Những chú ý khi sử dụng nồi cơm điện

Một phần của tài liệu Cẩm nang bảo trì thiết bị điện và điện tử gia dụng: Phần 2 (Trang 33 - 35)

- Phích cắm phải được cắm vào ổ chắc chắn. Không nên sử dụng các loại ổ cắm nhiều lỗ cắm để sử dụng nhiều loại thiết bị gia dụng cùng một thời điểm.

- Khi không sử dụng nồi cần phải rút dây nguồn khỏi ổ cắm nguồn.

- Khi cắm phích nguồn vào ổ cắm, phải cắm phích thật khớp, nếu phích cắm tiếp xúc khơng tốt sẽ dẫn đến phích cắm bị cháy.

- Nồi cơm điện khơng được đặt ở vị trí khơng bằng phẳng, ẩm ướt hoặc gần với các dụng cụ phát nhiệt khác.

- Thân nồi và nắp nồi không được vệ sinh trực tiếp bằng nước, tránh làm hỏng các bộ phận cách điện gây nguy hiểm.

- Để tránh bị điện giật, không được để nắp nồi cơm hoặc các bộ phận mang điện khác tiếp xúc với nước hay tất cả các loại dung dịch khác.

NỒI CƠM ĐIỆN

Hiện nay, hầu hết các gia đình đều có thể sử dụng nồi cơm điện phục vụ cho việc nấu cơm hằng ngày. Việc sử dụng nồi cơm điện đúng cách sẽ giúp cho việc nấu được bữa cơm ngon, tiết kiệm điện năng, giữ gìn được tuổi thọ của nồi.

1. Cấu tạo:

Gồm 3 phần:

- Vỏ nồi: thường bằng kim loại mỏng có tráng lớp men hoặc sơn tĩnh điện, có gắn bộ phận rơle tự động, chân đế, tay xách. Bình thường vỏ nồi cơm điện có hai lớp, ở giữa có lớp bảo ôn cách nhiệt. Trong vỏ nồi, người ta đặt nồi cơm vào giữa, nồi cơm được đúc bằng nhôm tốt, nhỏ, to tùy vào công suất của nồi. Trong lòng nồi cơm điện, người ta thường tráng một lớp men chống dính.

- Bộ phận cấp nhiệt: chủ yếu là dây gia nhiệt (dây đềxytăng), dây này có vỏ là hợp kim nhôm được đúc cách điện liền với mâm gia nhiệt, có bọc lớp vỏ cách điện. Bộ dây gia nhiệt này nằm ở đáy

nồi, nằm trên mặt phẳng được tiếp xúc trực tiếp với nồi cơm, ngồi ra cịn bộ phận cấp nhiệt phụ, nó chỉ làm việc khi dây gia nhiệt cắt, bộ phận này làm nhiệm vụ hâm nóng (giữ nhiệt ln nóng đều, cơng suất của nó nhỏ hơn nhiều so với bộ dây gia nhiệt chính).

- Rơle nhiệt: tự động cắt mạch điện khi ở nhiệt độ cao.

2. Những chú ý khi sử dụng nồi cơm điện

- Phích cắm phải được cắm vào ổ chắc chắn. Không nên sử dụng các loại ổ cắm nhiều lỗ cắm để sử dụng nhiều loại thiết bị gia dụng cùng một thời điểm.

- Khi không sử dụng nồi cần phải rút dây nguồn khỏi ổ cắm nguồn.

- Khi cắm phích nguồn vào ổ cắm, phải cắm phích thật khớp, nếu phích cắm tiếp xúc khơng tốt sẽ dẫn đến phích cắm bị cháy.

- Nồi cơm điện khơng được đặt ở vị trí khơng bằng phẳng, ẩm ướt hoặc gần với các dụng cụ phát nhiệt khác.

- Thân nồi và nắp nồi không được vệ sinh trực tiếp bằng nước, tránh làm hỏng các bộ phận cách điện gây nguy hiểm.

- Để tránh bị điện giật, không được để nắp nồi cơm hoặc các bộ phận mang điện khác tiếp xúc với nước hay tất cả các loại dung dịch khác.

- Nếu dây nguồn của nồi bị hư, cần phải được thay thế bởi một dây mới của chính nhà sản xuất.

- Khơng được để trẻ em sử dụng sản phẩm một mình, và phải đặt nồi tránh xa tầm tay trẻ em để tránh các trường hợp điện giật xảy ra.

- Khi nấu cơm, cụm thốt hơi rất nóng, vì vậy không để tay hay tiếp xúc trực tiếp với lỗ thoát hơi nhằm tránh trường hợp bỏng hơi nước.

- Khi cơm chín, nhấc nồi cơm ra ngồi, người dùng phải đặt nồi cơm lên tấm lót nồi để bảo vệ mặt đáy nồi không bị xước làm ảnh hưởng đến quá trình sử dụng lần sau.

- Khi lấy cơm, người dùng không nên dùng đồ nhôm hoặc inox để cạy hoặc xới cơm, vì có lúc đẩy mạnh, sẽ đụng vào đáy nồi, làm xước lớp men ở trong. Nên dùng đồ bằng gỗ, nhựa để lấy cơm ở trong nồi ra ngoài.

- Khi rửa nồi cơm, không nên dùng đồ cứng, xước để kỳ cọ vì có thể làm mất lớp men tráng chống dính. Đối với một số nồi cơm điện, trong lòng nồi người ta thường tráng một lớp men chống dính (màu tro), nếu làm hỏng một góc nhỏ của lớp men đó, phần cạnh nó rất dễ tróc tiếp, nó sẽ lẫn vào cơm, khi ăn vào sẽ rất độc. Khi nồi cơm đã bị tróc một lớp men chống dính nhỏ, cần phải tẩy cho hết lớp men còn lại đi, khi đó mới được sử dụng lại nồi.

Một phần của tài liệu Cẩm nang bảo trì thiết bị điện và điện tử gia dụng: Phần 2 (Trang 33 - 35)