FDI theo địa phương

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM – EU TỚI đầu TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM (Trang 44 - 45)

Xét về địa bàn đầu tư, các doanh nghiệp từ EU đã đầu tư các dự án tại 54/63 tỉnh, thành phố trên cả nước (tính cả khu vực dầu khí ngồi khơi), tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn với kết cấu hạ tầng phát triển, có cảng biển, sân bay như: TP. Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Hà Nội, Quảng Ninh, Đồng Nai, Bình Dương...

Cụ thể, về tổng lượng vốn đăng kí, TP. Hồ Chí Minh chiếm 15,1%, Bà Rịa - Vũng Tàu 15%, Hà Nội 14,8%, Quảng Ninh 9%, Đồng Nai 8,3%, Bình Dương 6,9% (Nguyễn Thị Minh Phương, 2020). Có thể thấy, FDI từ EU phân bố ở các tỉnh thành của Việt Nam chưa đồng đều và chưa giúp cải thiện được khoảng cách phát triển giữa các vùng và khu vực trong cả nước.

3.1.2.4. FDI theo hình thức đầu tư

Theo Tạp chí tài chính (số 19/11/2020), đối với hình thức đầu tư, phần lớn các dự án đầu tư của EU tại Việt Nam trong những năm trở lại đây là 100% vốn nước ngồi. Hình thức liên doanh, BOT, BT, BTO chiếm tỷ lệ nhỏ. Điều này dẫn tới tính

liên kết giữa khu vực FDI và khu vực trong nước, cũng như tác động lan tỏa từ các doanh nghiệp FDI còn nhiều hạn chế.

Xu hướng chuyển đổi này có chiều hướng gia tăng mạnh trong những năm gần đây. Nguyên nhân của sự chuyển đổi này là do sự hạn chế của các doanh nghiệp Việt Nam trong các liên doanh. Có thể nói rằng: Do tiềm lực của các doanh nghiệp nước ta còn nhỏ nên xu hướng chuyển đổi từ liên doanh thành doanh nghiệp 100% vốn nước ngồi là một quy luật có tính khách quan của đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Các tập đoàn tư bản lớn gần như chỉ sử dụng liên doanh như một giai đoạn quá độ của dự án FDI. Sau khi chuyển đổi, phần nhiều các doanh nghiệp này đều tăng trưởng nhanh và trở lại kinh doanh có hiệu quả.

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM – EU TỚI đầu TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w