Về hệ thống cơ sở hạ tầng

Một phần của tài liệu Đô thị hóa thành phố Quảng Ngãi giai đoạn 2005 - 2015 (Trang 37 - 41)

7. Bố cục của khóa luận

2.1. Về hệ thống cơ sở hạ tầng

Quá trình đô thị hóa ở thành phố Quảng ngãi diễn ra mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa và xã hội, nhưng biểu hiện cụ đầu tiên để nhận thấy là sự chuyển biến về hệ thống cơ sở hạ tầng.

Sau nhiều năm đổi mới, đặc biệt là sau khi triển khai chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Kết cấu hạ tầng của thành phố mới được đầu tư mạnh mẽ hơn. Đến nay về cơ bản Quảng Ngãi đã hoàn thành điện, đường, trường, trạm cơ bản đám ứng được tốc độ đô thị hóa ngày càng tăng cao và nhu cầu của người dân Quảng Ngãi. Theo Chủ tịch UBND TP.Quảng Ngãi ông

Phạm Tấn Hoàng: “đến nay hệ thống hạ tầng giao thông của thành phố đã được

đầu tư cơ bản đồng bộ, đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân, phục vụ phát

triển kinh tế - xã hội của thành phố và các xã, phường”. [38]

- Đường: Thành phố Quảng Ngãi xác định vấn đề phát triển giao thông nông thôn là một yêu cầu có tính bức thiết, cần được giải quyết, là cơ sở để đẩy nhanh quá trình đô thị hóa ở Quảng Ngãi và là động lực để thúc đẩy sự phát triển của các lĩnh vực khác. Từ chỗ ngoài một số con đường ọp ẹp, tạm bợ, đường liên thôn, liên xã là những lối mòn hình thành tự nhiên theo nhu cầu của người dân, nắng bụi, mưa bùn thì hiện nay hệ thống đường thảm nhựa, bê tông đã trải khắp địa bàn. Trước năm 2005 phần lớp các tuyến đường nông thôn lên tỉnh ở đây còn là đất đỏ gây khó khăn cho quá trình đi lại của người dân, một số tuyến đường chính như Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Trãi, Bùi Thị Xuân, tuy là những tuyến đường chính nhưng ổ voi, ổ gà còn nhiều vẫn chưa được tu sửa.

Sau năm 2005, các tuyến đường này đã được chú trọng phát triển lại và mở rộng hơn trước. Cụ thể trong giai đoạn từ năm 2005 - 2015 có 147/184 tuyến đường có tên trong quy hoạch đã được đầu tư xây dựng, đạt khoảng 80%; xây dựng hoàn thành 197 tuyến đường hẻm thôn, phố; nâng tổng số tuyến đường thôn, hẻm phố được đầu tư xây dựng đến nay lên 781/990 tuyến. Ngoài những con đường tỉnh lộ, huyện lộ thì nay trên địa bàn huyện còn có nhiều con đường

38

của Trung ương đi qua như: Quốc lộ 1A cũng được nâng cấp chạy qua thành phố Quảng Ngãi gọi là Đường tránh Đông (đường Bà Triệu - Đinh Tiên Hoàng - Lý Thường Kiệt), đường Mỹ Trà - Mỹ Khê (đường Hoàng Sa), đường bờ nam sông Trà (đường Trường Sa), cùng với hàng chục con đường đã tạo thành một hệ thống giao thông liên hoàn, phục vụ dân sinh, giao thông vận tải, phục vụ sản xuất.

Cùng với sự phát triển của hệ thống giao thông đường bộ, mạng lưới cầu được xây dựng nhằm đáp ứng yêu cầu lưu thông như xây dựng: Bến xe mới Quảng Ngãi (02 - Trần Khánh Dư, phường Nghĩa Chánh, TP. Quảng Ngãi) được xây dựng vào ngày 10/06/2015, bến xe Chín Nghĩa (đường Trần Thủ Độ) được đầu tư xây dựng vào năm 2007 đến cuối năm 2010 thì đưa vào vận hành, cầu Trà Khúc 1 và cầu đường sắt Trường Xuân được xây dựng từ trước năm 2000 để phụ vụ cho hệ thống tuyến đường sắt và tuyến đường quốc lộ A1 qua các tỉnh thành, đến năm 2004 thì cầu Trà Khúc 2 được đưa vào vận hành và mới đây nhất là cầu Thạch Bích bắt ngang qua sông trà khúc khánh thạnh và đưa vào sử dụng ngày 18/06/2019.

Mạng lưới giao thông trên địa bàn thành phố đến nay đã đảm bảo được việc lưu thông thuận tiện từ trung tâm thành phố đến tất cả các huyện xã và ngược lại, tạo điều kiện cho việc lưu thông hàng hóa, đi lại của người dân. Đặc biệt là từ năm 2005 trở đi khi mà tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh chóng ở Quảng Ngãi, thành phố đã chú trọng đầu tư kinh phí để xây dựng, nâng cấp các tuyến đường bộ, đường thủy, mạng lưới cầu, không những làm thay đổi diện mạo tỉnh nhà trong quá trình đô thị hóa mà cón giúp việc lưu thông thuận tiện và góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của bộ mặt thành phố.[37]

- Điện: Cùng với hạ tầng giao thông, hệ thống mạng lưới điện và cấp, thoát nước cũng được đầu tư nâng cấp, cải tạo. Trước khi thị xã Quảng Ngãi được nâng cấp lên thành phố thì mạng lưới điện ở trên địa bàn đã phần nào được chú trọng phát triển. Năm 1998, lưới điện quốc gia về đến huyện Sơn Tây, một huyện miền núi vừa mới được thành lập, có địa hình đặc biệt hiểm trở. Nhưng huyện đảo Lý Sơn, cách đất liền khoảng 17 hải lý, Uỷ ban nhân dân tỉnh chỉ mới

39

đầu tư được một máy phát điện diesel 304kW, đáp ứng một phần nào đó cho nhu cầu sinh hoạt của người dân trên đảo.

Đến năm 2000, điện đã về đến bốn huyện miền núi và huyện đảo Lý Sơn. Bước sang năm 2001, tổng sản lượng điện của ngành điện Quảng Ngãi đạt 184 triệu kWh (tăng hơn 50 lần so với trước năm 1990), toàn tỉnh có 13 trạm biến áp 35kV, với tổng dung lượng là 72 MVA, 657 trạm hạ áp, tổng dung lượng 96 MVA. Mạng lưới đường dây do Điện lực Quảng Ngãi quản lý gồm 883,4km đường dây 22/15kV và 172km đường dây 35kV.[31] Ngoài nguồn điện từ lưới điện quốc gia, điện lực Quảng Ngãi còn vận hành nguồn nhiệt điện (máy diesel) với công suất 12,5 MVA. Toàn tỉnh có 134/179 xã, phường, thị trấn được cấp điện, đạt tỷ lệ 74,86%.

Đến năm 2005, có 24,91% đường thôn, hẻm phố có mặt cắt từ 3,5m trở lên có điện chiếu sáng. Tỷ lệ dân số khu vực nội thành (9 phường) được cấp nước máy đạt 78,5%, khu vực ngoại thành đạt 8,2%. Nguồn điện cho thành phố Quảng Ngãi được cấp từ trạm điện 110kV Quảng Ngãi công suất 50MVA, dài hạn sẽ nâng lên 2x40MVA. Từ năm 2010 - 2015 đã xây dựng mới hai trạm điện Quảng Phú (công suất 2x40MVA) và Sơn Tịnh (công suất 2x25MVA). Lưới điện: sử dụng lưới điện phân phối trung áp (22kV) để cấp điện cho các khu chức năng trong thành phố. Hạn chế sử dụng đường dây trên không để đảm bảo mỹ quan đô thị. Lưới điện hạ áp thiết kế dạng mạch vòng có liên kết dự phòng. Lưới điện chiếu sáng đảm bảo chiếu sáng cho các tuyến đường có chiều rộng từ 3m trở lên. [23]

Ngoài ra thành phố đã xây dựng, đưa vào sử dụng 7,15km đường cống thoát nước các tuyến đường chính, 4,2km đường cống thoát nước tình thế trong các khu dân cư. Đầu tư phát triển hệ thống cây xanh đồng bộ, góp phần tạo cảnh quan đô thị, cải thiện môi trường sống. Đến nay, tỷ lệ cây xanh, thảm cỏ đạt 8,79m2/người. Tỷ lệ rác thải được thu gom, xử lý đạt 90% đối với phường và 50% đối với xã.

- Trường: Đầu tư mở rộng trường học và các cơ sở giáo dục từ tiểu học đến trung học cơ sở để đáp ứng như cầu dạy và học của con em trong thành phố. Tu

40

sửa và nâng cấp trang thiết bị dạy học, tất cả các phòng học đều được đáp ứng điện, quạt, máy chiếu phục vụ cho quá trình học của học sinh. Các phòng máy tính, phòng thí nghiệm, phòng nhạc đều được bố trí ở các khu riêng, ngoài ra còn đầu tư phát triển hệ thống công trình thanh niên trong trường học để đáp ưng nhu cầu mỹ quang chung.[19]

- Trạm: Triển khai thi công trạm y tế xã và đẩy mạnh xã hội hóa đầu tư phát triển hạ tầng y tế. Khuyến khích đầu tư thành lập các bệnh viện tư nhân và các cơ sở y tế ngoài công lập. Đến nay đã xây dựng mới như: Bệnh viện Đa khoa Phúc Hưng, Bệnh viện Kỹ thuật cao Thiện Nhân, Khu dịch vụ chất lượng cao

Bệnh viện Đa khoa Quảng Ngãi, Bệnh viện Đa khoa Thái Bình Dương - Quảng

Ngãi, nhằm đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. [23]

- Về thủy lợi: Trong những năm qua thành phố cũng đã đầu tư, nâng cấp, sửa chữa hơn 20 công trình thủy lợi, bê tông kiên cố hóa kênh mương; ao hồ; đập;…, tỷ lệ kiên cố hóa đạt trên 90% đảm bảo nguồn nước tưới cho sản xuất, góp phần tăng năng suất, chất lượng cây trồng, con vật nuôi, đảm bảo an toàn hồ đập trên địa bàn Quảng Ngãi. [38]

- Về cơ sở vật chất văn hóa: Đầu tư hoàn thiện cơ sở vật chất và phát huy các thiết chế văn hóa là nhiệm vụ quan trọng được thành phố Quảng Ngãi chú trọng triển khai và đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Trưởng Phòng Văn hóa

thể thao TP.Quảng Ngãi bà Phạm Thị Phương Nhung cho biết: “Để phát huy

các thiết chế văn hóa cơ sở cần có sự đầu tư đồng bộ về vật chất, trang thiết bị. Theo đề án xây dựng cơ sở vật chất văn hóa, thể thao của thành phố và các xã,

phường, thôn tổ dân phố giai đoạn 2015 - 2020, mỗi năm TP.Quảng Ngãi phải

cân đối ngân sách bố trí để thực hiện đề án từ 15 - 20 tỷ. Tuy nhiên, do gặp khó

khăn về nguồn kinh phí nên việc đầu tư cho lĩnh vực văn hóa trong năm 2018

phải tạm dừng”. Để duy trì và phát huy các điểm sinh hoạt văn hóa, Phòng Văn

hóa thể thao thành phố đã xây dựng quy chế tổ chức và hoạt động của các điểm sinh hoạt, nhà văn hóa, khu thể thao thôn, tổ dân phố, xã phường, nhà văn hóa - khu thể thao liên thôn, tổ dân phố trên địa bàn. Đáp ứng nhu cầu của giới trẻ

41

thành phố mở rộng đầu tư cho các doanh nghiệp được phép xây dựng kinh doanh rạp chiếu phim (Năm 2005, xây dựng phòng phim Movie View A.E trên tuyến đường Phan Bội Châu và rạp chiếu phim Dcine Quảng Ngãi trên tuyến đường Lê Lợi), ngoài ra còn cho tu sửa nâng cấp nhà văn hóa Lao Động tỉnh năm 2014 và khu bể bơi Diên Hồng vào tháng 08/2015. [19]

- Về hệ thống thông tin - truyền thống: Đáp ứng nhu cầu về thông tin liên lạc, giải trí của nhân dân thành phố cùng với sự phát triển sản xuất, phát triển xã hội để bắt kịp với nhu cầu của thời đại, toàn tỉnh đã có nhiều điểm phục vụ bưu chính, có dịch vụ viễn thông, internet đến tận các xã phường như: Bưu điện tỉnh Quảng Ngãi (Số 70 Quang Trung, Phường Lê Hồng Phong), Giao dịch cấp 1 (Số 80 Phan Đình Phùng). Bên cạnh đó hệ thống đài truyền thanh, hệ thống loa cũng đã được cải tiến và nâng cao về chất lượng.

Một phần của tài liệu Đô thị hóa thành phố Quảng Ngãi giai đoạn 2005 - 2015 (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)