Những khó khăn

Một phần của tài liệu Tổ chức dạy học rèn luyện kĩ năng nói cho học sinh lớp 3 trong phân môn tập làm văn (Trang 28)

6. Kết cấu của khóa luận

1.4.2.Những khó khăn

a) Về phía nhà trường:

Cơ sở vật chất nhà trường còn gặp nhiều khó khăn trong việc tổ chức học 2 buổi/ ngày. Các trang thiết bị phục vụ cho giờ dạy Tập làm văn còn thiếu và chưa đồng bộ.

b) Về phía giáo viên:

Một số giáo viên chưa trang bị tốt cho bản thân những kiến thức cơ bản để ứng dụng vào dạy học Tập làm văn như: các dạng lời nói, từ vựng - ngữ nghĩa, ngữ pháp, ngữ pháp văn bản, phong cách ngôn ngữ, lí luận văn học.

Giáo viên chưa nắm vững các cơ sở lí luận về lí thuyết hoạt động lời nói để ứng dụng vào dạy Tập làm văn. Từ đó không hiểu quy trình sản sinh ngôn

bản nên khi tổ chức giờ dạy đã không giúp học sinh hình thành được các kĩ năng làm văn cơ bản. Đặc biệt là kĩ năng nói. Việc vận dụng quy trình giảng dạy vào từng giờ học cụ thể còn cứng nhắc, bám máy móc vào sách giáo viên, không phù hợp với tình hình cụ thể và trình độ học sinh. Việc đồi mới phương pháp dạy học mang nặng tính hình thức.

Về mặt nội dung dạy học, giáo viên còn quá lệ thuộc vào các đáp án gợi ý trong sách giáo viên. Khi xuất hiện tình huống kết quả thực hiện một yêu cầu hay nhiệm vụ nào đó của bài học của học sinh khác với đáp án đó thì giáo viên tìm cách “gò” học sinh về đáp án của sách. Hoặc khi học sinh thực hành luyện tập dựng đoạn văn, giáo viên hay đưa ra bài mẫu và yêu cầu học sinh làm giống như mẫu đó. Như thế đã làm thui chột tư duy sáng tạo của các em và cũng đã vi phạm nguyên tắc phát triên lời nói trong dạy học Tiếng Việt.

Giáo viên chưa lường trước được những khó khăn của học sinh trong quá trình thực hiện các bài tập nên không chủ động trong khâu xử lí các tình huống sư phạm phát sinh. Ví dụ: để có thể thực hiện được bài tập đó thì trước đó học sinh cần phải chuẩn bị những gì, cần phải nắm chắc những kiến thức, kĩ năng gì. Trường hợp học sinh ở vùng sâu, vùng khó khăn thì giáo viên cần phải chuẩn bị gì để giúp các em trong quá trình học tập.

Nội dung dạy học Tập làm văn lớp 3 thực chất là những tình huống giao tiếp, nhưng trong tiết dạy, giáo viên chưa biết tạo ra môi đrường giao tiếp thuận lợi (kể cho ai nghe, viết cho ai đọc...). Từ đó hạn chế nhu cầu giao tiếp của các em.

c) Về phía học sinh:

Vốn từ của các em còn quá ít, ỷ lại do có giáo viên hướng dẫn, làm mẫu. Một số học sinh còn rụt rè, chưa mạnh dạn bộc lộ suy nghĩ của mình trước cô giáo, bạn bè. Do cách dạy của giáo viên chưa kích thích hứng thú học tập của các em, đôi khi còn mang tính chất áp đặt nên hầu hết học sinh rất ngại khi học giờ Tập làm văn.

Qua khảo sát, em nhận thấy các kĩ năng làm văn của các em còn rất yếu. Việc lựa chọn và sử dụng từ chưa chính xác ; việc đặt câu chưa hoàn chỉnh, chưa rõ ý diễn đạt ; chưa biết cách liên kết các câu thành đoạn, liên kết đoạn thành bài, thường hay xuất hiện những câu lạc, câu sai với chủ đề đang nói (hoặc viết) ; bố cục bài văn còn lộn xộn; những yêu cầu về lời nói trong hội thoại của học sinh chưa đạt yêu cầu mong muốn. Bên cạnh đó, kĩ năng phân tích, kiểm tra kết quả bài làm của bạn hay của chính bản thân học sinh còn hạn chế rất nhiều. Hầu như các em chưa biết cách tự chữa lỗi viết văn.

Với kết quả khảo sát trên đây em cho rằng việc nghiên cứu, đề xuất các biện pháp nâng cao kĩ năng nói hiệu quả trong dạy học Tập làm văn cần được tiến hành thường xuyên ở trường Tiểu học Hiệp Hòa.

Tiểu kết chương 1

Trong chương 1 của khóa luận, chúng tôi đã giới thiệu khái quát cơ sở khoa học làm nền tảng cho sự triển khai đề tài của mình. Đề tài đã nêu được nội dung khái quát về kĩ năng cơ bản mà học sinh cần có. Đó là kĩ năng ngôn ngữ và việc dạy học kĩ năng ngôn ngữ. Trong đó, chúng tôi đặc biệt nhấn mạnh đến kĩ năng nói với hoạt động giao tiếp và các văn bản phương thức biểu đạt để giúp học sinh hình thành và phát triển kĩ năng nói trong phân môn Tập làm văn nói riêng và Tiếng Việt nói chung. Bên cạnh đó chúng tôi cũng chỉ rõ đặc điểm ngôn ngữ của học sinh lớp 3 để đưa ra các biện pháp, hình thức phù hợp đối với các em nhằm phát triển và rèn luyện kĩ năng nói.

Cũng trong chương I, chúng tôi cũng đã tiến hành khảo sát, đánh giá và nêu ra thực trạng dạy học Tập làm văn hiện nay bao gồm chương trình, yêu cầu về kiến thức, kĩ năng, thái độ trong phân môn Tập làm văn. Qua đó chỉ ra những thuận lợi, khó khăn cũng như những thành tựu và hạn chế của việc dạy học Tập làm văn hiện nay ở các trường Tiểu học để từ đó đề cao vai trò trong việc rèn luyện kĩ năng nói cho học sinh.

CHƯƠNG 2

MỘT SỐ BIỆN PHÁP TỔ CHỨC DẠY HỌC RÈN LUYỆN KĨ NĂNG NÓI CHO HỌC SINH LỚP 3 TRONG PHÂN MÔN TẬP LÀM VĂN 2.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp

2.1.1. Nguyên tắc giao tiếp

Nguyên tắc này yêu cầu:

- Việc lựa chọn và sắp xếp nội dung dạy học phải lấy hoạt động giao tiếp làm mục đích, tức là hướng vào việc hình thành các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết cho học sinh.

- Xem xét các đơn vị ngôn ngữ trong hoạt động hành chức, tức là đưa chúng vào các đơn vị lớn hơn, ví dụ xem xét từ hoạt động trong câu như thế nào, câu ở trong đoạn, trong bài ra sao.

- Phải tổ chức hoạt động nói năng của học sinh để dạy học Tiếng Việt, nghĩa là phải sử dụng giao tiếp như một phương pháp dạy học chủ đạo ở Tiểu học.

Vì vậy, trong việc tổ chức dạy học rèn luyện kĩ năng nói cho học sinh trong phân môn Tập làm văn lớp 3, chúng tôi dựa vào nguyên tắc này để đưa ra một số biện pháp tích cực, tăng cường cho học sinh thực hành hoạt động giao tiếp trong cả giờ lí thuyết và thực hành Tập làm văn nhằm giúp học sinh phát triển 4 kĩ năng nói chung và đặc biệt là kĩ năng nói nói riêng.

2.1.2. Nguyên tắc phát triển tư duy

Nguyên tắc này yêu cầu:

- Phải chú ý rèn luyện các thao tác và phẩm chất tư duy trong giờ dạy tiếng.

- Phải làm cho học sinh thông hiểu được ý nghĩa của các đơn vị ngôn ngữ.

- Phải tạo điều kiện cho học sinh nắm được nội dung các vấn đề cần nói, viết và thể hiện nội dung này bằng các phương tiện ngôn ngữ.

Quán triệt nguyên tắc trên, khi đưa ra các biện pháp, chúng tôi đã chú ý cho học sinh tích cực, chủ động trong bài nói của mình. Các phương pháp, hình thức dạy học được vận dụng vào các hoạt động một cách linh hoạt. Qua đó nhằm giúp HS biết lắng nghe, trình bày ý kiến rõ ràng, biết thừa nhận ý kiến của người khác, biết thuyết phục, biết ngắt lời một cách hợp lí tức là đã viết sử dụng các phương tiện ngôn ngữ một cách hợp lí. Đồng thời tạo điều kiện hết sức cho các em có nhiều cơ hội giao lưu, học hỏi giúp đỡ lẫn nhau, góp phần phát triển tư duy và hình thành nhân cách của mình.

2.1.3. Nguyên tắc đảm bảo mục tiêu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Việc đề xuất các biện pháp rèn luyện kĩ năng nói cho học sinh lớp 3 trong phân môn Tập làm văn phải dựa vào mục tiêu dạy học Tiếng Việt nói chung và dạy học Tập làm văn nói riêng.

Trong giao tiếp nói chung và giao tiếp bằng lời nói trong Tập làm văn nói riêng, chúng ta đều lưu ý một số điển sau đây: Thể hiện được đề cương chuẩn bị thành lời nói mạch lạc, rõ ràng, sinh độn và duy trì việc nói theo đề cương trong suốt quá trình giao tiếp. Theo dõi diễn biến tâm lý, hứng thú … của người nghe trong giao tiếp.

Tập làm văn là phân môn của Tiếng Việt. Mục tiêu của Tiếng Việt là giao tiếp Tiếng Việt có hiệu quả. Đây cũng là nguyên tắc thực hành giao tiếp trong dạy Tập làm văn. Giao tiếp được xem là một phương pháp dạy tiếng dựa vào lời nói, dựa vào những thông báo sinh động của ngôn ngữ nói, phương pháp này là sự vận dụng lý thuyết hoạt động lời nói và chức năng giao tiếp của ngôn ngữ. Nếu ngôn ngữ được xem là phương tiện giao tiếp thì lời nói là bản thân của sự giao tiếp bằng ngôn ngữ. Do đó trong Tập làm văn thực hành giao tiếp là sự rèn luyện kỹ năng nói của học sinh, cách diễn đạt lời nói của học sinh.

Trong tiến trình lên lớp một tiết Tập làm văn, để đảm bảo thực hành giao tiếp, giáo viên tổ chức học sinh luyện nói trên cơ sở của sự chuẩn bị. Tổ chức học sinh trình bày bài miệng theo từng nội dung cụ thể trước mỗi thể loại. Yêu cầu học sinh trình bày thể hiện cách hiểu của mình đồng thời để cho người nghe hiểu. Có sự đánh giá nhận xét kết quả bài mới trên các phương diện khác nhau

- Nói đúng, đầy đủ nội dung, diễn đạt ý rõ ràng, trọn vẹn trôi chảy - Nói hay, sinh động gây sự chú ý của người nghe

- Nói mở bài hấp dẫn, gây hứng thú người nghe

- Nói thể hiện được sự giao cảm giữa người nghe với mình - Thể hiện giọng điệu phù hợp: cao độ, cường độ và trường độ - Nói kết hợp với cử chỉ điệu bộ nét mặt… gây ấn tượng - Kết thúc bài nói tự nhiên, gãy gọn

Cùng với quá trình tập luyện, cách đánh giá của giáo viên và học sinh cũng là biện pháp bổ sung và hoàn thiện dần một bài mới. Cho nên trong tổ chức giao tiếp, thực hành luyện nói, giáo viên phải biết tận dụng phối hợp các nhóm phương pháp khác nhau, tạo hiệu quả trong quá trình rèn luyện kỹ năng nói.

2.2. Các biện pháp rèn luyện kĩ năng nói trong dạy học Tập làm văn

2.2.1. Sử dụng linh hoạt, sáng tạo các phương pháp dạy học mang tính thựchành giao tiếp vào giờ dạy Tập làm văn hành giao tiếp vào giờ dạy Tập làm văn

2.2.1.1. Sử dụng phương pháp vấn đáp trao đổi

Vấn đáp là phương pháp dạy học thể hiện cách hỏi của thầy và cách trả lời của trò trong quá trình dạy học, giúp học sinh rút ra những kết luận cần thiết. Phương pháp này giúp học sinh hoạt động tích cực, độc lập tạo không khí học tập sôi nổi.

Trong dạy Tập làm văn, việc sử dụng phương pháp này được phối hợp linh hoạt với các phương pháp dạy học khác và vận dụng trong các khâu của quá trình lên lớp.

Ví dụ: Vấn đáp giúp học sinh tìm hiểu đề ra và lập dàn ý

Yêu cầu của đề ra là gì?

Bố cục một bài văn miêu tả có mấy phần?

Việc phát vấn các câu hỏi tùy vào nội dung kiến thức cần chiếm lĩnh mà có sự trao đổi. Vấn đáp khác nhau từ việc: đề ra cách hỏi đến việc xây dựng hệ thống các câu hỏi cho phù hợp.

Ví dụ: Bố cục bài văn kể chuyện có mấy phần?

Nội dung mỗi phần là gì?

Nội dung chính tập trung ở phần nào?

Sử dụng phương pháp vấn đáp trao đổi trong dạy Tập làm văn nhằm thực hiện cá thể hóa trong dạy học. Tùy vào đối tượng học sinh để rèn luyện và bồi dưỡng những phẩm chất năng lực cần có trong luyện nói.

2.2.1.2. Sử dụng phương pháp luyện tập

Luyện tập là phương pháp dạy học tổ chức học sinh lặp đi lặp lại một số thao tác hành động nhất định để hình thành kĩ năng, kĩ xảo. Trong dạy Tập làm văn với mục đích rèn luyện kĩ năng nói cho nên sự cần thiết phải sử dụng phương pháp tập luyện thường xuyên và liên tục. Quá trình tập luyện thể hiện trong việc tổ chức học sinh luyện nói một bài văn trước một đề bài cụ thể. Học sinh không chỉ luyên nói đúng, đủ, câu, đoạn, bài văn mà còn luyện nói hay sáng tạo có cảm xúc qua cách dùng ừ, diễn đạt ý trong câu, trong đoạn, trong bài văn. Mặt khác, không chỉ một đến hai học sinh luyện tập mà tất cả các em đều tham gia luyện nói.

Ví dụ: Một đến ba học sinh trình bày phần mở đầu của một bài văn sau

học sinh trình bày thân bài, kết luận cả bài văn… Sự đánh giá bổ sung của giáo viên tạo ra mối hiểu biết tin cậy giữa thầy và trò, như vậy, yêu cầu luyện tập trong dạy Tập làm văn là một phương pháp dạy học được sử dụng trong tiến trình lên lớp nhằm thực hiện giao tiếp giữa thầy và trò, giữa học sinh và học sinh. Huy động tối đa số học sinh sẽ nói trong giờ học, nâng cao hiệu quả bài nói trên mọi phương diện.

2.2.1.3. Sử dụng phương pháp quan sát

Quan sát là phương pháp dạy học giúp học sinh tiếp thu và lĩnh hội tri thức thông qua hoạt động quan sát các sự vật hiện tượng với sự trình bày tổ chức có tính trực quan của giáo viên. Trong dạy Tập làm văn sử dụng phương pháp quan sát là biện pháp hỗ trợ quá trình luyện nói làm tăng tính chân thực và sinh động của một bài văn nói. Thể hiện, nhìn nhận ở nhiểu góc độ khác nhau: Quan sát xa, gần, tổng thể, cụ thể, trực tiếp và gián tiếp, nâng cao hơn nữa chất lượng quá trình luyện nói.

Trong Tập làm văn nói chung phương pháp quan sát phục vụ cho tất cả các kiểu bài đặc biêt là trong miêu tả và tự sự. Để có một bài văn hay đòi hỏi cách quan sát tinh tế. Đó là sự vận dụng linh hoạt các cơ quan cảm giác từ xúc giác, thị giác, thính giác, vị giác, khứu giác đến sự cảm nhận của giác quan thứ sáu – tưởng tượng. Tạo ra nhữn bài văn sinh động, giàu chất tạo hình.

Sử dụng phương pháp quan sát trong Tập làm văn đối với học sinh là sự thể hiện khả năng quan sát hợp lí của học sinh trước khi nói, trong khi nói dưới sự tổ chức của giáo viên. Ví dụ: Tả cảnh sân trường khi nói giờ ra chơi. Học sinh có thể quan sát trực tiếp trên sân trường trong khi nói và quan sát gián tiếp qua tranh ảnh trong khi nói. Như vậy bài nói của các em sẽ đầy đủ và phong phú hơn, tăng thêm sức hấp dẫn và cảm xúc của hoc sinh khi trình bày nài nói.

Tùy thuộc vào kiểu bài, đề bà cụ thể để có cách quan sát và tổ chức quan sát phù hợp và đạt hiểu quả giáo viên biết vận dụng linh hoạt phương (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

pháp quan sát trong dạy Tập làm văn miệng nhằm phá huy hơn nữa những năng lực trong giao tiếp giữa giáo viên và học sinh.

2.2.1.4. Sử dụng phương pháp thuyết trình

Thuyết trình là phương pháp sử dụng lời nói sinh động của mình để trình bày tài liệu học tập một cách có hệ thống. Trong dạy Tập làm văn, giáo viên biết sử dụng các phương pháp thuyết trình: giảng giải, giảng thuật… giải thích cho học sinh hiểu từng nội dung, từng vấn đề… có khi cả giải nghĩa những từ mới và nhận xét bài làm của học sinh.

Việc sử dụng phương pháp thuyết trình trong dạy Tập làm văn không nhiều nhưng nó có vai trò quan trọng trong việc rèn luyện kĩ năng nói. Đối với giáo viên thuyết trình là một phương pháp dạy học thì đối với học sinh thuyết trình là hình thức trình bày bài nói của mình một cách dễ hiểu. Đây là biện pháp cần thiết, rèn luyện kỹ năng nói trong Tập làm văn ngày càng tốt

Một phần của tài liệu Tổ chức dạy học rèn luyện kĩ năng nói cho học sinh lớp 3 trong phân môn tập làm văn (Trang 28)