7. Bố cục của khóa luận
1.3. Quá trình đô thị hóa ở thành phố Quảng Ngãi trƣớc năm 2005
Quá trình đô thị hóa ở thành phố Quảng Ngãi diễn ra từ khá sớm, trước năm 2005, quá trình này cũng đã đưa đến nhiều thay đổi đáng kể cho địa phương, là tiền đề quang trọng cho sự phát triển của thành phố trong các giai đoạn sau.
Đường lối đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam kể từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI vào tháng 12 năm 1986, đã mở ra một thời kỳ phát triển mới trong lịch sử dân tộc, kinh tế - xã hội bắt đầu phát triển đi lên, tác động trực tiếp đến các đô thị, tạo nên sự bùng nổ đô thị hóa trên toàn quốc, thể hiện trên cả hai mặt: chất lượng và số lượng. Sự phát triển mạnh mẽ của quá trình đô thị hóa ở thành phố Quảng Ngãi nói riêng và cả nước nói chung trong thời gian vừa qua không chỉ dừng lại ở quá trình chuyển đổi người nông dân sang lao động công nghiệp, thương mại và các dịch vụ khác mà còn chú trọng phát triển đô thị hóa bền vững, coi trọng phát triển chùm đô thị, tuyến đô thị, làng đô thị.
Trong giai đoạn trước năm 2005, quá trình đô thị hóa ở thành phố Quảng Ngãi bước đầu đã có những biểu hiện trên các phương diện: cơ sở hạ tầng, kinh tế và văn hóa xã hội.
+ Về mặt cơ sở hạ tầng: Trong giai đoạn từ năm 2000 - 2004, Quảng Ngãi còn khá nghèo nàn và lạc hậu, hệ thống đường ở nhiều nơi vẫn còn là đường đất đỏ gây khó khăn cho người dân trong quá trình đi lại như xã Nghĩa Điền, Nghĩa Dõng, Nghĩa Dũng,… Hệ thống đường sá, cầu cống cũng chưa hoàn toàn được nâng cấp toàn diện nhiều tuyến đường chính bị hư hỏng ổ gà, ổ voi gây trở ngại cho người tham gia giao thông, về hệ thống thoát nước mưa và nước sinh hoạt trong nhân dân còn chưa được đầu tư dẫn đến nguy cơ bị gập lụt hằng năm khi
32
có mưa bão. Ở nhiều huyện miền núi, huyện đảo Lý Sơn vẫn chưa có hệ thống cấp phát điện.
+ Về kinh tế: Trong thời điểm trước năm 2005 thì cơ cấu ngành kinh tế chủ yếu ở Quảng Ngãi là nền kinh tế nông nghiệp và nghề thủ công chiếm tỉ trọng cao hơn so với ngành công nghiệp hay dịch vụ và đây cũng là ngành kinh tế cốt cán của tỉnh nhà lúc bấy giờ, cụ thể trong giai đoạn từ năm 1990 - 2000 tăng 10 (tạ/ha) năng suất phát triển nông nghiệp của thành phố, trong năm 1990 là 31,8 (tạ/ha) đến năm 2000 là 41,8 (tạ/ha) . Vì trước đây phần lớn người dân ở Quảng Ngãi đều làm nông nghiệp thâm canh theo mùa vụ nhiều hộ gia đình thì đi theo nghề truyền thống như: làm gốm, đan lát và các loại đặc sản (kẹo gương, mạch nha, đường phèn, đường phổi,…) đã tạo nên thương hiệu cho đến ngày nay.
Hệ thống các khu công nghiệp - nhà máy thì còn hạn chế nên quá trình phát triển công nghiệp ở địa phương cũng chậm hơn so với các địa phương khác trong cả nước. Trong giai đoạn từ năm 2000 - 2004 giá trị sản xuất công nghiệp của thành phố có xu hướng tăng nhưng vẫn còn khá chậm qua từng năm, cụ thể năm 2000 giá trị sản xuất công nghiệp đạt 890,500 tỉ đồng và đến năm 2004 đạt 1.500,000 tỉ đồng. Nguồn thu về dịch vụ phụ thuộc vào hoạt động du lịch của toàn tỉnh 1990 - 2004 tăng 25%/năm.
+ Văn hóa - xã hội: Trước khi thị xã Quảng Ngãi được nâng cấp lên thành thành phố trực thuộc tỉnh thì ở đây vốn là những làng quê trù phú, còn lưu lại nhiều kiến trúc nhà rừng rất tiêu biểu cho nền kiến trúc của người Việt ở Quảng Ngãi. Văn hóa làng xã vẫn còn dấu ấn đậm nét, nhất là vùng ven sông như xã Nghĩa Dũng, Nghĩa Phú,..Nhiều làng nghề truyền thống đẩy mạnh phát triển làm nên giá trị văn hóa đặc trưng của địa phương. Vào các dịp lễ tết nhiều lễ hội - phong tục tập quán được tổ chức như: đua thuyền trên sông Trà Khúc, lễ hội cúng cá Ông ở làng ven biển Nghĩa An,.. đây cũng là một trong những nghi lễ vẫn còn bảo tồn và phát huy cho đến ngày nay.
Về xã hội từ trước năm 2000 thì đời sống của người dân tuy còn nhiều khó khăn về kinh tế nhưng giá trị cuộc sống giữa con người vẫn được giữ vững, tệ nạn xã hội và sự phân hóa giàu - nghèo cũng thấp hơn với giai đoạn năm 2005.
33