Dự báo tình hình thu hút FDI của Việt Nam dưới tác động của EVFTA trong những năm tớ

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM – EU TỚI đầu TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM (Trang 85 - 88)

trong những năm tới

Dòng vốn FDI đổ vào Việt Nam bắt đầu gia tăng mạnh mẽ kể từ năm 2013 với tốc độ tăng trưởng hằng năm ổn định ở mức 10,4% trong giai đoạn từ năm 2013-2019. Điều này có được nhờ Việt Nam liên tục thực hiện các chính sách đầu tư thân thiện với doanh nghiệp và các khu cơng nghiệp, cũng như có nguồn cung lao động trẻ dồi dào. Việt Nam đang trở thành một trung tâm quan trọng thu hút nguồn vốn FDI của thế giới.

Chủ tịch Phòng Thương mại Châu Âu tại Việt Nam Nicholas Audier cho biết, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam ký với, EU rất hữu ích cho Việt Nam trong việc thu hút đầu tư nước ngoài. EVFTA với phạm vi cam kết sâu rộng và toàn diện sẽ giúp Việt Nam thu hút FDI không chỉ nhờ vào các thuận lợi về thương mại hàng hóa, dịch vụ và đầu tư mà hai bên được hưởng từ Hiệp định mà EVFTA còn tạo động lực để Việt Nam cải cách thể chế và khung pháp lý, cải thiện môi trường kinh doanh, tạo môi trường đầu tư thuận lợi, minh bạch và an toàn hơn cho các nhà đầu tư. Điều này sẽ giúp Việt Nam thu hút cả FDI nội khối và ngoại khối.

Đối với thu hút FDI từ thành viên trong hiệp định, các cam kết về thương mại hàng hóa, việc xóa bỏ thuế quan sẽ loại bỏ bớt các chi phí thương mại do đó làm giảm FDI theo chiều ngang từ EU vào Việt Nam vì nó làm triệt tiêu động cơ của các nhà đầu tư nước ngoài từ EU. Tuy nhiên FDI theo chiều dọc sẽ tăng, đặc biệt ở các nhóm ngành giày dép, mũ và các sản phẩm đội đầu; sản phẩm bằng đá, thạch cao, xi măng, mica, thủy tinh; sản phẩm dệt may; thực phẩm chế biến, đồ uống; sản phẩm da, nguyên liệu dệt may. Trên thực tế, hiện nay FDI từ EU vào Việt Nam chủ yếu là FDI

theo chiều dọc vì Việt Nam có nguồn tài ngun, nhiên vật liệu và lao động giá rẻ. Vì vậy, EVFTA được dự báo sẽ làm gia tăng FDI vào Việt Nam từ cả các nước thành viên EU và các nước không thuộc EU.

FDI từ EU có thể tăng vào các phân ngành dịch vụ mà Việt Nam không cam kết trong WTO nhưng lại cam kết trong EVFTA, như dịch vụ hội chợ, triển lãm, dịch vụ bưu chính, dịch vụ chuyển phát, dịch vụ bảo hành và sửa chữa tàu biển, tàu thủy nội địa, máy bay, dịch vụ xếp dỡ công-ten-nơ hàng hải, dịch vụ đại lý vận tải hàng hóa… FDI cũng có thể gia tăng trong các ngành dịch vụ được cam kết mở cửa sâu hơn so với cam kết trong WTO, đồng thời là thế mạnh của các nước EU, như dịch vụ tài chính, logistics, dịch vụ máy tính, dịch vụ mơi trường, giáo dục bậc cao, phân phối, viễn thông và y tế.

Thu hút FDI từ EU trong bối cảnh hai bên đã ký kết EVFTA được dự báo là rất tích cực, chất lượng dịng vốn FDI vào Việt Nam có thể được cải thiện đáng kể, nhất là trong các lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo sử dụng công nghệ cao, năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, các dịch vụ chất lượng cao, dịch vụ ngân hàng, tài chính… vì đây đều là các lĩnh vực mà doanh nghiệp EU có thế mạnh. Nhờ EVFTA, xuất khẩu của EU vào Việt Nam hàng hóa tiêu dùng, máy móc, thiết bị cơng nghệ cao dự báo sẽ tăng trưởng với tốc độ cao; tạo điều kiện để nhà đầu tư EU triển khai nhiều dự án FDI theo định hướng mới tại Việt Nam nhằm tận dụng ưu đãi từ hai hiệp định này trong điều kiện Việt Nam đang được đánh giá là điểm đến hấp dẫn

Hiện nay, Việt Nam đã ký kết Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư với 21 nước thành viên EU. Với sự bảo hộ đầu tư tốt hơn qua các cam kết tại EVIPA, các nhà đầu tư EU sẽ có thêm lịng tin để đầu tư vào Việt Nam. Hiệp định EVFTA và EVIPA sẽ là sự bảo đảm cho một môi trường đầu tư, kinh doanh cởi mở, thơng thống hơn cho các nhà đầu tư tồn cầu nói chung.

Trong EU, đối tác chính của chúng ta là Hà Lan, Vương quốc Anh, Pháp, CHLB Đức, Luxembourg, Bỉ. Khi EVFTA có hiệu lực, Hà Lan vẫn sẽ là quốc gia tiềm năng nhất đối với dòng vốn FDI vào Việt Nam trong thời gian tới. Trong số 28 quốc gia thành viên EU có hoạt động đầu tư tại Việt Nam, Hà Lan luôn dẫn đầu về số vốn đăng ký đầu tư. Cụ thể, hết năm 2020, Hà Lan đứng đầu với 374 dự án và 10,4 tỷ USD, chiếm 40% tổng vốn đầu tư của EU tại Việt Nam. Đánh giá về tác động của EVFTA đối với thương mại, đầu tư giữa Hà Lan với Việt Nam trong khuôn khổ Diễn đàn giao thương trực tuyến hàng thể thao Việt Nam - Hà Lan 2020, ơng Iwan Rutjens, Bí thư thứ nhất bộ phận kinh tế - Đại sứ quán Hà Lan tại Hà Nội cho rằng, EVFTA đi vào thực thi đồng nghĩa với việc Hà Lan có thể khuyến khích nhiều cơng ty của nước này có mặt tại Việt Nam và thúc đẩy sự tiếp cận tốt hơn cho các doanh nghiệp Việt Nam vào thị trường Hà Lan. Ông khẳng định “Bằng cách tận dụng chuyên môn và đổi mới cơng nghệ của Hà Lan, Việt Nam sẽ có cơ hội tiến xa hơn và đa dạng hóa nền kinh tế, đồng thời cải thiện khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước. Trong khi các doanh nghiệp Hà Lan đã có hoạt động đầu tư tại Việt Nam sẽ có động thái tăng vốn, mở rộng sản xuất để đón thời cơ thị trường”.

Vương quốc Anh là đối tác đầu tư lớn thứ hai trong EU và việc Vương quốc Anh rời khỏi Liên minh châu Âu, kết thúc giai đoạn chuyển tiếp vào 31/12/2020 sẽ khơng ảnh hưởng gì nhiều đến sự tăng trưởng của FDI từ Anh vào Việt Nam bởi mặc dù EVFTA khơng cịn hiệu lực với Anh nhưng Việt Nam đã ký kết thành công Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam, Vương quốc Anh và Bắc Ireland (UKVFTA) vào 29/12/2020. Việc ký kết Hiệp định UKVFTA sẽ đảm bảo thương mại song phương giữa Việt Nam và Anh không bị gián đoạn sau khi kết thúc giai đoạn chuyển tiếp.

Đối với những quốc gia từ trước đến nay không quan tâm đến việc đầu tư vào Việt Nam như Hy Lạp, Lavita, Bồ Đào Nha thì EVFTA cũng khó có thể tác động đến dòng vốn FDI từ những quốc gia này, hoặc tác động là khơng đáng kể. Ngồi ra, Việt Nam sẽ gặp áp lực cạnh tranh trong thu hút FDI với nước cũng kí kết Hiệp định thương mại tự do với EU trong khu vực, đó là Singapore. EU cũng từng đàm phán FTA với một số quốc gia trong khu vực như Thái Lan, Philippines, Malaysia và Indonesia nhưng tất cả đều chưa đi đến đích. Vì thế việc Việt Nam phải duy trì và gia tăng lợi thế cạnh tranh là điều quan trọng nếu không muốn đánh mất những cơ hội được hưởng từ EVFTA trong việc thu hút FDI.

Không chỉ thúc đẩy FDI giữa Việt Nam và EU mà EVFTA còn thúc đẩy các nước ngoài EVFTA đầu tư để hưởng các ưu đãi mà các nước thành viên dành cho nhau cũng như tận hưởng môi trường kinh doanh ngày càng được cải thiện. Như đã phân tích, các ngành Thực phẩm chế biến, đồ uống, thuốc lá; Sản phẩm dệt may; Ngọc trai, kim loại quý; Giày dép, mũ và các sản phẩm đội đầu; Động vật sống và các sản phẩm từ động vật; Sản phẩm kim loại cơ bản; Sản phẩm bằng đá, thạch cao, xi măng, mica, thủy tinh; Sản phẩm gỗ; Sản phẩm da; Nguyên liệu dệt may sẽ là những ngành thu hút được nhiều FDI ngoại khối nhằm tận dụng các ưu đãi thuế quan và EU dành cho Việt Nam. Đặc biệt một số ngành chủ lực mà Việt Nam xuất đi EU như hàng dệt may; da giày; thực phẩm chế biến, đồ uống; động vật sống và sản phẩm từ động vật; và sản phẩm kim loại cơ bản sẽ có tiềm năng thu hút FDI từ các quốc gia ngồi EU mạnh mẽ hơn. Trong bối cảnh một số đối thủ cạnh tranh chính trong khu vực châu

Á như Trung Quốc, Indonesia, Thái Lan, Campuchia, Myanmar hiện chưa tham gia FTA với EU (Trung Quốc vẫn đang trong giai đoạn đàm phán) thì các nước sẽ có động lực để đầu tư trực tiếp vào Việt Nam trong những lĩnh vực này nhằm tận dụng ưu đãi thuế suất 0% từ EVFTA.

Một số chuyên gia kinh tế cho rằng tác động của EVFTA đến các quốc gia ngoài khối là rõ ràng hơn so với nội khối. Sỡ dĩ các cam kết cắt giảm thuế quan sẽ tạo động lực trực tiếp cho các nhà đầu tư ngoài khối trong khi các đối tác trong EU sẽ phải xem xét nhiều yếu tố khác của nước chủ nhà như chất lượng nguồn nhân lực, trình độ cơng nghệ, mơi trường kinh doanh - đầu tư, sở hữu trí tuệ,…

Các cam kết trong lĩnh vực đầu tư và các cam kết khác trong EVFTA đặt ra những yêu cầu cải thiện mơi trường đầu tư kinh doanh, thể chế, chính sách pháp luật theo hướng minh bạch hơn, thuận lợi và phù hợp hơn với thông lệ quốc tế. Đây sẽ là những tiền đề quan trọng đưa Việt Nam tăng tốc phát triển lên một tầm cao, thu hút

được lượng lớn các dự án FDI nói chung trong thời gian tới. Theo ông Giorgio Aliberti, Ðại sứ, Trưởng Phái đoàn Liên minh châu Âu (EU) tại Việt Nam, EVFTA đã tác động để tạo ra môi trường kinh doanh minh bạch, công bằng hơn trong tương lai dài hạn. “Thơng qua EVFTA sẽ có những khoản đầu tư chất lượng hơn tại Việt Nam. EU đã đạt được kết quả cao trong đơn giản hóa quy trình, Việt Nam cũng đang trên bước đường đơn giản hóa quy trình và khn khổ hành chính. Việt Nam đang bắt đầu hành trình cải thiện về thể chế và mơi trường kinh doanh”, ông nhấn mạnh. Việt Nam đang tập trung rất nhiều về việc cải cách thủ tục hành chính, điều chỉnh thể chế để phù hợp với các FTA nên nhà đầu tư sẽ yên tâm hơn về sự ổn định.

Theo tờ Brand Finance, Economist Intelligence Unit mới đây đều đưa ra các báo cáo khẳng định, Việt Nam sẽ trở thành “thiên đường sản xuất mới” ở Đông Nam Á, rất hấp dẫn các nhà đầu tư, đặc biệt là các doanh nghiệp Mỹ đang muốn chuyển hoạt động sản xuất ra khỏi Trung Quốc để tránh những căng thẳng do chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, song cũng không quên nhấn mạnh về một trung tâm sản xuất “bên cạnh Trung Quốc”. Các chuyên gia kinh tế cũng dự báo Việt Nam sẽ đón lượng đầu tư lớn từ EU và Nhật Bản. Theo Tổ chức Jetro Nhật Bản, Chính phủ Nhật Bản đã tăng giá trị chương trình hỗ trợ kinh tế lên 2,2 tỷ USD, dự kiến sẽ đẩy nhanh việc chuyển giao hoạt động kinh doanh từ Trung Quốc sang ASEAN, đặc biệt là Việt Nam. Sau đại dịch COVID-19, các tổ chức và chuyên gia đều tin rằng Việt Nam “vẫn là ngôi sao sáng”, được hưởng lợi từ sự phục hồi do công nghệ dẫn đầu, dòng vốn FDI bền bỉ và nhiều hiệp định thương mại đã được ký kết.

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM – EU TỚI đầu TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM (Trang 85 - 88)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w