161
Châu 1992, trang 125.
162 Zhuang Y. 4 tháng 2 năm 1970; Xin Yue Hua Bao 4 tháng 8 năm 1973; 7 tháng 12 năm 1973.
163 Ray 1983, trang 80.
Biên dịch & Hiệu đính: Đỗ Hải Yến
hiện lựa chọn đó. Đối với nhiều người Hoa ở miền Bắc Việt Nam, họ phải trải qua một hành trình khổ đau đến Trung Quốc để khám phá sự thật họ mang bản sắc Trung Hoa hay Việt Nam.
Chính sách đồng hóa của Việt Nam trong bối cảnh Đông Nam Á nói chung
Các cộng đồng người Hoa ở Đông Nam Á phát triển rộng khắp thời kỳ thuộc địa, điển hình là vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20.165 Người Hoa tại khu vực này đóng vai trò cầu nối quan trọng trong hệ thống thuộc địa toàn cầu trước Chiến tranh thế giới lần thứ hai và họ đã tạo lập một vị trí tương đối ổn định cho bản thân trong hệ thống ấy. Về mặt kinh tế, họ là bộ phận đồng nhất và hữu ích của hệ thống thuộc địa, làm trung gian cho Trung Quốc và Đông Nam Á cũng như người Đông Nam Á và những nhà thực dân. Về mặt chính trị, họ được phép giữ lại bản sắc pha tạp, nhập nhằng và đối lập cũng như lòng trung thành của mình. Một số người xem bản thân là những công dân trung thành của Trung Quốc; số khác bị đồng hóa theo xã hội bản địa; một số lựa chọn gắn bó với tư cách thực dân; số khác lại thay đổi hẳn bản sắc hoặc hòa nhập với các bản sắc khác nhau. Kết quả của Chiến tranh thế giới lần thứ hai đánh dấu khởi đầu cho sự diệt vong của hệ thống thực dân toàn cầu và ở Đông Nam Á là sự trỗi dậy của hệ thống quốc gia dân tộc mới. Những diễn biến này dẫn đến thay đổi mạnh mẽ về kinh tế và chính trị đối với cộng đồng người Hoa. Đội ngũ lãnh đạo của các quốc gia dân tộc mới giành độc lập ở khu vực xem người Hoa sống trong lãnh thổ của họ là kiểu thực dân thứ hai cần phải loại trừ bằng phương thức đồng hóa hoặc trục xuất. Các quốc gia dân tộc đòi hỏi lòng trung thành tuyệt đối, không mập mờ từ phía công dân của họ. Họ không khoan dung trước những ai không phải công dân hoặc lòng trung thành nước đôi. Dưới biến thể này của chủ nghĩa dân tộc, việc hạn chế các quyền dành cho người nước ngoài, buộc họ chấp nhận quốc tịch bản xứ, phủ nhận tư cách công dân của người nước ngoài hay thậm chí trục xuất họ đã trở thành những chính sách hợp pháp. So với những gì xảy ra cho cộng đồng người Hoa ở một vài nhà nước Đông Nam Á khác như Malaysia, Indonesia và Myanmar, nơi họ hình thành nên những nhóm quyền lực nhưng vẫn mang tính thiểu số “ngoại bang”, những gì mà chính quyền Việt Nam sau tái thống nhất áp dụng đối với người Hoa những năm cuối 1970 là không quá mức bất thường.