2.1.4 .Một số loại sâu, bệnh hại chính
4.2.1. Thành phần và tần suất xuất hiện sâu hại dưa lê
Sâu hại là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm giảm năng suất cây trồng, có thể gây thất thu hoàn toàn. Sự phát sinh, phát triển và phá hại của sâu hại là một trong những trở ngại lớn đối với người dân làm nông nghiệp nói chung và sản xuất dưa lê nói riêng.
Qua theo dõi thu được kết quả như sau:
Bảng 4.5. Thành phần các loại sâu hại trên các giống dưa lê thí nghiệm
STT Sâu hại Tên khoa học Họ Bộ Tần
suất
1 Bọ dưa Aulacophora
similis Coccinellidae Coleoptera +
2 Ruồi đục quả Bactrocera
cucurbitae Tephritidae Diptera +
Ghi chú:
Nếu tần suất bắt gặp < 5%: - Rất ít gặp Nếu tần suất bắt gặp 5 - 25%: + Ít phổ biến Nếu tần suất bắt gặp 25 - 50%: ++ Phổ biến Nếu tần suất bắt gặp > 50%: +++ Rất phổ biến
- Qua bảng 4.7, ta thấy tần suất bắt gặp của bọ dưa trên cây dưa lê là ít phổ biến, bọ dưa gây hại chủ yếu vào giai đoạn cây con, từ lúc có 2 lá mầm đến khi có 4-5 lá thật. Vào những ngày thời tiết khô nóng mật độ bọ dưa gây hại nhiều hơn so với những ngày thời tiết mát mẻ.
- Ruồi đục quả xuất hiện rải rác và gây hại từ giai đoạn quả đạt 2/3 kích thước tối đa đến chín ở các quả. Tần suất bắt gặp là ít phổ biến.
- Sâu xanh ăn lá có tần suất xuất hiện ít phổ biến, chủ yếu phá hoại lá, dùng tơ cuốn các đọt non lại và cắn phá bên trong.