Cơ hội hưởng lợi từ chiến tranh thương mại Mỹ Trung

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM – EU TỚI đầu TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM (Trang 80 - 81)

Bắt đầu từ năm 2018, căng thẳng thương mại Mỹ-Trung, xu hướng bảo hộ sản xuất trong nước… khiến dòng vốn đầu tư trên thế giới sụt giảm (trên 10% năm 2018 và 2019), đồng thời có sự dịch chuyển mạnh giữa các khu vực và quốc gia. Xu hướng dịch chuyển các nhà máy FDI ra khỏi Trung Quốc đang diễn ra trên toàn cầu bởi các nhà đầu tư muốn né tránh rủi ro chiến tranh thương mại - công nghệ. Căng thẳng thương mại và công nghệ giữa Mỹ và Trung Quốc leo thang khiến các nhà đầu tư có xu hướng tìm kiếm một địa chỉ đầu tư sản xuất (định hướng xuất khẩu) ổn định hơn, ít rủi ro hơn, đồng thời có thể tránh được việc áp thuế cao của Mỹ. Cụ thể, Mỹ đưa ra những quy định như cấm các cơng ty có hơn 1/4 vốn của Trung Quốc được tiếp cận

với các ngành cơng nghệ then chốt. Do đó, sự bất ổn của thị trường Trung Quốc có thể thúc đẩy các doanh nghiệp chạy sang các thị trường ổn định hơn, chi phí cạnh tranh thấp hơn, như Việt Nam. Theo PGS.TS Phạm Thế Anh, Kinh tế trưởng Viện nghiên cứu kinh tế và chính sách, “Những doanh nghiệp có ở cả Trung Quốc và Việt Nam thì sẽ phân bố bớt phần sản xuất sang Việt Nam nhằm giảm thiểu rủi ro. Các doanh nghiệp mới lựa chọn Việt Nam bởi những lợi thế rõ ràng hơn nhiều nước xung quanh”.

Chiến lược “Trung Quốc + 1” ra đời hơn 10 năm qua do Trung Quốc đang mất dần những lợi thế thu hút FDI như chi phí nhân cơng tăng, các chính sách khuyến khích đầu tư dần bị xóa bỏ… Đồng thời, do các nước muốn giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc; do đó muốn tìm kiếm và dịch chuyển một phần sang địa điểm đầu tư mới, trong khi vẫn giữ và tận dụng các cơ sở đã đầu tư tại Trung Quốc, cũng như giảm thiểu tác động bởi những cú sốc khi xảy ra đứt gãy 1 khâu/mắt xích trong chuỗi. Trong số các nước hưởng lợi từ sự dịch chuyển đầu tư, Việt Nam được đánh giá là một điểm sáng về thu hút đầu tư do môi trường kinh doanh ngày càng được cải thiện, thị trường nội địa lớn, mức sống người dân ngày càng tăng; lợi thế tương đồng với Trung Quốc về văn hóa, chính trị, về vị trí địa lý, điểm giúp tiết giảm tối đa chi phí dịch chuyển sản xuất và vẫn duy trì mối liên hệ chặt chẽ với các cơ sở sản xuất hiện có tại Trung Quốc; sự hội nhập quốc tế sâu rộng của Việt Nam về kinh tế, thương mại, đối ngoại, văn hóa, giáo dục, khoa học kỹ thuật,… Điểm mạnh khác của Việt Nam là mạng lưới các hiệp định thương mại chặt chẽ. Tính đến hết 2020, Việt Nam có tổng cộng 15 hiệp định thương mại tự do (FTA) đã được ký kết và 2 hiệp định khác đang trong quá trình đàm phán. Điều này giúp nguồn hàng Việt Nam khi xuất khẩu đến các khu vực quan trọng trên thế giới sẽ được miễn thuế, tạo cơ hội cho việc di dời cơ sở sản xuất sang Việt Nam.

Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần tại Việt Nam có xu hướng tăng mạnh trong những năm gần đây và chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng vốn đầu tư nước ngoài. Điều này chứng tỏ xu hướng đầu tư theo hình thức mua bán - sáp nhập doanh nghiệp (M&A) đã bùng nổ và lan rộng hơn. Trong bối cảnh thương chiến Mỹ - Trung chưa có hồi kết, đây là hình thức đầu tư khiến các nhà đầu tư nhanh chóng “né” được hệ lụy của cuộc chiến này nhất. Việt Nam được coi là “vịnh tránh bão” an toàn cho các nhà đầu tư. Đầu tư theo hình thức M&A cũng là cách để nhà đầu tư sớm thâm nhập thị trường Việt Nam, nhằm tận dụng các cơ hội do các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới mang lại.

Năm 2018, chuyên gia Murray Hiebert của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS) ở Washington, Mỹ đã đưa ra nhận định, bất chấp chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, Việt Nam có thể hưởng lợi nếu biết cách “xoay sở” thúc đẩy các Hiệp định thương mại tự do (FTA) với châu Âu, Nhật Bản và các nước ASEAN,…

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM – EU TỚI đầu TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM (Trang 80 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w