Ngồi các cam kết trên, EVFTA cịn đưa ra các cam kết mở rộng nhằm thúc đẩy cạnh tranh công bằng, minh bạch, không phân biệt đối xử, tạo thuận lợi hóa và phát triển bền vững.
Cam kết về sở hữu trí tuệ gồm cam kết về bản quyền, phát minh, sáng chế, chỉ dẫn địa lý, cam kết liên quan tới dược phẩm, v.v. Về cơ bản, các cam kết về sở hữu trí tuệ của Việt Nam là phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành. Một số nét chính trong các cam kết sở hữu trí tuệ như sau:
− Về chỉ dẫn địa lý, khi Hiệp định có hiệu lực, Việt Nam sẽ bảo hộ trên 160 chỉ dẫn địa lý của EU (bao gồm 28 thành viên) và EU sẽ bảo hộ 39 chỉ dẫn địa lý của Việt Nam. Các chỉ dẫn địa lý của Việt Nam đều liên quan tới nông sản, thực phẩm, tạo điều kiện cho một số chủng loại nông sản của Việt Nam xây dựng và khẳng định thương hiệu của mình tại thị trường EU.
− Về nhãn hiệu: Hai bên cam kết áp dụng thủ tục đăng ký thuận lợi, minh bạch, bao gồm việc phải có cơ sở dữ liệu điện tử về đơn nhãn hiệu đã được công bố và nhãn hiệu đã được đăng ký để công chúng tiếp cận, đồng thời
cho phép chấm dứt hiệu lực nhãn hiệu đã đăng ký nhưng không sử dụng một cách thực sự trong vòng 5 năm.
− Về thực thi: Hiệp định có quy định về biện pháp kiểm soát tại biên giới đối với hàng xuất khẩu nghi ngờ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
− Cam kết về đối xử tối huệ quốc (MFN): Cam kết về nguyên tắc tối huệ quốc trong Hiệp định này đảm bảo dành cho các tổ chức, cá nhân của EU được hưởng những lợi ích về tiêu chuẩn bảo hộ cao khơng chỉ với các đối tượng quyền sở hữu trí tuệ theo Hiệp định của WTO về Các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (TRIPs) mà cịn cả các đối tượng khác của quyền sở hữu trí tuệ trong các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam tham gia (như Hiệp định CPTPP).
Việc bảo hộ lợi ích cho chủ sở hữu tài sản trí tuệ tại một nước có vai trị nhất định trong việc thu hút đầu tư nước ngoài, đặc biệt là thu hút đầu tư từ các công ty xuyên quốc gia. Trong thời gian gần đây, mức đầu tư nước ngoài tập trung vào các quốc gia có chỉ số bảo hộ sở hữu trí tuệ cao. Trong điều kiện phát triển của kinh tế tri thức, thu hút đầu tư nước ngồi vào lĩnh vực cơng nghệ cao là mong muốn của rất nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Trường hợp này, chỉ số bảo hộ lợi ích trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Theo nghiên cứu của Keith Markus, cứ 1% tăng sức mạnh của hệ thống bảo hộ sở hữu trí tuệ thì sẽ mở rộng 0,49% đơn vị FDI, xác suất sai số là 0,04 (4,4%). Việc thi hành các nghĩa vụ theo Hiệp định sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, bao gồm các doanh nghiệp FDI cũng như doanh nghiệp Việt Nam có thể xác lập và bảo vệ thành quả đầu tư cho hoạt động sáng tạo một cách dễ dàng, hiệu quả hơn, từ sáng tạo đổi mới cơng nghệ, mẫu mã, bao bì đến nhãn hiệu sản phẩm và dịch vụ. Ðiều này sẽ có nhiều tác động tích cực đến hoạt động thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam.
Việc thực hiện các cam kết sở hữu trí tuệ cũng sẽ thúc đẩy đầu tư gắn với công nghệ và chuyển giao công nghệ cao trong nhiều lĩnh vực khác nhau như nông nghiệp, công nghệ chế biến, chế tạo máy móc thiết bị,…và các lĩnh vực khác. Nhờ những điều khoản hỗ trợ chuyển giao công nghệ giúp cải thiện môi trường đầu tư, cũng như các quy định về Sở hữu trí tuệ nhằm bảo quyền lợi cho các doanh nghiệp nước ngoài mà dịng vốn FDI vào Việt Nam ngày càng có xu hướng gia tăng.
Về cam kết mua sắm Chính phủ, Việt Nam và EU thống nhất các nội dung tương đương với Hiệp định mua sắm của Chính phủ (GPA) của WTO. Với một số nghĩa vụ như đấu thầu qua mạng, thiết lập cổng thông tin điện tử để đăng tải thông tin đấu thầu, v.v, Việt Nam có lộ trình để thực hiện. EU cũng cam kết dành hỗ trợ kỹ thuật cho Việt Nam để thực thi các nghĩa vụ này.
Về diện cam kết, ta cam kết mở cửa mua sắm của các Bộ, ngành trung ương, một số đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phịng (đối với các hàng hóa và dịch vụ mua sắm thông thường không phục vụ mục tiêu an ninh – quốc phịng), thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Tập đồn điện lực Việt Nam, Tổng công ty đường sắt Việt Nam, 34 bệnh viện thuộc Bộ Y tế, Đại học quốc gia Hà Nội, Đại học quốc gia Thành
Chí Minh và một số Viện thuộc trung ương. Về ngưỡng mở cửa thị trường, ta có lộ trình 15 năm để mở cửa dần các hoạt động mua sắm.
Việt Nam bảo lưu có thời hạn quyền dành riêng một tỷ lệ nhất định giá trị các gói thầu cho nhà thầu, hàng hóa, dịch vụ và lao động trong nước trong vịng 18 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực.
Đối với dược phẩm, Việt Nam cam kết cho phép các doanh nghiệp EU được tham gia đấu thầu mua sắm dược phẩm của Bộ Y tế và bệnh viện công trực thuộc Bộ Y tế với một số điều kiện và lộ trình nhất định.
Cam kết mở cửa thị trường mua sắm cơng cho các nhà đầu tư EU giúp họ có cơ hội cung cấp dịch vụ và hàng hóa cho khu vực cơng của Việt Nam, tạo sự liên kết giữa khu vực nhà nước và khu vực FDI. Đặc biệt trong đó có nhiều lĩnh vực Việt Nam đang cần thu hút FDI như cơ sở hạ tầng (xây dựng đường xá, cảng biển,…).
Đối với các cam kết về thương mại và phát triển bền vững, EVFTA bao gồm một chương khá toàn diện về thương mại và phát triển bền vững, bao gồm một số nội dung quan trọng như:
- Cam kết thực thi hiệu quả các tiêu chuẩn cơ bản của Tổ chức Lao động Thế giới (ILO), các Công ước của ILO (không chỉ các Công ước cơ bản), các Hiệp định Đa phương về Môi trường mà mỗi Bên đã ký kết/gia nhập;
- Cam kết gia nhập/ký kết các Công ước cơ bản của ILO mà mỗi Bên chưa tham gia;
- Cam kết sẽ khơng vì mục tiêu thu hút thương mại và đầu tư mà giảm bớt các yêu cầu hoặc phương hại tới việc thực thi hiệu quả các luật về môi trường và lao động trong nước;
- Thúc đẩy Trách nhiệm xã hội (CSR) của doanh nghiệp, có dẫn chiếu tới các thông lệ quốc tế về vấn đề này;
- Một điều khoản về biến đổi khí hậu và các cam kết bảo tồn và quản lý bền vững đa dạng sinh học (bao gồm động thực vật hoang dã), rừng (bao gồm khai thác gỗ bất hợp pháp), và đánh bắt cá.
- Các cơ chế tăng cường sự tham gia của xã hội dân sự vào việc thực thi Chương này, cả từ góc độ nội địa (tham vấn các nhóm tư vấn nội địa) và song phương (các diễn đàn song phương);
- Các điều khoản tăng cường minh bạch và trách nhiệm giải trình.
Các cam kết này giúp hạn chế bớt những dịng vốn đầu tư có cơng nghệ lạc hậu và thúc đẩy phát triển các công nghệ sử dụng nguồn năng lượng tái tạo, thân thiện với mơi trường. Điều đó cũng làm giảm đi một phần chi phí thực hiện dự án FDI của các nước đầu tư về các vấn đề lao động, chuyển từ lao động bằng sức người là chính sang lao động bằng cơng nghệ. Bên cạnh đó, việc nhấn mạnh nghĩa vụ của hai bên với tư
cách là thành viên của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) sẽ thúc đẩy dòng vốn đầu tư gắn với cải thiện điều kiện, quan hệ lao động.