Biên dịch & Hiệu đính: Đỗ Hải Yến
dời của người Hoa bởi “họ được xem là những người có tay nghề”.159 Mối lo ngại
này được một phóng viên người Nhật và cả chính quyền Việt Nam khẳng định.160
Trước năm 1977, ước tính người Hoa chiếm 15% - 17% thợ mỏ ở Việt Nam, rất nhiều trong số đó có tay nghề cao. Hầu hết công nhân trong các nhà máy gốm sứ tại Quảng Ninh cũng như ngư dân trên đảo Cát Bà, Cô Tô và Bạch Long Vĩ là cư dân gốc Hoa. Trong các lĩnh vực tương ứng, sản lượng của họ chiếm tới 50% tổng sản lượng quốc gia.161
Một bộ phận cư dân gốc Hoa có khả năng là những phần tử truyền bá tin đồn. Cuối những năm 1970, một nhóm cấp tiến người Hoa ở miền Bắc Việt Nam phản đối chính sách đồng hóa của chính quyền Việt Nam. Tầm quan trọng của nhóm người này thể hiện qua những chỉ trích mà nó nhận được từ Tổng hội Liên
hiệp Hoa kiều Việt Nam do chính quyền Bắc Việt Nam kiểm soát.162 Thành viên có
thể là những phần tử từng chịu ngược đãi do tích cực tham gia vào Cách mạng Văn hóa. Nếu nghiên cứu quan điểm của họ, có khả năng chúng ta sẽ khẳng định họ không có cơ hội bộc lộ nỗi oán giận đối với chủ trương đồng hóa chừng nào Trung Quốc còn tiếp tục mối quan hệ tốt đẹp với Việt Nam. Nhưng khi quan hệ Việt – Trung bắt đầu xấu đi, cơ hội của họ đã xuất hiện. Chính quyền Việt Nam từng quả quyết rằng cuộc di cư của người Hoa ở Việt Nam sang Trung Quốc khởi xướng “bởi những phần tử người Hoa nhất định, những kẻ đã gieo rắc tin đồn với mục đích khuấy động mối bất hòa giữa hai nước Việt – Trung”.163 Một động cơ khác khiến bộ phận người Hoa này phát tán tin đồn là lợi nhuận, nghĩa là họ có thể kiếm tiền
bằng việc tổ chức di cư cho người Hoa ra khỏi Việt Nam.164 Nhưng một khả năng
khác nữa đó là tin đồn được tạo dựng và duy trì do nỗi sợ hãi kèm theo bất an hơn là ý định bất chính. Tin đồn phản ánh khả năng tự nhìn nhận của các thành viên trong cộng đồng người Hoa cũng như vị thế khó khăn và nguy hiểm của những quân tốt khi đứng giữa hai chính quyền đầy uy lực.
Bất kể do ai truyền bá, thực tế rất nhiều người Hoa tin vào những tin đồn ấy cho thấy Trung Quốc luôn được khắc ghi trong trái tim và tâm khảm họ, rằng đa số họ xem việc quay về Trung Quốc là lựa chọn đúng đắn hơn so với việc chuyển đến một nơi nào khác ở Việt Nam. Đối với các lãnh đạo Việt Nam, quan điểm này cho thấy các cư dân gốc Hoa đã không vượt qua được thử thách về lòng trung thành. Thời kỳ giữa những năm 1950, hai chính phủ từng thỏa thuận để người Hoa đi theo con đường đồng hóa tự nhiên, nhưng cuối cùng họ không có đủ thời gian để thực