Về kinh tế

Một phần của tài liệu Đô thị hóa thành phố Quảng Ngãi giai đoạn 2005 - 2015 (Trang 41 - 52)

7. Bố cục của khóa luận

2.2. Về kinh tế

Thành phố Quảng Ngãi là nơi tập trung các hoạt động kinh tế, là trung tâm kinh tế của tỉnh Quảng Ngãi xưa và nay. Cơ cấu kinh tế ở thành phố Quảng Ngãi hiện nay được xác định là: công - thương - nông nghiệp, trong đó công nghiệp, thương mại và dịch vụ đã chiếm một tỉ lệ cao trong cơ cấu kinh tế.

Thương mại - dịch vụ - du lịch:

Hoạt động thương mại, dịch vụ, du lịch ngày càng chiếm vị trí nổi bật ở thành phố Quảng Ngãi. Xưa ở địa bàn các làng quê nơi đây đều có chợ: chợ Ông Bố (phía tây), chợ Ba La (phía đông), chợ Gò Quán (phía nam), chợ Phú Mỹ Hạ... và lớn nhất là chợ Chánh Lộ, sau trở thành chợ tỉnh, nơi hội tụ việc mua

bán của toàn tỉnh. Sách L’ Annam en 1906 chép "Chợ tỉnh (Chánh Lộ xã) cung

cấp được khá tốt và có tầm quan trọng đến các vùng lân cận của thành". Đến

năm 1933, các tác giả Quảng Ngãi tỉnh chí có ghi chép về số thuế của chợ tỉnh

là 1.353,6 đồng (tiền Đông Dương), cao vượt trội so với các chợ khác trong tỉnh.

Sách Địa dư tỉnh Quảng Ngãi của Nguyễn Đóa và Nguyễn Đạt Nhơn xuất bản

năm 1939 mô tả về không khí buôn bán ở đây: "Thành phố Quảng Ngãi cũng là

nơi hội hiệp các công sở lớn như Tòa sứ, dinh Quan Tuần, đồn Khố xanh... dân cư trù mật khoảng trên 3.000 người. Con đường cửa Tây phố xá đông đúc, buôn

42

bán đồ tạp hóa, quang cảnh ngày đêm có vẻ náo nhiệt". Các nhà buôn ở thành

phố hồi này phần lớn là Hoa kiều, Ấn kiều. Trong số các hiệu buôn của người Việt nổi tiếng có các hiệu Quảng Đông An, Quảng Hòa Tế, Mỹ Đông An, Lợi An, Phạm Hoè... Phía bắc tỉnh thành có bến Tam Thương, có sông Đào để ghe thuyền vào ra buôn bán (sông Đào được đào từ năm 1938). Chợ tỉnh xưa xây dựng ở phía tây tỉnh thành, giữa vùng sầm uất nhất ở nội thị, sau này mở rộng ra đến phố Nguyễn Nghiêm ở phía nam.

Trước năm 2005 ngoài chợ, việc buôn bán, làm dịch vụ rải rác ở khắp các phố phường. Xưa trong thời Pháp thuộc ở đô thị Quảng Ngãi, dịch vụ mới manh nha phát triển như dịch vụ xe kéo, xe ngựa, cắt tóc, may mặc.

Sau năm 2005 Thành phố Quảng Ngãi vẫn là điểm đầu mối dẫn đến các điểm tham quan - du lịch trong tỉnh: đi Sa Cần - Dung Quất, đi dầu mối Thạch Nham, đi Thiên Ấn - Sơn Mỹ - Mỹ Khê - Ba Làng An, đi Phú Thọ - Cổ Luỹ, đi Nhà lưu niệm Phạm Văn Đồng, đi Bảo tàng Khởi nghĩa Ba Tơ... đều trong khoảng vài ba mươi đến 60km, kéo theo đó là các dịch vụ trở nên đa dạng hơn nhiều và ngày càng tiếp cận với nhu cầu nhiều mặt của cuộc sống hiện đại. Đặc biệt sự phát triển của ngành dịch vụ ăn uống, giải trí, nhà nghỉ, khách sạn,... Năm 2005, mức lao động thương mại và dịch vụ tăng so với thời gian trước là 36.510 người, mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu từ loại hình dịch vụ cũng tăng lên, cụ thể trước năm 2005 tăng 4.641 tỷ đồng cụ thể từ năm 1990 là 179 tỷ đồng đến năm 2005 là 4.820 tỷ đồng. Trong quá trình diễn ra đô thị hóa thì tổng mức bán lẻ hàng hóa của dịch vụ cũng tăng lên mạnh mẽ nhất từ trong giai đoạn 2005 - 2015 đạt mốc 30.857.7 tỷ trong đó năm 2005 là 4.820 tỷ đồng và đến năm 2015 đạt mức 35.671,1 tỷ đồng.

43

Bảng 2.1. Tổng hợp hoạt động thƣơng mại - dịch vụ từ năm 1990 đến năm 2005

(Nguồn: Niêm giám thống kê của thành phố Quảng Ngãi).

STT Chỉ tiêu Đơn vị tính 1990 1995 2000 2005 1 Tổng mức hàng hóa bán lẻ tỷ đồng 179 974 2.178 4.820 2 Số doanh nghiệp (Trong đó: xuất nhập khẩu) doanh nghiệp 35 01 95 03 190 11 270 22 3 Số hộ kinh doanh hộ 8.327 22.916 28.547 38.000

4 Cửa hàng xăng dầu cửa hàng 68 75 103 160

5 Lao động thương

mại và dịch vụ

người 11.490 27.520 32.520 48.000

Có thể thấy rằng cơ chế phát triển của thương mại dịch vụ chịu tác động to lớn từ sự chuyển biến của quá trình đô thị hóa trong giai đoạn từ năm 2005 - 2015. Quá trình phát triển về cơ cấu kinh tế và giá trị thu nhập bình quân đầu người của thành phố Quảng Ngãi trong các năm vừa quanằm ở mức trung bình, đòi hỏi cần đẩy mạnh phát triển để quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh hơn.

Biểu đồ 2.2. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ theo địa phƣơng trong giai đoạn 2005 - 2015.

44

Thành phố Quảng Ngãi có Quốc lộ 1A và đường sắt Bắc - Nam chạy qua. Ga Quảng Ngãi là ga chính trong tỉnh, phục vụ hành khách đi ra Bắc, vào Nam. Đường sắt được xây dựng từ thời Pháp thuộc, ga Quảng Ngãi hoàn thành từ năm 1935, bấy giờ quen gọi là ga Ông Bố (gần chợ Ông Bố). Quốc lộ 1A đoạn qua thành phố Quảng Ngãi có tên là đường Quang Trung, sau này xây đường cao tốc ở phía đông gọi là đường tránh đông, có cầu Trà Khúc II xây dựng từ năm 2004. Từ thành phố Quảng Ngãi theo Quốc lộ 1A có thể vào Nam ra Bắc rất thuận tiện. Thời đường bộ chưa phát triển, đường thuỷ vẫn đóng vai trò quan trọng ở thành phố Quảng Ngãi, với đò ngang Trà Khúc nối đường Thiên Lý, đò dọc từ bến Tam Thương lên nguồn xuống biển. Về đường không, thời Pháp thuộc (năm 1920), có một chiếc máy bay đáp thử xuống xã Thu Phố (nay thuộc xã Quảng Phú), nơi mà sau này, trong thời kỳ đất nước bị chia cắt, chính quyền Sài Gòn đã xây dựng sân bay. Sân bay Quảng Ngãi thời kỳ này khá nhộn nhịp, nhưng kể từ

sau năm 1975 đã ngưng hoạt động. Hoạt động giao thông - vận tải ở thành phố

Quảng Ngãi ngày nay chủ yếu dựa vào hệ thống đường sắt và đường bộ.

Trong giai đoạn từ năm 1990 - 2005 hoạt động du lịch của Quảng Ngãi đang trên đà phát triển kéo theo đó là sự phát triển của các ngành phụ trợ cho ngành du lịch như dịch vụ khác sạn hay nhà hàng đặc sản phục vụ cho du khách đến đây thăm quan và nghỉ mát, tuy có bước phát triển nhưng doanh thu, thu về đối với lĩnh vực này vẫn còn hạn chế, tốc độ tăng trường từ năm 1990 - 2005 là tăng 25%/năm cụ thể từ năm 1990 là 3.2 tỷ đổng đến năm 2005 là 78 tỷ đồng. Đến giai đoạn 2015 thì giá trị kinh doanh theo loại hình du lịch ở địa phương đã đạt mức 17.000 tỷ đồng, quá trình đô thị hóa kéo theo các loại hình thương mại - dịch vụ - du lịch phát triển vượt bật, làm cho cơ cấu kinh tế thành phố Quảng Ngãi cũng có sự chuyển dịch theo.

45

Bảng 2.3. Hoạt động du lịch của thành phố Quảng Ngãi giai đoạn 1990 - 2005

(Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Quảng Ngãi năm 2005)

TT Diễn giải Đơn vị

tính 1990 1995 2000 2005 Tốc độ tăng trưởng 1990-2005 2000-2005 1 Doanh thu du lịch tỷ đồng 3.2 7.2 32 78 +26%/năm +25%/năm 2 Lượt khách 1.000 lượt 14 32 78 152 +18%/năm +16%/năm ( Khách quốc tế) (1.000 lượt) (0,9) (2) (6,2) (12) +21%/năm +20%/năm 3 Số khách sạn khách sạn 7 11 14 32 +25 +18 4 Số phòng Phòng 160 232 445 900 +740 +455

Biểu đồ 2.4. Kết quả kinh doanh của ngành du lich theo từng địa phƣơng trong giai đoạn 2005 - 2015

46

 Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp:

+ Công nghiệp:

Mặc dù là ngành sản xuất hình thành muộn nhưng công nghiệp ở thành phố Quảng Ngãi có sự phát triển nhanh và rõ nét nhất. Trước kia, cơ sở công nghiệp ở thành phố Quảng Ngãi hầu như không có. Đến thời chính quyền Sài Gòn quản lý, cơ sở công nghiệp đáng kể duy nhất xuất hiện là Nhà máy đường Thu Phổ, Công ty Đường Quảng Ngãi, xây dựng ở chân núi Ông. Từ năm 1975, các ngành nghề công nhiệp mới dần hình thành và khu công nghiệp Quảng Phú ở phía tây thành phố được thành lập. Đây là một trong ba khu công nghiệp tập trung do tỉnh Quảng Ngãi đầu tư xây dựng.

Giai đoạn từ năm 2005 đến nay, các khu công nghiệp này có 8 doanh nghiệp nhà nước với số lao động trên 6.000 người. Khu công nghiệp Quảng Phú chủ yếu là công nghiệp chế biến thực phẩm như đường, kẹo, sữa, nước uống, hải sản đông lạnh... Thành phố Quảng Ngãi cũng xúc tiến để hình thành hai cụm công nghiệp tập trung là cụm công nghiệp Thiên Bút với diện tích 50ha và cụm công nghiệp Yên Phú diện tích 30ha, ngoài ra thành phố Quảng Ngãi còn mở cửa thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào đầu tư phát triển công nghiệp kỹ thuật cao ở các khu công nghiệp như: khu công nghiệp Tịnh Phong (2005), khu công nghiệp Phổ Phong (2010) và khu công nghiệp Visip (2013) đặc điểm chính là các khu công nghiệp này đều có vốn đầu tư của các doanh nhân người Đài Loan.

Thống kê cho thấy đến hết năm 2005, thành phố Quảng Ngãi có 1.704 cơ sở sản xuất công nghiệp, trong đó có 5 doanh nghiệp nhà nước do Trung ương quản lý, 4 doanh nghiệp nhà nước do địa phương quản lý, 1.649 doanh nghiệp cá thể, 46 doanh nghiệp tư nhân, tổng số cơ sở tăng 2.000 so với năm 2000. Lao động sản xuất công nghiệp cá thể là 6.300 người. Giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn thành phố theo giá hiện hành năm 2005 là 2.250.270 triệu đồng, chiếm trên 2/3 giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh và tăng khoảng 3/5 so với chính thành phố năm 2000 (934.850 triệu đồng).[30]

47

Bảng 2.5. Giá trị sản xuất công nghiệp chủ yếu (2000 - 2005)

(Nguồn: Niên giám thống kế thành phố Quảng Ngãi)

Năm Đơn vị tính 2000 2001 2002 2003 2004 2005 I. Giá trị sản xuất tỉ đồng 890,5 930,8 15 1058, 405 1278, 722 1.500 ,000 1.793 ,445 1. Công nghiệp quốc doanh tỉ đồng 565 540,3 27 648,5 97 832,6 23 962,5 35 1.009 ,208 2. Công nghiệp

ngoài quốc doanh

tỉ đồng 322 387,2 45 408,1 81 440,3 05 530,6 17 778,4 40 3.Công nghiệp có

vốn đầu tư nước ngoài

tỉ đồng 2,8 3,243 1,627 5,794 6,848 10,00

Biểu đồ 2.6. Chỉ số sản xuất công nghiệp theo từng địa phƣơng chia theo tỉnh, thành phố giai đoạn 2012 - 2015, lấy năm gốc 2015.

48

Tiểu thủ công nghiệp:

Trong hoạt động kinh tế xưa kia, ở địa bàn thành phố Quảng Ngãi hoạt động

kinh tế tiểu thủ công nghiệp cũng khá đáng kể. Tập Địa dư tỉnh Quảng Ngãi của

Nguyễn Đóa và Nguyễn Đạt Nhơn viết năm 1939 ghi nhận nghề làm đường cát, đường phèn ở Vạn Tượng, Chánh Lộ, nghề dệt ở Chánh Lộ, nghề mộc ở tỉnh lỵ. Nhưng nổi tiếng nhất là các nghề làm đường muỗng và các nghề phổ biến khác, sản xuất các loại đường kẹo đặc sản như đường phèn, đường phổi ở Ba La, Vạn Tượng, các món ăn đặc sắc như cá bống sông Trà, don Vạn Tượng.

Anh đi anh nhớ quê nhà

Nhớ con cá bống sông Trà kho tiêu.

(ca dao)

Con gái còn son không bằng tô don Vạn Tượng.

(ngạn ngữ)

Giai đoạn 2005 - 2015, các nghề thủ công truyền thống ở thành phố Quảng Ngãi vẫn được duy trì, đồng thời các nghề mới hình thành, thịnh hành như các nghề may mặc, nhôm sắt, đồ gỗ,... Nghề mộc dân dụng ứng dụng công nghệ mới phát triển khá nhanh ở Quảng Ngãi, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của xã hội. Năm 1997, có 606 cơ sở sản xuất, đến năm 2005 có hơn 1.000 cơ sở, sản xuất ra gần 100.000 chiếc giường, tủ, bàn ghế các loại, giải quyết công ăn việc làm cho khá nhiều lao động. Từ năm 2010 - 2015, nghề này hiện phát triển ở hầu hết các địa phương trong tỉnh, trong đó ở xã Nghĩa Hiệp tức Đồng Viên (huyện Tư Nghĩa) là nơi có số lượng lao động tham gia nhiều nhất, người thợ có tay nghề cao và tạo được nhiều sản phẩm có giá trị, nghề mộc phổ biến trong phạm vi gia đình, nhưng cũng đã có nhiều cơ sở trở thành doanh nghiệp.

Đặc biệt, nghề chế biến món bò khô Quảng Ngãi đã nổi tiếng không chỉ ở thị trường trong tỉnh mà sản phẩm của nó còn lan ra nhiều vùng trong nước. Điều đáng lưu ý là các ngành nghề thủ công cổ truyền chế biến đường kẹo đặc sản như kẹo gương, đường phèn, đường phổi, mạch nha... từ vùng ven và các vùng quê trong tỉnh Quảng Ngãi có xu hướng hội tụ về thành phố Quảng Ngãi, trong khi ở quê gốc chỉ hoạt động cầm chừng hoặc gần như không còn. Môi

49

trường thành phố Quảng Ngãi có thể là mảnh đất tốt để các nghề này duy trì và phát triển trong điều kiện mới.

Hiện nay trên địa bàn thành phố Quảng Ngãi có nhiều cơ sở chế biến và nhiều cửa hàng bán các món đặc sản như bánh nổ, bánh in, bò khô, các loại đường phèn, đường phổi, kẹo gương, mạch nha, cá bống sông Trà khá thịnh đạt ở các tuyến đường Hùng Vương, Nguyễn Công Phương,... Đây cũng chính là một điều kiện để thành phố đa dạng hóa các ngành nghề.

 Nông nghiệp:

Nghề nông tuy không còn chiếm tỉ trọng cao trong kinh tế, nhưng là ngành kinh tế lâu đời nhất và vẫn là nguồn sống quan trọng của một bộ phận dân cư ở thành phố Quảng Ngãi ngày nay. Nếu xét ở quá khứ chưa xa, thì nghề nông càng có vai trò quan trọng và có nhiều điều đáng chú ý. Đất đai ở địa bàn thành phố được phù sa sông Trà Khúc bồi đắp hằng năm, khá màu mỡ. Ngoài việc trồng lúa, mía, nhiều cây trồng vật nuôi khác cũng rất đáng kể. Trước năm 2005, ở gần cầu Trà Khúc có bãi đất trồng thí nghiệm giống lúa mới, có trại thí nghiệm nuôi tằm, có Sở Thú y để chọn giống, phòng chữa bệnh trâu, bò, heo. Người nông dân ở các làng quê xưa chủ yếu trồng lúa, mía, ngô, rau, đậu (ở ven sông) để sinh sống. Người dân các làng ở thành phố xưa vốn tự hào về những đồng lúa rộng, đất đai màu mỡ, như về cánh đồng Ba La:

Ba La chạy tới Cù Mông

Chạy quanh chạy quéo cũng về đồng Ba La.

Lúa là cây lương thực chính. Sản lượng lúa cả năm 2005 đạt 8.175,10 tấn, tổng sản lượng lương thực có hạt là 11.953 tấn. Do là nơi tập trung lao động phi nông nghiệp rất lớn nên bình quân lương thực đầu người chỉ đạt 97kg, đất nông nghiệp chỉ có 1.714,9ha. Năm 2010, sản lượng lương thực, ngô 3.549,4 tấn (chiếm gần 1/3). Cây mía vẫn được duy trì ở mức thấp với chỉ 100ha. Cây lạc có 130ha với sản lượng 305,10 tấn, rau 24.850,10 tấn (trong đó xã Nghĩa Dũng 13.060 tấn, Nghĩa Dõng 6.252,20 tấn). Trong điều kiện thành phố đang diễn ra quá trình đô thị hóa, thì diện tích đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp, thời điểm năm 2005, diện tích đất nông nghiệp còn 1.662,78ha, trừ 570,58ha đất trồng cây

50

lâu năm, chỉ còn gần 1.100ha đất trồng cây hàng năm. Trong số ấy, các phường ở khu vực trung tâm là Lê Hồng Phong, Trần Phú, Trần Hưng Đạo, Nguyễn

Nghiêm có diện tích không đáng kể, mỗi xã, phường còn lại có từ 150 - 400ha.

Các vật nuôi chính là trâu, bò, heo, gà. Tuy vậy, với điều kiện đất canh tác chật hẹp, chăn nuôi cũng khó phát triển. Tính ở thời điểm năm 2005, thành phố chỉ có 212 con trâu, 6.910 con bò, 27.015 con lợn. Về gia cầm có số lượng tương đối nhiều, gà 61.600 con, vịt 10.400 con.

Bảng 2.7. Thống kê sản lƣợng nông nghiệp trong giai đoạn 1990 - 2000

(Nguồn: Niên giám thống kê)

Năm Đơn vị

1990 1995 2000

Năng xuất lúa Tạ/ha 31.8 41.1 41.8

Chăn nuôi gia súc, gia cầm Con 1.408.445 1.500.236 1.287.608

Sản lƣợng nuôi trồng thủy sản

Tấn 22.545 38.725 67.188

Biểu đồ 2.8. Giá trị năng xuất trong sản lƣợn sản xuất theo địa phƣơng và thành phố Quảng Ngãi trong giai đoạn 2011 - 2015

51

Song song với quá trình phát triển nông nghiệp thì vấn đề thủy lợi cũng đáng được chú trọng đầu tư và phát triển nhằm đáp ứng như cầu phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Trong nông nghiệp, việc làm thuỷ lợi từ

Một phần của tài liệu Đô thị hóa thành phố Quảng Ngãi giai đoạn 2005 - 2015 (Trang 41 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)