6. Kết cấu của khóa luận
2.2.2. Tăng cường tổ chức cho học sinh thực hành luyện nói thông qua hoạt
hoạt động giao tiếp thực tế trong giờ học Tập làm văn
2.2.2.1. Rèn kỹ năng nói thông qua việc tổ chức, hướng dẫn học sinh trả lời các câu hỏi, thực hiện các yêu cầu về giao tiếp ngôn ngữ trong giờ Tập làm văn
Trong hoạt động giao tiếp hàng ngày, HS có thể nói ngắn, nói dài tùy ý nhưng không thể ngắn hơn một câu, nhưng phải đảm bảo đúng cấu trúc ngữ pháp tiếng Việt. Để luyện nói cho HS, GV cần phải luyện cho HS nói đầy đủ
một câu, nói đúng và hoàn chỉnh. Thông qua câu hỏi và trả lời chính là quá trình tương tác giữa GV và HS. Qua việc trả lời hệ thống câu hỏi có sự dẫn dắt của GV, HS thể hiện được suy nghĩ, ý tưởng của mình, từ đó diễn đạt câu nói đầy đủ hơn, biết cách nói hay hơn. Dạng bài tập này được áp dụng hiệu quả hơn khi HS được học các bài đọc.
2.2.2.2. Rèn kỹ năng nói thông qua hoạt động tranh luận, thảo luận
Dạy học theo nhóm, theo cặp là hình thức giảng dạy đặt HS vào môi trường học tập tích cực, trong đó HS được tổ chức thành nhóm , cặp một cách thích hợp. Đối với cấp TH, việc rèn cho các em các KN học hợp tác nhóm, cặp là hết sức cần thiết, tạo điều kiện để các em có nhiều cơ hội giao lưu, học hỏi lẫn nhau, giúp đỡ lẫn nhau, góp phần vào việc giáo dục toàn diện nhân cách cho HS. Thông qua thảo luận nhóm, cặp HS biết:
- Biết lắng nghe và trình bày ý kiến một cách rõ ràng. - Biết lắng nghe và biết thừa nhận ý kiến của người khác. - Biết ngắt lời một cách hợp lí.
- Biết thuyết phục người khác và đáp lại sự thuyết phục.
2.2.2.3. Rèn kĩ năng nói thông qua hoạt động kể chuyện
Thuật việc, kể chuyện là một kĩ năng bộ phận của kĩ năng nói nằm trong nhóm các kĩ năng ngôn ngữ cần phát triển cho học sinh tiểu. Để luyện nói cho HS thông qua kể chuyện đòi hỏi GV phải có hệ thống câu hỏi gợi mở, dẫn dắt tỉ mỉ, đồng thời GV yêu cầu HS khác theo dõi bạn kể và tìm ra được những chi tiết nào sáng tạo trong lời kể, trong điệu bộ, trong cử chỉ,... Làm được điều này thì câu chuyện kể không những trở nên sinh động hơn mà còn giúp HS làm giàu thêm vốn từ, diễn đạt ngôn ngữ mạch lạc, lôgíc, giàu cảm xúc, nói thành câu qua câu chuyện các em được nghe.
Rèn KNN qua hoạt động đóng vai thể hiện nhiều ưu điểm trong những tiết kể chuyện. Việc đóng vai không chỉ giúp HS tiếp thu cốt truyện một cách tốt nhất mà đó còn là biện pháp giúp HS có sự chia sẻ, đồng cảm với các nhân vật trong câu chuyện, biết suy nghĩ, nhận xét và đánh giá về các hành vi của nhân vật, bản chất của nhân vật. Thông qua hoạt động đóng vai, GV giúp HS rèn các kỹ năng:
- Thực hành những kỹ năng ứng xử và bày tỏ thái độ. Tạo cho HS cơ hội bộc lộ thái độ, cảm xúc và hình thành các KN giao tiếp.
- Tạo điều kiện nảy sinh sự sáng tạo của HS.
- Biết sử dụng các nghi thức lời nói làm phương tiện ngôn ngữ để biểu thị thái độ lễ phép, lịch sự, ngoan ngoãn, nói lời cảm ơn, xin lỗi.
2.2.2.3. Rèn kĩ năng nói cho học sinh thông qua các trò chơi ngôn ngữ
Trò chơi ngôn ngữ trong dạy học Tiếng Việt nói chung, dạy học Tập làm văn nói riêng là một hình thức dạy học, đồng thời nó cũng đòi hỏi HS phải huy động trí óc làm việc thực sự nhưng lại được thực hiện dưới hình thức chơi vui vẻ, thú vị. Học trong quá trình chơi là quá trình lĩnh hội tri thức nhẹ nhàng, tự nhiên, không gò bó, khơi dậy được hứng thú tự nguyện và giảm thiểu sự căng thẳng cho HS. Trò chơi tiếng Việt cũng là một hình thức “chơi mà học học mà chơi” rất sinh động, hấp dẫn, dễ tổ chức; giúp HS phát triển trí thông minh, sáng tạo; đồng thời góp phần mở rộng, nâng cao vốn hiểu biết tiếng Việt và các KN tiếng Việt.
Ví dụ: Trò chơi “Chọn ô số”
Trò chơi được vận dụng vào phân môn Tập làm văn, tuần 24, kể về một ngày hội mà em biết. Mục tiêu: phát triển vốn từ của học sinh, phát triển kĩ năng nói, kĩ năng trình bày cho học sinh.
Chuẩn bị: Một bộ ảnh về các lễ hội khác nhau được đánh số từ 1 đến 9; bảng phụ có kẻ sẵn ô số như sau:
1 2 3
4 5 6
7 8 9
Tiến hành: Giáo viên gọi một số học sinh lên bảng tham gia trò chơi (khuyến khích học sinh xung phong). Học sinh được gọi lên chọn một số bất kì trên bảng phụ. Sau đó giáo viên dán bức ảnh có số tương ứng lên bảng, người chơi có nhiệm vụ nói về lễ hội mà mình chọn được (từ 5-7 câu). Giáo viên cứ tiếp tục gọi như thế đến khi chọn hết các số trong bảng phụ (hoặc phụ thuộc vào thời gian dành cho trò chơi). Khi trò chơi kết thúc, giáo viên và cả lớp bình chọn người chơi kể về ngày hội hay nhất. Học sinh nào có số lượt bình chọn nhiều nhất sẽ là người thắng cuộc và nhận được phần thưởng.
Lưu ý: Giáo viên có thể thay đổi hình thức thi đua bằng cách chia lớp thành 3 nhóm để thi với nhau.
Ví dụ: Trò chơi “Hộp thư chạy”
Trò chơi được áp dụng vào phân môn Tập làm văn tuần 19, nghe và kể lại câu chuyện “Chàng trai làng Phù Ủng”. Trò chơi giúp cung cấp cho học sinh một số ý, từ để các em có cơ sở hình thành bài văn đầy đủ ý cho những tiết tiếp theo và tạo cho các em tính nhanh nhẹn, mạnh dạn, tập trung. Rèn luyện khả năng quan sát ,chú ý và tư duy, đặc biệt là khả năng nói nhanh, đủ ý, lưu loát cho học sinh,
Chuẩn bị: 1 hộp thư; câu hỏi của bài đang học: Câu 1: Chàng trai làng Phù Ủng tên là gì? Câu 2: Gia cảnh của chàng trai như thế nào? Câu 3: Chàng trai là một người như thế nào?
Câu 4: Chàng trai ngồi bên vệ đường để làm gì? Câu 5: Vì sao quân lính đâm giáo vào đùi chàng trai? Câu 6: Vì sao Trần Hưng Đạo đưa chàng trai về kinh đô?
Cách tổ chức: Giáo viên nêu cách chơi và quy luật chơi. Hộp thư sẽ được chuyền từ bạn này sang bạn khác một cách khẩn trương, gọn gàng theo nhịp bài hát nào đó. Khi có hiệu lệnh của giáo viên, hộp thư dừng chạy. Học sinh nào đang cầm hộp trên tay phải mở hộp ra bốc câu hỏi trả lời. Nếu trả lời đúng được cả lớp tuyên dương, nếu không trả lời được sẽ phải thực hiện một hình phạt nhẹ nhàng do giáo viên quy định và học sinh khác sẽ xung phong trả lời thay bạn. Giáo viên nhận xét và cho trò chơi tiếp tục. Bằng một hệ thống câu hỏi chuẩn bị sẵn mang tính gợi mở đòi hỏi HS phải độc lập suy nghĩ, quan sát để tìm hiểu được vấn đề. Tuỳ dạng bài mà giáo viên chọn hệ thống câu hỏi phù hợp cho trò chơi.
Tiểu kết chương 2
Trong chương này, chúng tôi đưa ra các biện pháp cùng một số cách thức tổ chức dạy học rèn kĩ năng nói cho học sinh lớp 3. Chúng tôi đã tìm hiểu mục tiêu dạy học Tập làm văn, nội dung dạy học cụ thể về rèn luyện kĩ năng nói trong sách TV3. Chúng tôi đã đưa ra một số nguyên tắc cơ bản và dựa trên những nội dung dạy học, những nguyên tắc đó, chúng tôi đã đề xuất những phương pháp dạy học rèn luyện kĩ năng nói đó là: phương pháp vấn đáp, phương pháp luyện tập, phương pháp quan sát, phương pháp thuyết trình, phương pháp trình bày trực quan, phương pháp đóng vai . Đồng thời đưa ra các biện pháp tăng cường các hoạt động giao tiếp cho học sinh thông qua các hoạt động: Hoạt động hướng dẫn học sinh trả lời câu hỏi; hoạt động tranh luận, thảo luận; hoạt động kể chuyện; hoạt động đóng vai, diễn kịch và các
trò chơi ngôn ngữ. Khóa luận đã xác định rõ khái niệm, ý nghĩa vai trò của từng phương pháp, cách thức tổ chức cũng như yêu cầu của từng phương pháp. Sử dụng các phương pháp này, HS được luyện nói nhiều hơn mà tiết
học lại diễn ra nhẹ nhàng đầy hứng khởi. Các phương pháp được lựa chọn trên không những đảm bảo việc dạy học câu cho HS lớp 3 Trường Tiểu học Hiệp Hòa, Vĩnh Bảo, Hải Phòng theo hướng phát triển kĩ năng nói mà còn góp phần vào việc đổi mới phương pháp giảng dạy nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường Tiểu học hiện nay.
CHƯƠNG 3
THỬ NGHIỆM SƯ PHẠM 3.1. Thiết kế giáo án thử nghiệm
Vận dụng các phương pháp, hình thức dạy học tích cực như đã nêu ở chương 2, chúng tôi đã tiến hành thiết kế thử nghiệm hai giáo án như sau:
GIÁO ÁN 1
Tổ chức dạy học Tập làm văn (hình thức dạy học tích cực)
Giáo án Tập làm văn lớp 3 (Tuần 6) - 1 tiết: Kể lại buổi đầu em đi học
I. Mục tiêu
- Kể lại được buổi đi học đầu tiên của mình.
- Viết lại được những điều vừa kể thành một đoạn văn ngắn từ 5 đến 7 câu.
II. Đồ dùng dạy học
- Ghi sẵn các câu hỏi gợi ý trên bảng phụ.
IV. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ (3-5 phút)
- Gọi 2 học sinh lên bảng trả lời các câu hỏi:
+ Nêu trình tự các nội dung của một cuộc họp thông thường.
+ Nêu mục đích cuộc họp có nội dung là chuẩn bị các tiết mục văn nghệ chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
+ Nhận xét và khen thưởng học
- 2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu của giáo viên, các học sinh khác nghe và nhận xét.
sinh.
2. Dạy bài mới (30-32 phút)
a) Giới thiệu bài (1-2 phút): Trong giờ Tập làm văn hôm nay, các em sẽ kể lại buổi đầu đi học của mình bằng lời, sau đó viết lại thành một câu văn ngắn từ 5 đến 7 câu.
- GV ghi tên bài lên bảng.
b) Hướng dẫn học sinh kể lại buổi đầu đi học (bài tập 1)
* Hướng dẫn học sinh chuẩn bị kể: - Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu của bài tập.
- Bài tập yêu cầu chúng ta điều gì? - Đề kể lại buổi đầu đi học của mình các em cần nhớ lại xem :
+ Buổi đầu mình đã đi học như thế nào? Đó là buổi sáng hay buổi chiều? Buổi đó cách đây bao lâu? + Em đã chuẩn bị cho buổi đi học đó như thế nào?
+ Ai là người đưa em đến trường? + Hôm đó, trường học trông như thế nào?
+ Lúc đầu em bỡ ngỡ ra sao?
+ Buổi đầu đi học kết thúc như thế nào?
+ Em nghĩ gì về buổi đầu đi học đó? - Treo bảng phụ đã ghi sẵn các câu hỏi gợi ý vừa nêu và yêu cầu 2 học
- HS lắng nghe.
- 1 học sinh đọc yêu cầu của bài tập.
- Kể lại buổi đầu đi học. - Nghe giáo viên hướng dẫn.
sinh đọc lại.
- Yêu cầu học sinh nhớ lại nội dung của 2 bài Tập đọc “Ông ngoại” và “Nhớ lại buổi đầu đi học”, qua đó liên tưởng nhớ lại những kỉ niệm về ngày đầu đi học của mình.
- Lưu ý học sinh: Đề có thể kể đúng và hay, các em cần dựa vào các câu hỏi gợi ý, dựa vào nội dung hai bài Tập đọc vừa nêu, đặc biệt là các em phải nhớ thật tốt những hình ảnh, những kỉ niệm về ngày đi học đầu tiên của bản thân. Sau đó các em phải trả lời lần lượt từng câu hỏi gợi ý. Cố gắng lựa chọn từ ngữ thật đúng và hay, trả lời bằng những câu rõ nghĩa.
- Gọi 1 đến 2 học sinh khá kể trước lớp để làm mẫu.
- Giáo viên hướng dẫn cả lớp nhận xét nội dung và cách kể của bạn : bạn kể có đúng yêu cầu bài tập không? Lời kể có chân thực không, có mạch lạc không? Cách dùng từ và đặt câu của bạn có chính xác, có hay không? Bạn có thật sự đang kể lại cho các em nghe hay không?
- Giáo viên nhận xét bài kể của học sinh và qua đó hướng dẫn cả lớp rút kinh nghiệm chung về nội dung,
- Thực hiện theo yêu cầu của GV.
- HS lắng nghe.
- 1 đến 2 học sinh kể.
- Cả lớp theo dõi và nhận xét bạn kể theo gợi ý hướng dẫn của giáo viên.
cách kể...Nhắc nhở các em là dựa vào các ý đã chuẩn bị qua phần gợi ý để nói thành đoạn, không nói rời rạc. Chú ý là lời kể của mình đang dành cho các bạn.
* Hướng dẫn học sinh dựa vào phần đã chuẩn bị để thực hành kể.
- Thảo luận nhóm đôi: Kể cho nhau nghe về buồi đầu đi học của mình. Sau đó tự nhận xét, rút kinh nghiệm cho nhau. Thời gian 3 phút.
- Theo dõi và giúp đỡ các nhóm học sinh gặp khó khăn.
- GV tổ chức thi kể hay. Lưu ý học sinh tập trung chú ý nghe bạn kể đề thể hiện sự tôn trọng bạn.
- GV cho HS tự đánh giá cho điểm, khen thưởng cho những HS kể hay nhất.
* Hướng dẫn học sinh nhận xét - Yêu cầu học sinh nhận xét bài kể của bạn (về nội dung, về cách kể, cách thể hiện... ).
- Nhận xét và cho điểm bài kể của học sinh. Chú ý động viên đề các em tự tin.
c) Hướng dẫn học sinh viết đoạn văn (bài tập 2)
- Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu bài tập - Lưu ý học sinh: Các em dựa vào
- HS thảo luận nhóm
- Từ 4 đến 6 học sinh kể. Cả lớp tập trung lắng nghe.
- Cả lớp nhận xét bài kể của bạn. - Lắng nghe và tự rút kinh nghiệm cho bản thân.
- 1 học sinh đọc yêu câu bài tập 2. - Lắng nghe giáo viên hướng dẫn
nội dung bài kể bằng lời ở bài tập 1, bồ sung, sắp xếp lại các ý (nếu cần). Sau đó các em viết lại thành một đoạn văn ngắn vào vở. Sau khi viết xong, cần đọc lại để chữa về cách dùng từ, cách viết câu, cách chấm câu.
- Yêu cầu học sinh: Thảo luận nhóm 4 để nhận xét, rút kinh nghiệm lẫn nhau.
- Gọi 3 đến 5 học sinh đọc lại bài viết trước lớp.
- Yêu cầu cả lớp nhận xét.
- Nhận xét và khen thưởng học sinh. Số bài còn lại giáo viên thu để chữa sau tiết học.
3. Củng cố, dặn đò
- Yêu cầu học sinh tìm hiểu về buổi đầu đi học của một người thân trong gia đình và tập kể lại buổi đó cho các bạn trong lớp nghe.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn học sinh chuẩn bị bài sau.
cách làm bài.
- Thảo luận nhóm 4 nhận xét bài nhau.
- 3 đến 5 học sinh đọc bài viết trước lớp.
- Cả lớp nhận xét bài làm của bạn. - Nộp bài viết cho giáo viên.
GIÁO ÁN 2
Dạy học luyện tập thực hành (luyện nói)
Giáo án Tập làm văn lớp 3 (Tuần 28) - 1 tiết: Kể lại một trận thi đấu thể thao
I/ Mục đích, yêu cầu
1. Kiến thức
- Viết lại được một tin thể thao mới được đọc trên báo ( hoặc nghe được, xem được trong các buổi phát thanh, truyền hình,...)
2. Kĩ năng
-Rèn kĩ năng nói : kể được một số nét chính của một trận thi đấu thể thao đã được xem , được nghe tường thuật … (theo các câu hỏi gợi ý ) , giúp người nghe có thể hình dung được trận đấu
3. Thái độ
- Yêu thích môn học, hình thành nhân cách, phẩm chất con người.