Aṅguttara Nikāya – Tăng Chi Bộ Kinh

Một phần của tài liệu kheodaycon (Trang 124 - 127)

4 Karaniya Metta Sutta (Good Will _Kinh Tâm Từ

thuộc Kinh Tập- Dịch Giả: Thích Thiên Châu. Nguồn: Thư Viện Hoa Sen

Giống lớn to hoặc loại dài cao Thân trung bình hoặc ngắn, nhỏ, thơ. Có hình tướng hay khơng hình tướng Ở gần ta hoặc ở nơi xa

Đã sanh rồi hoặc sắp sanh ra Cầu cho tất cả đều an lạc.

Bài kệ lại tiếp tục mong cầu là mọi chúng sanh đều tránh khỏi mọi nguồn gốc của khổ đau:

Với ai và bất luận ở đâu

Không lừa dối chẳng nên khinh dễ Lúc căm hờn hoặc khi giận dữ Đừng mưu toan gây khổ cho nhau.

Khi đọc tụng các câu kệ này, ta không chỉ mong chúng sanh được hạnh phúc, mà còn mong là họ tránh được những hành động đưa đến ác nghiệp, đưa đến khổ đau cho bản thân. Ta nhận thấy rằng hạnh phúc phải dựa vào hành động: Người muốn tìm hạnh phúc chân thực, phải hiểu nhân của hạnh phúc, và hành theo đó. Họ cũng phải hiểu rằng hạnh phúc thực sự không đem lại tai hại. Nếu hạnh phúc dựa trên điều gì có hại cho người khác, thì nó khơng vững bền. Người bị hại chắc chắn sẽ tìm cách để trả đũa, để phá hoại hạnh phúc đó. Ngồi ra sự cảm thơng cịn có đặc tính hiển nhiên

như sau: nếu ta thấy người khác khổ đau, ta cũng đau xót. Nếu ta có chút cảm xúc nào, ta khó thể cảm thấy hạnh phúc khi ta biết rằng hạnh phúc của mình đang gây đau khổ cho người khác. Vì thế, khi bày tỏ thiện ý, ta khơng nói rằng ta sẽ ln có mặt ở đó với họ. Ta mong rằng tất cả chúng sanh sẽ khôn ngoan để biết tự lực, tự tìm hạnh phúc cho bản thân.

Kinh Tâm Từ cịn tiếp tục nói rằng khi ta phát triển thái độ này, ta muốn bảo vệ nó như người mẹ bảo vệ đứa con duy nhất của mình.

Như mẹ hiền thương yêu con một Dám hy sinh bảo vệ cho con Với mn lồi ân cần không khác Lòng ái từ như bể như non.

Khơng vuớng mắc, ốn thù, ghét bỏ.

Nhiều người hiểu lầm đoạn kệ này – nghĩ rằng Đức Phật khuyên ta phải thương yêu tất cả chúng sanh giống như cách người mẹ thương đứa con duy nhất của mình. Nhưng thật ra Đức Phật khơng thực sự nói thế. Trước hết Đức Phật khơng hề nói đến từ “thương yêu” (cherish) ở đây. Và thay vì so sánh giữa việc bảo vệ đứa con duy nhất và bảo vệ các chúng sanh khác, Ngài lại so sánh giữa việc bảo vệ con và bảo vệ thiện ý của mình.

Điều này tương ưng với những lời dạy khác của Ngài trong kinh tạng. Không có nơi nào trong kinh tạng Ngài khuyên chúng ta bỏ thân mạng để chống lại mọi điều ác, điều bất công trên thế giới, nhưng Ngài tán thán các đệ tử khi họ sẵn lòng từ bỏ mạng sống cho giới luật: “Giống như biển lặng, khơng nhấn chìm sóng biển, các đệ tử của ta cũng khơng –dầu có bỏ thân mạng- nhấn chìm các giới luật mà ta đã đề ra cho họ”5. –Ud 5:5

Những câu này cũng mang một thơng điệp, một tình cảm tương tự: rằng ta cần phải dốc lòng vun trồng và bảo vệ thiện ý của mình để bảo đảm rằng các ý hướng thiện của ta khơng lay chuyển. Vì ta không muốn làm hại đến ai. Điều ác có thể dễ dàng xảy ra khi lòng từ của ta bị lay chuyển, vì thế ta cần phải làm bất cứ điều gì để ln bảo vệ thái độ này. Đó là lý do tại sao, khi Đức Phật nói ở cuối bài kinh rằng ta cần phải quyết chí thực hành loại chánh niệm này: chánh niệm để ghi nhớ trong tâm ước muốn mọi chúng sanh đều được hạnh phúc, để bảo đảm rằng tất cả mọi hành động của ta đều vì mục đích này.

Đó là lý do tại sao Đức Phật khuyên ta phải phát triển các thiện ý trong hai trường hợp đặc biệt

Một phần của tài liệu kheodaycon (Trang 124 - 127)