Ước tính có khoảng 3 triệu người Hoa sống ngoài lãnh thổ Trung Quốc vào năm 1879 Số Hoa kiều tăng lên 4 triệu vào năm 1899; trên 7 triệu vào năm vào năm 1903; và trên 10 triệu vào năm

Một phần của tài liệu nghiencuuquocte-net-76-nguoi-hoa-o-bac-viet-nam-thoi-ky-1954-1978 (Trang 30 - 31)

kiều tăng lên 4 triệu vào năm 1899; trên 7 triệu vào năm vào năm 1903; và trên 10 triệu vào năm 1929. Hầu hết Hoa kiều sống ở Đông Nam Á. Li C. 1937, trang 10.

Biên dịch & Hiệu đính: Đỗ Hải Yến

Ở miền Bắc Việt Nam, tiến trình thanh lọc quốc gia dân tộc bị trì hoãn bởi sự kết thúc của hệ thống thực dân toàn cầu dẫn đến nảy sinh chế độ Cộng sản toàn cầu mới, một chế độ vốn đặt trọng tâm vào sự hòa hợp của các quốc gia xã hội chủ nghĩa anh em. Chiến tranh Việt Nam và nhu cầu của Bắc Việt Nam đối với viện trợ từ Trung Quốc cũng góp phần vào sự trì hoãn. Mặc dù bị trì hoãn, tiến trình vẫn không thể tránh khỏi. Với tư cách một quốc gia dân tộc sau thuộc địa, sẽ là “sai lầm” nếu Việt Nam cho phép một cộng đồng “ngoại bang” có quy mô lớn tồn tại bên trong lãnh thổ của mình. Đó là lý do tại sao Bắc Việt Nam và Trung Quốc quyết định khuyến khích người Hoa nhập tịch vào năm 1955. Tuy nhiên, trải qua hơn hai thập kỷ, người Hoa vẫn được phép duy trì lòng trung thành và bản sắc kép hay thiếu rạch ròi, bởi theo cách nói hoa mỹ của chủ nghĩa quốc tế và tình hữu nghị xã hội chủ nghĩa thì không tồn tại khác biệt thực tế giữa lòng trung thành dành cho Trung Quốc và lòng trung thành đối với Việt Nam. Cư dân người Hoa được giáo dục rằng yêu Việt Nam chính là yêu Trung Quốc, cống hiến và bảo vệ Việt Nam chính là cống hiến và bảo vệ Trung Quốc. Năm 1961, một người Hoa ở Việt Nam có viết: “Cách mạng xã hội chủ nghĩa đã khiến Trung Quốc và Việt Nam hoàn toàn bình đẳng và gần gũi như những người anh em. Sống ở Việt Nam cũng giống như sống ở Trung Quốc… trong tâm khảm của những người đồng hương Trung Quốc, sông Hồng và sông Cửu Long nối liền với sông Dương Tử và Hoàng Hà”.166 Người Hoa không nhất thiết phải lựa chọn giữa Việt Nam và Trung Quốc cho đến cuối những năm 1970, khi hai đất nước bỗng chốc biến thành kẻ thù. Sự sụp đổ của chế độ Cộng sản quốc tế đã thúc đẩy chính quyền Việt Nam hoàn tất tiến trình thanh lọc quốc gia.

Trung Quốc từng trải qua tiến trình thanh lọc quốc gia tương tự thời kỳ sau năm 1949. Dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Mao, cộng đồng ngoại quốc bị trục xuất và các doanh nghiệp nước ngoài bị quốc hữu hóa. Trong cuộc Cách mạng Văn hóa, nhiều công dân có liên hệ với nước ngoài bị ngược đãi và nhiều người Hoa trở về từ nước ngoài trở thành nạn nhân của tình trạng phân biệt đối xử. Quan điểm chung về cách ứng phó với cộng đồng ngoại quốc tại một quốc gia dân tộc khiến Trung Quốc và các chính phủ Đông Nam Á dễ dàng đạt được thỏa thuận về vấn đề lưỡng quyền công dân thời kỳ những năm 1950. Các chính phủ ở Đông Nam Á hoan nghênh rộng rãi việc Trung Quốc từ bỏ lưỡng quyền công dân, bởi sự trung thành mang tính nước đôi và hòa trộn được xem là không phù hợp với các quốc gia dân tộc chủ nghĩa mới trỗi dậy. Trung Quốc khuyến khích người Hoa tại các nước Đông Nam Á chấp nhận quốc tịch bản địa nhưng đồng thời yêu cầu các chính quyền bản địa không ép buộc người Hoa từ bỏ quốc tịch Trung Quốc. Trung Quốc cũng yêu

Một phần của tài liệu nghiencuuquocte-net-76-nguoi-hoa-o-bac-viet-nam-thoi-ky-1954-1978 (Trang 30 - 31)