Đánh giá về hứng thú học tập của HS

Một phần của tài liệu Tổ chức dạy học rèn luyện kĩ năng nói cho học sinh lớp 3 trong phân môn tập làm văn (Trang 58 - 70)

6. Kết cấu của khóa luận

3.3.2. Đánh giá về hứng thú học tập của HS

Hứng thú học tập chiếm vị trí rất quan trọng trong hoạt động nhận thức của HS tiểu học. Đây là chỉ số quan trọng để đánh giá tính tích cực nhận thức của các em. Vì vậy, sau các tiết dạy thực nghiệm em tiến hành lấy ý kiến của

các em học sinh về bài học. Kết quả đánh giá về khả năng hứng thú của các em trong các tiết dạy thể hiện như sau:

Bảng 3.4: Đánh giá mức độ hứng thú của học sinh sau thử nghiệm

Lớp

Mức độ

Lớp thử nghiệm (3A) Lớp đối chứng (3B)

Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Rất thích 26 63,41% 15 36,58% Thích 12 29,26% 10 24,39% Bình thường 3 7,33% 13 31,7% Không thích 0 0% 3 7,33% Rất thích Thích Bình thường Không thích 0 5 10 15 20 25 30 Lớp 3A Lớp 3B

Biểu đồ so sánh về hứng thú học tập sau thử nghiệm giữa lớp 3A và3B

Qua bảng 4 cho thấy:

Tỉ lệ học sinh có hứng thú học tập ở mức độ rất thích ở lớp thử nghiệm là 63,41% trong khi mức độ đó ở lớp đối chứng chỉ có 36,58%, còn ở mức độ thích thì ở lớp thử nghiệm là 29,26% còn ở lớp đối chứng là 24,39%.

Tỉ lệ học sinh có mức độ hứng thú ở mức bình thường ở lớp thử nghiệm là 7,33% (giảm 24,37% so với lớp đối chứng).

Tại lớp thử nghiệm thì không có học sinh nào không thích tiết học tuy nhiên ở lớp đối chứng thì tỉ lệ đó vẫn còn 7,33%.

Như vậy nhìn vào 2 bảng trên có thể thấy, mức độ hứng thú đối với bài học của HS ở nhóm lớp thử nghiệm và nhóm lớp đối chứng có sự khác nhau rõ rệt. Qua quan sát các tiết dạy, em thấy rất rõ nét hào hứng thế hiện trên khuôn mặt, ánh mắt các em .Trong quá trình học, các em học sinh được thoải mái bộc lộ quan điểm, suy nghĩ của bản thân, được các bạn và thầy cô giáo lắng nghe, các em học sinh hoàn toàn chủ động trong quá trình học.

Ở các lớp đối chứng nhiều HS còn tỏ ra thờ ơ với bài học vì các em phải tiếp nhận tri thức qua lời giảng của GV một cách thụ động. Vì bài dạy không lôi cuốn, hấp dẫn nên nhiều HS còn làm việc riêng, không chú ý vào bài học.

Theo ý kiến của HS, những lý do các em ham thích giờ học là:

- Vì các em được thảo luận với nhau.

- Tiết học trôi qua nhanh quá vì lúc nào lớp cũng sôi nổi.

- Vì các em trả lời đúng và được cô giáo khen, các bạn cổ động nhiệt tình.

- Do các em được chơi vui mà lại bổ ích.

- Vì các em có thể đạt được những phần thưởng khi cố gắng hết mình thi đua với các bạn trong lớp.

Những lý do làm cho các em không thích giờ học là:

- Cô giáo giảng nhiều nên các em thấy giờ học buồn. - Vì tiết học không hấp dẫn lắm.

Kết quả trên cho thấy việc tổ chức cho HS tham gia hoạt động, lôi cuốn các em vào giải quyết các bài tập tình huống cùng các bạn trong tổ, trong nhóm và cả lớp sẽ tạo ra sự hứng thú học tập trong HS. GV phải khéo léo tổ chức sao cho tiết học thật sự sôi nổi, có sức lôi cuốn, tạo ra sự thi đua giữa các nhóm, tổ chức cho các em học mà chơi, chơi mà học, luôn động viên khuyến khích các em kịp thời, dẫn dắt các em tự hoạt động chiếm lĩnh tri thức hiện quả tiết học chắc chắn sẽ được nâng lên, HS sẽ rất hào hứng học tập. Nếu giờ học còn nặng nề, đơn thuần: GV cung cấp kiến thức, bài tập cho HS làm, chấm chữa qua loa các em sẽ rất dễ nhàm chán

Tiểu kết chương 3

Qua quá trình mô tả thử nghiệm, xử lí kết quả cũng như phân tích đánh giá kết quả thử nghiệm đã khẳng định hiệu quả và tính khả thi của các phương pháp dạy học rèn luyện kĩ năng nói cho HS lớp 3.

Khái quát về quá trình thử nghiệm bao gồm việc xác định mục đích, cơ sở và đối tượng cũng như nội dung thử nghiệm. Trong đó khóa luận đã đi sâu vào phân tích từng đặc điểm, điều kiện và tổ chức thực hiện sử dụng các biện pháp thu được kết quả khách quan và chính xác. Qua phân tích, xử lí số liệu, biểu bảng để kết quả đảm bảo tính khách quan nhất.

Đối chiếu kết quả thử nghiệm của các lớp, chúng tôi thấy rằng: Khi GV có phương pháp dạy học thích hợp sẽ kích thích nhu cầu học tập của HS. Các giờ thử nghiệm đã tạo không khí sôi nổi, HS tích cực chủ động tham gia các hoạt động học tập. Sau khi thử nghiệm, nhìn chung kết quả ở lớp thử nghiệm cao hơn so với lớp đối chứng. Trong đó nổi bật là số HS khá - giỏi có số lượng cao hơn lớp đối chứng, đồng thời cũng hạn chế một phần nào tỉ lệ HS yếu - kém. Kết quả thử nghiệm còn cho thấy mức độ nắm vững nội dung kiến thức, hứng thú của HS ở lớp thử nghiệm cao hơn lớp đối chứng.

Thực nghiệm đã cho thấy kết quả khá khả quan và việc sử dụng các phương pháp trên để dạy học rèn luyện kĩ năng nói cho HS lớp 3 thực hiện được mục tiêu ban đầu khóa luận đặt ra.

KẾT LUẬN

Mục tiêu cơ bản của việc dạy học tiếng Việt ở tiểu học là dạy kĩ năng tiếng Việt và rèn luyện năng lực sử dụng tiếng Việt cho HS để học tập và giao tiếp hiệu quả. Tuy nhiên, các kĩ năng giao tiếp không thể hình thành và phát triển bằng con đường truyền tải thụ động, muốn hình thành kĩ năng này HS phải được hoạt động trong môi trường giao tiếp cụ thể dưới sự tổ chức, hướng dẫn của GV. Vì vậy, chúng tôi chọn đề tài: “ Tổ chức dạy học rèn luyện kĩ

năng nói cho học sinh lớp 3 trong phân môn Tập làm văn” để nghiên cứu

nhằm góp phần giải quyết những khó khăn của GV hiện nay trong việc dạy học Tập làm văn và nhằm hướng đến mục đích phát triển kĩ năng nói cho HS.

Qua quá trình nghiên cứu, đề tài đạt được một số kết quả sau:

1. Đề tài đã khái quát hóa được một số vấn đề lí luận có liên quan tới đề tài như một số vấn đề thuộc lí thuyết kĩ năng ngôn ngữ, đặc điểm phát triển ngôn ngữ của học sinh lớp 3; lí thuyết về hoạt động giao tiếp; lí thuyết về hội thoại, chỉ ra cơ sở khoa học của việc tổ chức dạy học rèn luyện kĩ năng nói cho HS lớp 3 trong phân môn Tập văn.

2. Cùng với cơ sở lí luận, đề tài đã tiến hành khảo sát thực trạng dạy học rèn luyện kĩ năng nói trong phân môn Tập làm văn cho HS lớp 3 trường Tiểu học Hiệp Hòa, Vĩnh Bảo, Hải Phòng. Kết quả cho thấy việc dạy học Tập làm văn chưa thực sự phát triển kĩ năng nói cho HS. Điều này chứng tỏ, việc dạy Tập làm văn theo hướng phát triển kĩ năng nói cho HS lớp 3 chưa thực sự được quan tâm thích đáng.

3. Xác định một số biện pháp cụ thể về dạy học Tập làm văn cho HS lớp 3 Trường Tiểu học Hiệp Hòa, Vĩnh Bảo, Hải Phòng theo hướng phát triển kĩ năng nói. Đó là: Biện pháp áp dụng các phương pháp dạy học tích cực vào dạy học tập làm văn, tăng cường tổ chức cho học sinh thực hành luyện nói thông qua hoạt động giao tiếp thực tế trong giờ học Tập làm văn.

Với mỗi biện pháp, chúng tôi đều trình bày, phân tích và đưa ra những ví dụ cụ thể. Những biện pháp này không khó thực hiện, có tác dụng rõ rệt trong việc dạy học Tập làm văn theo hướng phát triển kĩ năng nói cho HS.

4. Để kiểm chứng tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất, khóa luận đã tiến hành thử nghiệm ở 82 HS lớp 3 Trường Tiểu học Hiệp Hòa, Vĩnh Bảo, Hải Phòng. Qua thực nghiệm, chúng tôi nhận thấy học sinh rất hào hứng với tiết học, kĩ năng nói được nâng cao. Tiết học sôi nổi, hấp dẫn, các em được lôi cuốn vào bài học. Các em tham gia vào các hoạt động học tập, khám phá, chiếm lĩnh kiến thức một cách tích cực, chủ động.

Để nâng cao hiệu quả giảng dạy Tập làm văn theo hướng phát triển kĩ năng nói , chúng tôi xin đưa ra một số đề xuất, kiến nghị sau:

- GV ở các trường tiểu học và sinh viên ở các trường Đại học Sư phạm cần được trang bị lí luận cần thiết, cần được tìm hiểu nội dung dạy học và thực trạng dạy học Tập làm văn theo hướng phát triển kĩ năng nói ở trường tiểu học.

- Cần căn cứ vào mục tiêu chính của bài học, cần hình thành những kĩ năng gì, trình độ HS của lớp mình đến mức độ nào có thể áp dụng các biện pháp cho phù hợp. Đồng thời, phải thường xuyên hệ thống hóa các kiến thức, rèn lại kĩ năng nói sau một thời gian học.

- Cần tiến hành đồng bộ, linh hoạt các biện pháp tạo hứng thú học tập. Không thể chú ý các biện pháp tác động trên bình diện nội dung học tập mà bỏ qua biện pháp tổ chức hoạt động chiếm lĩnh nội dung dạy học. Sự tổ chức tốt giờ học, sự linh hoạt, mềm dẻo của GV trong quá trình giảng dạy mang lại hứng thú học tập cho HS.

Danh mục TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ giáo dục và đào tạo (2004, 2005, 2006), Bồi dưỡng giáo viên, NXB GD – 2004, 2005, 2006.

2. Đào Ngọc – Nguyễn Đăng Ninh (1996), Rèn kỹ năng sử dụng tiếng Việt),

NXB Giáo dục.

3. Bộ giáo dục và đào tạo (2007), Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học, NXB Giáo dục.

4. Nguyễn Trí (2003), Dạy và học môn Tiếng Việt ở tiểu học theo chương trình mới, NXB Giáo dục.

5. Lê Phương Nga (Chủ biên), Lê A, Đặng Kim Nga, Đỗ Xuân Thảo (2009),

Phương pháp dạy học tiếng Việt ở tiểu học, tập 1, NXB Đại học Sư phạm. 6. Lê Phương Nga (2009), Phương pháp dạy học tiếng Việt ở tiểu học, tập 2,

NXB Đại học Sư phạm.

7. Đỗ Hữu Châu – Bùi Minh Toán (1993), Đại cương ngôn ngữ học, NXB Giáo dục, Hà Nội.

8. Lê A, Đỗ Xuân Thảo (1997), Giáo trình Tiếng Việt 1, NXB Giáo dục. 9. Lê A (2009), Giáo trình Tiếng Việt 3, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội.

10. Lê A (2009), Dạy Tiếng Việt là dạy trong hoạt động và bằng hoạt động, Tạp chí Ngôn ngữ, số 12.

11. Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 3 (Tái bản lần thứ 8), NXB Giáo dục Việt Nam.

12. Nguyễn Quang Ninh (2011), Phương pháp dạy học tiếng Việt ở tiểu học, NXB Đại học Huế.

13. Lê A, Nguyễn Quang Ninh, Bùi Minh Toán (2009), Phương pháp dạy học Tiếng Việt, NXB Giáo dục Việt Nam.

14. Lê Thị Thanh Bình, Chu Thị Hà Thanh (2002), Quan điểm giao tiếp trong dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học, Tạp chí Giáo dục, số 41.

15. Hồ Ngọc Đại (1993), Tâm lý học Dạy học, NXB Giáo dục.

16. Vũ Thị Thanh Hương (2006), Từ khái niệm năng lực giao tiếp đến vấn đề dạy học trong nhà trường phổ thông hiện nay, Tạp chí Ngôn ngữ, số 4.

17. Lê Thanh Bình (2003), Thực trạng dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học và một số yêu cầu rèn luyện kĩ năng giao tiếp, tạp chí nghiên cứu giáo dục, số 65, trang 24.

18. Phan Phương Dung (2001), Rèn kĩ năng nói cho HS lớp 2 qua phân môn làm văn SGK Tiếng Việt 2000, Tạp chí Giáo dục, số 12, Hà Nội.

19. Trần Thị Hiền Lương (2009), Một số biện pháp nâng cao hiệu quả rèn luyện kĩ năng nói cho HS tiểu học ở môn Tiếng Việt, Đề tài NCKH, Viện KHGD Việt Nam, Hà Nội.

20. Lê Phương Nga (1990), Phát triển lời nói trong giờ Tập làm văn ở lớp 2, Tạp chí Nghiên cứu giáo dục, số 1, Tr19 - 20.

PHỤ LỤC Phụ lục 1 : Phiếu khảo sát giáo viên

TT Nhận thức và thực trạng dạy học Tập làm văn Tổng hợp Số Lượng (người) Tỷ lệ % 1

Theo thầy cô, tầm quan trọng của việc dạy học Tập làm văn cho HS lớp 3 theo định hướng phát triển kĩ năng nói như thế nào?

A. Rất quan trọng B. Quan trọng D. Không quan trọng 6 0 0 100 2

Theo cô ( thầy), mục tiêu dạy học tiếng Việt theo định hướng phát triển kĩ năng ngôn ngữ là:

a. Thực hiện tăng cường giao tiếp trong dạy học.

b. Tích hợp các kiến thức và kĩ năng đời sống vào hoạt động học tập.

c. Hình thành và phát triển ở HS các kĩ năng sử dụng tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp hiệu quả trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi. d. Ý kiến khác:

0 0

6 100

3 Để tổ chức dạy học rèn luyện kĩ năng nói trong phân môn Tập làm văn ở lớp 3, cô (thầy) chuẩn bị những công việc và nội dung dạy học nào sau đây:

a. Sử dụng toàn bộ các bài tập, câu hỏi gợi ý trong SGK và SGV.

b. Tự mình xây dựng và sưu tầm thêm những bài tập, câu hỏi phù hợp với mục đích của bài dạy và đối tượng HS. 4 2 0 66,6 33,4 0

c. Chỉ chọn một số bài tập, câu hỏi trong SGK, SGV.

4

Thầy cô thường lựa chọn phương pháp dạy học nào nhằm tăng cường hoạt động giao tiếp cho HS?

A. Phương pháp gợi mở - vấn đáp B. Phương pháp thực hành luyện tập C. Phương pháp giảng giải minh họa D. Phối hợp nhiều phương pháp

1 3 0 2 16,6 50 0 33,4 5

Cô ( thầy) có nhận xét nào dưới đây về cách tổ chức dạy học Tập làm văn hiện nay:

a. Gây được hứng thú với HS.

b. Phù hợp với kinh nghiệm sống, thực tiễn giao tiếp của HS.

c. Không gây hứng thú đối với HS.

d. Một số ngữ liệu và lệnh bài tập trong SGK còn khó hiểu, mơ hồ, không phù hợp với trình độ của HS. đ. Ý kiến khác 3 4 0 2 0 50 66,6 0 33,3 0 6

Khi dạy Tập làm văn, ngoài các bài tập của SGK, các cô (thầy) có xây dựng các tình huống giao tiếp cho HS thực hành không?

a. Thỉnh thoảng b. Thường xuyên c. Không bao giờ

5 1 0 83,3 16,7 0

Phụ lục 2: Phiếu khảo sát học sinh

STT Ý kiến của HS lớp 4 Trường Tiểu học Đại Bản 2

Tổng hợp Số phiếu Tỷ lệ % 1 Hứng thú của em khi học phân môn Tập làm văn như

thế nào? A. Rất thích B. Thích C. Bình thường D. Không thích 0 68 10 4 0 82,9 12,2 4,9 2

Các em có thường xuyên xung phong làm bài nói khi học Tập làm văn không? A. Thường xuyên B. Thỉnh thoảng C. Hiếm khi 8 26 48 9,76 31,7 58,5 3

Theo em, trước khi kể lại một câu chuyện đã nghe đã đọc em đã chuẩn bị những gì?

A. Đọc trước những câu chuyện em thích ở nhà, tập kể cho ba mẹ nghe.

B. Đến lớp nghe cô giáo hướng dẫn rồi kể theo C. Chỉ kể dựa theo các bài đã học trước

9 61 12 10,9 74,3 14,8 4

Khi trình bày bài nói của mình trước lớp, em đã thể hiện như thế nào?

A. Nói to, rõ ràng, kết hợp các cử chỉ minh họa. B. Nói đầy đủ nội dung, còn ngập ngừng.

C. Chưa nói được đầy đủ, còn thiếu ý, chưa tự tin, D. Chưa hoàn thành được bài nói của mình

8 58 14 2 9,76 70,7 17,1 2,44 5

Khi làm bài văn nói của mình, em gặp phải những khó khăn gì?

A. Không biết diễn đạt ý kiến của mình.

B. Hay dùng từ sai hoặc không phù hợp, mượt mà. C. Không biết sáng tạo, phải dựa vào văn mẫu. D. Còn nói lộn xộn, lủng củng. 18 35 22 5 21,9 42,7 26,8 8,6

6

Em hãy nói về ảnh của Bác Hồ mà em được nhìn thấy.

A. Đạt yêu cầu. B. Chưa đạt yêu cầu

45 37

54,9 45,1

Phụ lục 3: Đề kiểm tra, đáp án đánh giá kết quả phát triển kĩ năng nói cho học sinh lớp 3.

*Đề kiểm tra

Một phần của tài liệu Tổ chức dạy học rèn luyện kĩ năng nói cho học sinh lớp 3 trong phân môn tập làm văn (Trang 58 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(70 trang)
w