị chiến tranh tàn phá ác liệt… Giờ đây, tại Kon Tum rất dễ gặp những bn, làng có hàng chục hộ nông dân giàu lên từ làm nông nghiệp, thu nhập cả tỷ đồng mỗi năm.

Để có cái nhìn khách quan về hiệu quả của việc đầu tư vốn cho khu vực nông nghiệp nông thôn tại Kon Tum, chúng tôi đã chọn KonPlong một huyện 30A nơi có độ cao cách mặt nước biển 1200m đang được “thổi một làn gió mới” của chương trình đầu tư phát triển khu nơng nghiệp cơng nghệ cao giai đoạn 2016 - 2020 phát triển rau, hoa, củ, quả xứ lạnh với quy mô 100 - 150 ha và 1 vùng sản xuất rau, hoa, củ, quả an toàn, cá nước lạnh, sản phẩm từ gia súc ứng dụng công nghệ cao với quy mô 3.000 ha đang được Agribank Kom Tum tích cực triển khai vốn hiệu quả.

Trên đường đi vào huyện Kon Plong, cán bộ tín dụng của Agribank Kon Tum chia sẻ, người dân Kon Tum bây giờ đời sống kinh tế khá hơn trước nhiều lắm. Nông dân chú trọng đến việc vay vốn để đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp. Không những thế, thông qua các hội đoàn thể xã hội, họ cũng từng bước áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào công tác làm đất, chọn giống, kỹ thuật canh tác… Nhờ đó, hiệu quả trong hoạt động sản xuất nông nghiệp ngày càng được nâng cao. Đang miên man theo cảnh thiên nhiên hùng vĩ, xe vượt quãng đường dài nhưng cảm giác thật nhanh, thoắt đã đến Kon Plong nơi đã đi vào huyền thoại của lời bài hát Trường Sơn Đông - Trường Sơn Tây, bên nắng đốt bên mưa dông”. Tầm hơn 9 giờ sáng, cả thị trấn huyện vẫn chìm trong màn sương lóng lánh, khơng khí trong lành mát mẻ, Chủ tịch UBND huyện Kon Plong vừa đi họp dân bàn về mở rộng mơ hình nơng nghiệp cao nhanh miệng chia sẻ mặc dù đây là huyện 30A nhưng thời gian qua, thực hiện các chủ trương, chính sách của Nhà nước khuyến khích, thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư vào phát triển nông nghiệp ứng dụng công

nghệ cao, huyện đã quy hoạch 1.300ha và mời gọi nhà đầu tư, doanh nghiệp vào đầu tư vùng rau hoa quả xứ lạnh, trong đó có gần 200ha dành cho các dự án đầu tư vào nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Chia sẻ với đồn cơng tác, ơng Phạm Huy Phước, Phó Giám đốc Agribank Kon Tum cho biết hiện chi nhánh đã thực hiện triển khai chương trình cho vay nông nghiệp sạch, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo văn bản của Tổng Giám đốc Agribank. Đến ngày 30/06/2018 chi nhánh đã thực hiện cấp tín dụng đối với 02 khách hàng là Công ty TNHH BIOPHAP và Công ty TNHH Nông nghiệp xanh Măng Đen. Công ty TNHH BIOPHAP vay vốn tại Agribank Chi nhánh tỉnh Kon Tum để trồng 7,8 ha cây lâu năm (bao gồm: Cam cara, cam sành, bưởi da xanh, chanh không hạt, tiêu) theo tiêu chuẩn quốc tế tại xã ĐăkPne, huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum. Hiện tại Công ty này đã được chứng nhận các sản phẩm hữu cơ quốc tế, đơn vị thực hiện chứng nhận cho công ty Biophap là công ty Ecocert tại Pháp là đại diện cho 3 trong số những tiêu chuẩn hữu cơ quốc tế uy tín nhất trên thế giới tính đến thời điểm hiện tại: Tiêu chuẩn AB (Châu Âu); Tiêu chuẩn JAS (Nhật Bản); Với Dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, công nghệ hiện đại thuộc danh mục quy định đó là ứng dụng cơng nghệ tới nhỏ giọt có hệ thống điều khiển tự động. Toàn bộ trang trại của Biophap sẽ tạo thành một hệ sinh thái hoàn chỉnh trong đó các nhóm và các lớp sinh vật sẽ liên quan chặt chẽ với nhau và phụ thuộc vào nhau. Điểm nổi bật của trang trại này là sự đa dạng sinh học, nhờ vậy sẽ kiểm soát được khi xảy ra các vấn đề về dịch bệnh và không bao giờ xảy ra tình trạng tồn bộ cây trong trang trại bị tiêu diệt vì một loại sâu bệnh. Cịn Cơng ty TNHH Nông nghiệp xanh Măng Đen vay vốn để sản xuất kinh doanh trồng Cà chua Yatta Farm theo Công nghệ Nhật Bản. Phương án sản xuất kinh doanh được thực hiện tại địa phận Tiểu khu 482, Thôn Tu Rằng, xã Măng Cành, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum.

Tuy nhiên, theo ơng Phạm Đình Phước, hoạt động tín dụng dành cho du lịch xanh phát triển vùng rau, hoa, quả xứ lạnh; vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao cũng gặp khơng ít khó khăn.

Việc sản xuất nông nghiệp công nghệ cao là một lĩnh vực mới, chưa có tiền lệ, vì vậy tiềm ẩn rủi ro khi triển khai. Các ngân hàng cịn khó khăn trong việc xác định dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch theo Quyết định 738/QĐ-KHCN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thơn; cũng chưa có đơn vị đứng ra xác nhận dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao cần có chính sách hỗ trợ; chưa mở rộng các loại tài sản được thế chấp vay vốn bao gồm tài sản hình thành trên đất trang trại, nhà kính… Trong khi, nhiều doanh nghiệp, HTX, hộ gia đình muốn được vay vốn và ngân hàng cũng luôn sẵn sàng, nhưng đây là “điểm nghẽn”. Để giải quyết “điểm nghẽn” này, Agribank Kon Tum đề nghị được tham gia vào quá trình lập phương án, dự án đầu tư đối với lĩnh vực sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Cịn với anh Đơng Quang, Giám đốc Cơng ty TNHH Nông nghiệp xanh Măng Đen, cho rằng điều doanh nghiệp phải tính tốn đầu tiên khi rót vốn vào lĩnh vực này không phải là vốn rẻ hay cơ chế ưu đãi đặc biệt, mà là thị trường tiêu thụ. Vốn là điều kiện quan trọng, song khơng có ý nghĩa quyết định với các dự án nông nghiệp cơng nghệ cao. Nếu có vốn mà khơng định hình được sản phẩm, khơng định hướng được thị trường thì nguy cơ thất bại là rất lớn. Vì vậy, cần có sự liên kết chặt chẽ “4 nhà” (nhà nước, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp, nhà nông). Chia tay Kon Plong trong cái nắng vàng nhẹ ngập lối vào các lô hồ tiêu, cà phê dài tăm tắp ven đường quốc lộ 14B, những cơn gió khẽ tạt vào những dây tiêu đong đưa nghiêng ngả… Cái nóng, cái gió đặc trưng của Tây Nguyên mùa này đã dịu đi nhiều. Những cơn mưa dầm suốt ngày cũng khơng cịn nữa. Giữa cái mênh mông bao la của cao nguyên xanh thẳm, từng lô cao su thẳng tắp nối nhau đến hút tầm mắt như níu lấy chân người… Nay mai, trong một ngày không xa nữa Kon Plong sẽ phát triên phù trú xanh tươi, bà con đồng bào nơi đây khơng cịn cái đói, cái nghèo… mảnh đất lại ươm mầm sinh sôi căng tràn nhựa sống. Ngày mai là một ngày mới.

Một phần của tài liệu Chuyen+san+QIII+2018 (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(51 trang)