SHRIMATI VIMALA GOENKA, B.Sc (1924-2013)

Một phần của tài liệu kheodaycon (Trang 88 - 92)

(1924-2013)

S.N.Goenka, là người Ấn Độ, nhưng sinh ra ở

Miến Điện trong một gia đình thương gia giàu có. Bản thân ơng cũng là người thành công trong kinh doanh. Do có bệnh ở thân, ơng gặp và học thiền với ngài thiền sư U Ba Khin. Từ năm 1969, ông trở về Ấn Độ và bắt đầu dạy thiền Vipassana. (theo Wikipedia)

***

Sayagyi U Ba Khin- trước đây tôi nghĩ ông là một vị thầy già, khô khan, nhạt nhẽo, chỉ biết dạy những gì thích hợp cho các bậc lão niên, những người khơng cịn màng hay thích hợp với những gì mà thế giới bên ngồi dành tặng. Tôi vừa nể, vừa kinh sợ ơng vì tơi đã từng nghe về những lúc ông nổi sân. Tôi chỉ đến tu viện thăm ông khi bị bắt buộc phải đi cùng với người lớn trong gia đình.

Tất cả những tình cảm này lần lượt tan biến trong tôi, khi tôi đã ở bên ông 10 ngày, và học thiền dưới sự hướng dẫn của ông, dầu lần đầu tiên tơi đến đó là do áp lực, chứ không phải do ý tôi muốn.

Tôi khám phá ra thầy Sayagyi U Ba Khin là người rất dễ mến. Ông giống như người cha đối với tơi. Tơi có thể hồn tồn tự do thảo luận với ơng bất cứ vấn đề gì mà tôi đối mặt, và chắc chắn là tôi không chỉ được ông lắng nghe thấu đáo, mà cịn được ơng giúp cho những lời khuyên hữu ích. Những cơn giận của ơng mà người ta nói đến, chỉ là trên bề mặt, còn tận sâu thẳm trong ông chấp chứa tình thương u khơng bờ bến. Giống như một lớp màn cứng nổi lên trên mặt chất lỏng. Lớp màn cứng thật cần thiết –đúng hơn rất quan trọng, đối với trách nhiệm mà ông phải đảm đương.

Chính tính cách cứng rắn đã giúp ơng duy trì được giới luật nghiêm minh ở tu viện. Đôi khi các thiền sinh lợi dụng tình thương u của ơng để lơ là việc tu học của họ ở tu viện. Họ lo đi dạo, nói chuyện phiếm với nhau, làm mất thời gian không chỉ của họ mà còn gây phiền nhiễu cho người khác. Trong những trường hợp như thế, đòi hỏi thầy Sayagyi phải rất cứng rắn để chỉnh đốn họ. Ngay cả khi giận, đó là cái giận vì thương. Vì ngài muốn cho các đệ tử của mình có thể học hỏi càng nhiều càng tốt trong thời gian ngắn nhất. Ngài cảm thấy những người học trò lơ đãng này đang lãng phí một cơ hội q hiếm có thể khơng bao giờ đến với họ nữa, một cơ hội mà mỗi giây phút của nó thật q giá vơ cùng. Vì lợi ích của họ mà thầy mất kiên nhẫn.

Thầy rất rộng lượng. Thầy muốn chia sẻ với các đệ tử tất cả những hiểu biết của mình. Thầy quá sốt sắng trong việc trao truyền cho đệ tử kiến thức của mình, đến độ thầy không thấy mệt mỏi trong việc dạy dỗ họ. Thầy cho đi không điều kiện. Chỉ có khả năng tiếp thu của người đệ tử mới là yếu tố hạn chế của họ.

Thầy cũng rất kiên nhẫn trong việc dạy dỗ. Nếu có đệ tử nào trong quá trình lãnh hội, gặp khó khăn, thầy sẽ dùng thí dụ hay hình ảnh để giảng thật cặn kẽ. Nhưng thầy khơng thích nói q nhiều. Thầy khuyến khích sự thực hành, và cho rằng chính sự trải nghiệm khi thực hành sẽ giải tỏa những vướng mắc trong giáo lý. Chỉ thảo luận lý thuyết không đưa ta đến nơi nào. Khía cạnh thực hành mới là quan trọng. Thầy chí lý xiết bao. Vì khơng chỉ trong pháp hành, mà ngay cả trong đời sống hằng ngày, việc làm cụ thể ln có lợi hơn là nói sng.

Dầu bận rộn với bao công việc, thầy vẫn dành thời gian để chăm sóc vườn tược. Đó là thú tiêu khiển của thầy, vì thầy thích trồng hoa cùng cây kiểng. Nhờ thế tu viện phủ đầy một màu xanh thích mắt.

Bản thân thầy đầy năng lực làm việc. Thầy giữ sáu hay bảy nhiệm sở trong chính quyền với những trách nhiệm cao và cịn tổ chức các khóa tu thiền trong thời gian rảnh rỗi. Do đó thầy khơng cịn thời gian nào thực sự rảnh rỗi. Lúc nào cũng

bận rộn. thầy còn đầy các khả năng cống hiến ở cái tuổi mà người khác chỉ muốn nghỉ ngơi, sống an nhàn. Thầy tìm thấy an lạc và hạnh phúc trong cơng việc của mình.

Nét đẹp và vẻ an tịnh mà thầy tạo ra ở tu viện luôn ở trong tâm trí tơi. Thầy đã dạy chúng tôi, dù già hay trẻ, những điều thật giá trị. Đó là một bậc thầy vĩ đại, một người thật dễ mến.

(Chuyển Ngữ theo A Perfect Teacher, tạp chí

Một phần của tài liệu kheodaycon (Trang 88 - 92)