2.1.4 .Một số loại sâu, bệnh hại chính
3.4. Phương pháp nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi
3.4.1. Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh (RCBD), mỗi công thức 3 lần nhắc lại.
- Diện tích ô thí nghiệm: 14,4m2
Các chế độ chăm sóc như nhau theo quy chuẩn (kỹ thuật) ở tất cả các ô thí nghiệm.
Công thức thí nghiệm:
Công thức 1: Bacillus subtilis 109 CFU/g (Bionite wp)
Công thức 2: Bacillus subtilis 109 CFU/ml + Steptomyces sp. (MicroTech NL)
Công thức 3: Nano bạc 500 mg/l + Nano đồng 500 mg/l (NANOBAC500ppm)
Công thức 4: Ningnamycin (Diboxylin 8SL)
Công thức 5: Mancozeb 64% + Metalaxyl 8% (Mancolaxyl 72WP) Công thức 6: Không phun (Đối chứng)
Sơ đồ thí nghiệm Dải bảo vệ Dải bảo vệ NL1 NL2 NL3 Dải bảo vệ CT1 CT2 CT6 CT3 CT4 CT1 CT2 CT5 CT4 CT5 CT6 CT3 CT4 CT3 CT2 CT6 CT1 CT5 Dải bảo vệ 3.4.2. Các phương pháp thí nghiệm Phương pháp tiến hành:
Trước khi trồng 1-2 ngày: Phun đẫm bề mặt luống.
Sau trồng 15 ngày: Tiếp tục phun lên toàn bộ cây trồng và đất xung quanh vùng rễ. Sau đó cứ 10 ngày một lần xử lý thuốc BVTV một lần đến trước thu hoạch 15 ngày.
Phủ luống bằng nilon có thể hòa thuốc thành dung dịch tưới xung quanh gốc kết hợp với phun lên cây.
3.4.3. Các chỉ tiêu theo dõi
* Thời gian sinh trưởng qua các giai đoạn (ngày)
- Thời gian từ gieo đến mọc mầm (ngày): Tính từ khi gieo đến khi có 50% số cây trên ô mọc đủ 2 lá mầm.
- Thời gian từ mọc mầm đến: Thu hoạch hoàn toàn, phân nhánh, ra hoa đầu, thu quả đợt đầu, thu quả rộ, thu quả đợt cuối (ngày).
* Khả năng ra hoa, đậu quả
- Tổng số hoa cái, hoa đực (theo dõi 5 cây/công thức/nhắc lại) - Tỉ lệ đậu quả (%) = Tổng số quả đậu/ Tổng số hoa cái x 100
* Chỉ tiêu về năng suất
- Số quả trung bình trên cây, số quả đạt tiêu chuẩn thương phẩm /cây - Khối lượng trung bình/ quả: Cân tổng số quả thu trên 5 cây mẫu, tính trung bình
- Năng suất cá thể (g/cây) =Khối lượng trung bình quả× số quả trung bình trên cây
- Năng suất lý thuyết (tấn/ha) = năng suất cá thể × mật độ trồng/ha
- Năng suất thương phẩm (tấn/ha) = số quả thương phẩm/cây × khối lượng trung bình quả× mật độ trồng/ha
*Chất lượng quả
- Chiều dài quả, đường kính quả. - Nếm thử độ giòn, độ ngọt của quả.
* Theo dõi tình hình sâu bệnh
Tình hình sâu hại:
Phương pháp điều tra: Theo dõi sâu hại trên 5 cây mẫu. + Sâu xanh ăn lá, bọ dưa, ruồi đục quả:
Tổng số sâu trên các điểm điều tra
Mật độ sâu (con/m2) = Tổng diện tích đã điều tra
Tình hình bệnh hại:
Phương pháp điều tra: Điều tra theo ô 1m2. Đếm tổng số lá và số lá bị bệnh từng cấp.
+ Bệnh giả sương mai, phấn trắng. Chỉ tiêu theo dõi:
Tỷ lệ lá (cây) bị bệnh (%): 100 (%) x B A TLB A: Số lá (cây) bị bệnh B: Tổng số lá (cây) điều tra Chỉ số bệnh(%): 5 ) ( (%) Nx axn CSB Trong đó: a: Cấp bệnh n: Số lá bị bệnh ở cấp tưng ứng N: Tổng số lá điều tra 5: Cấp bệnh cao nhất Phân loại cấp bệnh: Cấp 1: không nhiễm Cấp 2: <20% diện tích lá bị bệnh
Cấp 3: 20 – 40% diện tích lá bị bệnh Cấp 4: 40 – 60% diện tích lá bị bệnh Cấp 5: >60% diện tích lá bị bệnh
3.5. Đánh giá hiệu lực phòng trừ của thuốc
Đánh giá hiệu lực của thuốc thí nghiệm ngoài ruộng theo công thức Henderson- Tilton
Q% = (1- Ta x Cb ) x 100 Ca x Tb
Trong đó:
Q (%): Hiệu quả của thuốc tính bằng (%)
Ta: Chỉ số bệnh của công thức thí nghiệm sau xử lý Tb: Chỉ số bệnh của công thức thí nghiệm trước xử lý Ca: Chỉ số bệnh của công thức đối chứng sau xử lý
Cb: Chỉ số bệnh của công thức đối chứng trước xử lý 3.6. Phương pháp xử lý số liệu
Xử lý số liệu bằng chương trình Microsoft Excel 2010 và phần mềm SAS 9.1.
PHẦN 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Ảnh hưởng của một số thuốc BVTV đến sinh trưởng, phát triển đến giống dưa lê Hàn Quốc vụ Xuân 2018
4.1.1. Ảnh hưởng của thuốc BVTV đến thời gian sinh trưởng
Sinh trưởng và phát triển là kết quả tổng hợp của các hoạt động sinh lý diễn ra đồng thời trong cây.
Kết quả là cây nảy mầm, lớn lên, ra hoa, kết quả, già đi và kết thúc chu kỳ sống của mình một cách tự nhiên. Sự sinh trưởng và phát triển của cây luôn chịu tác động của các nhân tố ngoại cảnh, nhất là nhiệt độ, ánh sáng và nước... Hiệu quả đặc trưng của nhiệt độ lên quá trình phát triển của cây là nhiệt độ thấp (nhiệt độ xuân hóa), còn của ánh sáng là quang chu kỳ... Đây là hai yếu tố cảm ứng quan trọng nhất trong quá trình phát triển của cây (Hoàng Minh Tấn, 2006)[17].
Nghiên cứu thời gian sinh trưởng phát triển của giống giúp nhà sản xuất có kế hoạch sắp xếp thời vụ, bố trí cây trồng hợp lí cũng như tác động các biện pháp kĩ thuật thích hợp nhằm hạn chế những tác động bất lợi của ngoại cảnh, tạo điều kiện tốt nhất cho cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt.
Bảng 4.1 Thời gian hoàn thành các giai đoạn sinh trưởng của dưa lê Hàn Quốc vụ Xuân 2018
Giai đoạn Công thức Từ gieo đến mọc Từ mọc mầm đến …… 3 -4 lá thật Phân nhánh Ra hoa đầu Thu quả đợt 1 Kết thúc CT1 7 20 30 42 75 92 CT2 7 20 30 42 75 92 CT3 7 20 30 42 75 92 CT4 7 20 30 42 75 92 CT5 7 20 30 42 75 92 CT6 (đ/c) 7 20 30 42 75 92
Qua số liệu bảng 4.1 ta thấy:
Thời gian hoàn thành các giai đoạn sinh trưởng của dưa lê Hàn Quốc vụ Xuân 2018 đều tương đương nhau. Giai đoạn từ gieo đến mọc ở các công thức thí nghiệm đều đạt 7 ngày, khi mọc 3 - 4 lá thật là 20 ngày, thời gian từ mọc mầm đến phân cành là 30 ngày, đến 12 ngày sau khi phân nhánh cây ra hoa đầu và thời gian thu quả đợt 1 ở các công thức là 75 ngày. Tổng thời gian sinh trưởng và phát triển của cây dưa lê là 92 ngày.
4.1.2. Ảnh hưởng cuả thuốc BVTV đến ra hoa, đậu quả của cây dưa lê Hàn Quốc
4.1.2.1. Ảnh hưởng cuả thuốc BVTV đến ra hoa, đậu quả của cây dưa lê
Tổng số hoa, tỷ lệ hoa cái trên cây có ảnh hưởng đến khả năng đậu quả của dưa lê. Số hoa đực, số hoa cái trên cây phụ thuộc vào nhiều yếu tố như điều kiện ngoại cảnh: nhiệt độ, lượng mưa, kỹ thuật chăm sóc, ngoài ra còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố di truyền và các yếu tố khác.
Dưa lê là cây đơn tính cùng gốc, có hoa đực và hoa cái trên cùng một cây, thuận lợi cho việc thụ tinh.
Thời kỳ ra hoa là thời kỳ cây chuyển từ giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng sang sinh trưởng sinh thực. Thời kỳ ra hoa của cây phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện ngoại cảnh.
Kết quả nghiên cứu đặc điểm ra hoa đậu quả được thể hiện ở bảng 4.2.
Bảng 4.2. Ảnh hưởng cuả thuốc BVTV đến ra hoa đậu quả của cây dưa lê Hàn Quốc
Công thức
Chỉ tiêu về hoa Chỉ tiêu về quả
Số hoa đực (hoa) Số hoa cái (hoa) Số quả TB/cây Tỷ lệ đậu quả (%) CT1 132,93 26,60 5,33 20,15 CT2 150,86 33,86 5,77 17,02 CT3 135,06 29,66 5,33 18,00 CT4 136,80 30,66 5,55 17,96 CT5 141,20 34,13 5,89 17,14 CT6 (đ/c) 136,80 30,66 5,77 18,91 P >0,05 >0,05 >0,05 >0,05 CV% 7,42 9,29 14,33 14,26 LSD0,05 _ _ _ _ Qua bảng 4.2 ta thấy: - Chỉ tiêu về hoa:
+ Số hoa đực của các công thức tham gia thí nghiệm dao động từ 132,93 – 150,86 hoa/cây. Các công thức phun thuốc BVTV không gây ra sự sai khác ở mức độ tin cậy 95%.
+ Số hoa cái của các công thức tham gia thí nghiệm dao động từ 26,60 - 34,13 hoa/cây. Giữa các công thức thí nghiệm không gây ra sự sai khác ở mức độ 95%.
- Chỉ tiêu về quả:
+ Số quả TB/ cây ở các công thức thí nghiệm dao động từ 5,33 - 5,89 quả/cây sự chênh lệch này không đáng kể nên kết quả xử lý thống kê cho thấy giữa các công thức không có sự sai khác ở mức độ tin cậy 95%.
+ Tỷ lệ đậu quả của các công thức thí nghiệm dao động từ 17,02 – 20,15%. Tỷ lệ đậu quả giữa các công thức không gây ra sự sai khác ở mức độ tin cậy 95%.
4.1.2.2. Ảnh hưởng cuả thuốc BVTV đến sự tăng trưởng kích thước quả của cây dưa lê hàn Quốc
Đặc điểm hình thái, mẫu mã của quả có ý nhĩa trong việc đưa sản phẩm ra thị trường. Đối với dưa lê, đa số thị hiếu của người tiêu dùng hiện nay yêu cầu chất lượng ngon đồng thời mẫu mã đẹp, kích thước quả vừa phải, màu sắc quả đẹp, hình dạng quả phải hấp dẫn.
Bảng 4.3. Ảnh hưởng cuả thuốc BVTV đến sự tăng trưởng kích thước quả của cây dưa lê Hàn Quốc
Đơn vị: cm
Công thức Chiều dài quả Đường kính quả
CT1 12,70 8,23 CT2 12,71 8,40 CT3 12,84 8,37 CT4 12,67 8,47 CT5 13,03 8,45 CT6 (đ/c) 13,12 8,50 P >0,05 >0,05 CV% 3,90 4,14 LSD0,05 - -
Qua bảng số liệu trên cho thấy:
- Chiều dài quả khi thu hoạch ở các công thức thí nghiệm dao động từ 12,67 - 13,12 cm/quả tương đương nhau và không gây ra sự sai khác ở mức độ tin cậy 95%.
- Đường kính quả của các công thức thí nghiệm dao động từ 8,23 – 8,50 cm/quả. Số liệu chênh lệch quá nhỏ, kết quả xử lý thống kê cũng cho thấy sự sai khác giữa các công thức không có ý nghĩa ở mức độ tin cậy 95%.
4.1.2.3. Ảnh hưởng cuả thuốc BVTV đến màu sắc, phẩm vị của quả dưa lê hànQuốc
Chất lượng sản phẩm với nhóm dưa lê bao gồm có màu sắc vỏ quả, hương thơm, độ giòn và độ ngọt của quả. Quả có chất lượng tốt, màu sắc quả tươi vàng, có mùi thơm nhẹ, độ giòn và độ ngọt vừa phải sẽ khiến cho người tiêu dùng ưa chuộng hơn.
Kết quả được thể hiện tại bảng 4.4.
Bảng 4.4. Ảnh hưởng cuả thuốc BVTV đến màu sắc, phẩm vị của quả dưa lê Hàn Quốc
Công thức
Thuốc BVTV hoạt chất
Màu sắc vỏ
quả Hương thơm Độ giòn Brix
CT1 Bacillus subtilis Vàng Thơm Giòn 10,56a
CT2 B. subtilis
+ Steptomyces Vàng Thơm Giòn 9,06b
CT3 Nano bạc
+Nano đồng Vàng Thơm Giòn 8,63b
CT4 Ningnamycin Vàng Thơm Giòn 9,26b CT5 Mancozeb
+ Metalaxyl Vàng Thơm Giòn 11,26a
CT6 (đ/c) Vàng Thơm Giòn 10,80a
P <0,05
CV(%) 7,09
Qua bảng 4.4 cho thấy:
- Màu sắc vỏ quả dưa lê Hàn Quốc khi chín đều có màu vàng và mùi thơm đặc trưng của giống
- Độ giòn: Sơ bộ đánh giá cảm quan cho thấy giống dưa lê thí nghiệm đều có độ giòn như nhau.
- Độ Brix ở các công thức tham gia thí nghiệm có độ Brix dao động từ 8,63 - 11,26 %. Trong đó cao nhất là công thức 1 (10,56%) và công thức 5 (11,26%) có độ Brix tương đương so với công thức đối chứng và cao hơn các công thức thí nghiệm còn lại. Các công thức còn lại có độ Brix tương đương nhau dao động từ 8,63% đến 9,26% và thấp hơn công thức đối chứng ở mức độ tin cậy 95%.
4.2. Ảnh hưởng của thuốc BVTV đến tình hình bệnh hại trên giống dưa lê Hàn Quốc vụ Xuân 2018
4.2.1. Thành phần và tần suất xuất hiện sâu hại dưa lê
Sâu hại là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm giảm năng suất cây trồng, có thể gây thất thu hoàn toàn. Sự phát sinh, phát triển và phá hại của sâu hại là một trong những trở ngại lớn đối với người dân làm nông nghiệp nói chung và sản xuất dưa lê nói riêng.
Qua theo dõi thu được kết quả như sau:
Bảng 4.5. Thành phần các loại sâu hại trên các giống dưa lê thí nghiệm
STT Sâu hại Tên khoa học Họ Bộ Tần
suất
1 Bọ dưa Aulacophora
similis Coccinellidae Coleoptera +
2 Ruồi đục quả Bactrocera
cucurbitae Tephritidae Diptera +
Ghi chú:
Nếu tần suất bắt gặp < 5%: - Rất ít gặp Nếu tần suất bắt gặp 5 - 25%: + Ít phổ biến Nếu tần suất bắt gặp 25 - 50%: ++ Phổ biến Nếu tần suất bắt gặp > 50%: +++ Rất phổ biến
- Qua bảng 4.7, ta thấy tần suất bắt gặp của bọ dưa trên cây dưa lê là ít phổ biến, bọ dưa gây hại chủ yếu vào giai đoạn cây con, từ lúc có 2 lá mầm đến khi có 4-5 lá thật. Vào những ngày thời tiết khô nóng mật độ bọ dưa gây hại nhiều hơn so với những ngày thời tiết mát mẻ.
- Ruồi đục quả xuất hiện rải rác và gây hại từ giai đoạn quả đạt 2/3 kích thước tối đa đến chín ở các quả. Tần suất bắt gặp là ít phổ biến.
- Sâu xanh ăn lá có tần suất xuất hiện ít phổ biến, chủ yếu phá hoại lá, dùng tơ cuốn các đọt non lại và cắn phá bên trong.
4.2.2. Hiệu quả của thuốc BVTV trong phòng trừ bệnh sương mai trên giống dưa lê Hàn Quốc vụ xuân 2018 giống dưa lê Hàn Quốc vụ xuân 2018
Bảng 4.6. Hiệu lực phòng trừ bệnh sương mai
Đơn vị tính: %
Công thức thí nghiệm
Thuốc BVTV hoạt chất
Hiệu lực phòng trừ sau phun…..
3 ngày 5 ngày 7 ngày
CT1 Bacillus subtilis 15,5bc 12,32c 11,34b CT2 B. subtilis + Steptomyces 14,31c 13,87b 10,35b CT3 Nano bạc+Nano đồng 16,63ab 16,98a 15,58a CT4 Ningnamycin 16,09ab 14,28b 10,87b CT5 Mancozeb + Metalaxyl 17,28a 17,22a 15,81a CT6 (đ/c) 0,00d 0,00d 0,00c P <0,05 <0,05 <0,05 CV% 7,07 4,64 7,59 LSD0,05 1,71 1,05 1,47
Biểu đồ 4.1: Hiệu lực phòng trừ bệnh sương mai
Qua bảng số liệu 4.5 và biểu đồ 4.1 cho thấy hiệu lực phòng trừ bệnh sương mai sau các ngày phun cụ thể như sau:
- Hiệu lực phòng trừ bệnh sương mai sau phun 3 ngày ở các công thức thí nghiệm phun thuốc BVTV dao động từ 14,31 – 17,28 %. Trong đó cao nhất là công thức 5 (Mancozeb + Metalaxyl) có hiệu lực phòng trừ bệnh sương mai đạt 17,28% cao hơn công thức đối chứng (0,00%). Các công thức phun thuốc BVTV Nano bạc + Nano Đồng (16,63%); Ningnamycin (16,09%) có có hiệu lực phòng trừ bệnh sương mai tương đương nhau và không sai khác so với công thức 5 phun Mancozeb+ Metalaxyl tuy nhiên có chiều hướng thấp hơn công thức 5. Công thức phun Bacillus subtilis (15,5 %). Thấp
0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 CT1 CT2 CT3 CT4 CT5 CT6 (đ/c)
3 ngày 5 ngày 7 ngày Tỷ lệ %
Công thức thí nghiệm
nhất là Bacillus subtilis + Steptomyces (14,31 %) có có hiệu lực phòng trừ bệnh sương mai cao hơn so với công thức đối chứng ở mức độ tin cậy 95%.
- Hiệu lực phòng trừ bệnh sương mai sau phun 5 ngày ở các công thức thí nghiệm phun thuốc BVTV dao động từ 12,32 – 17,22 %. Trong đó công thức 3 phun thuốc BVTV Nano bạc + Nano Đồng (16,98 %) tương đương so với công thức 5 (Mancozeb+ Metalaxyl) (17,22 %) có hiệu lực phòng trừ bệnh sương mai cao nhất, tiếp đến là công thức 2 phun thuốc BVTV Bacillus
subtilis + Steptomyces (13,87 %) tương đương so với công thức 4
(Ningnamycin) (14,28%) và thấp nhất là công thức 1 phun Bacillus subtilis
(12,32 %) có hiệu lực phòng trừ bệnh sương mai tương đương so với công thức đối chứng ở mức độ tin cậy 95%.
- Hiệu lực phòng trừ bệnh sương mai sau phun 7 ngày ở các công thức thí nghiệm phun thuốc BVTV dao động từ 10,35 – 15,81 %. Trong đó công thức 3 phun thuốc BVTV Nano bạc + Nano Đồng (15,58 %) tương đương so với công thức 5 (Mancozeb + Metalaxyl) (15,81 %) có hiệu lực phòng trừ bệnh sương mai cao nhất cao hơn công thức đối chứng và các công thức còn lại. Các công thức thí nghiệm còn lại đều có hiệu lực phòng trừ bệnh sương mai tương đương nhau và cao hơn công thức đối chứng (dao động từ 10,35 – 11,34 %) ở mức độ tin cậy 95%.
4.2.3. Hiệu quả của thuốc BVTV trong phòng trừ bệnh phấn trắng trên giống dưa lê Hàn Quốc vụ xuân 2018