7. Bố cục của khóa luận
1.4. Chủ trƣơng của Đảng và chính quyền đối với sự phát triển của thành
phố Quảng Ngãi giai đoạn 2005 - 2015
Trong mối quan hệ gắn với tương lai phát triển của tỉnh nhà, thành phố Quảng Ngãi có lợi thế về mặt địa lý và là trung tâm hành chính tỉnh nên các ngành dịch vụ kết hợp với ngành kinh tế chủ lực mà Quảng Ngãi đang được định hướng phát triển là công nghiệp và dịch vụ. Bên cạnh đó, thành phố Quảng Ngãi còn có lợi thế rất lớn gắn với quỹ đất, không gian phát triển dự trữ và nguồn tài nguyên khoáng sản phục vụ sản xuất vật liệu xây dựng quan trọng đối với nhu cầu phát triển đột phá của tỉnh trong thời gian đến.
Với những lợi thế vốn có cùng với nguồn tài nguyên sẵn có của thành phố và theo định hướng phát triển chung của tỉnh và định hướng quy hoạch tổng thể. Nghị quyết số 03-NQ/TU ngày 16/12/2005 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ngãi đã xác định, phương hướng xây dựng, phát triển thành phố Quảng Ngãi đến năm 2010 và những năm tiếp theo đó là tập trung quy hoạch, phát triển kinh tế thành phố nhanh và bền vững, trong đó ưu tiên phát triển công nghiệp, dịch vụ du lịch, nông nghiệp, công nghệ cao gắn với bảo vệ môi trường; đầu tư hoàn thiện cơ bản về kết cấu hạ tầng, thiết chế văn hóa. Triển khai thực hiện có hiệu quả chương trình An sinh xã hội cho người dân trong toàn tỉnh. Đảm bảo quốc phòng an ninh. Tập trung xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh, đẩy mạnh cải cách hành chính, xây dựng đội ngũ cán bộ có năng lực, có đạo đức, phẩm chất tốt, tinh thần trách nhiệm cao để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ phát triển trong tình hình mới. Để tạo điều kiện cho thành phố Quảng Ngãi có sự phát triển nhanh và bền vững trong những năm tới theo Nghị quyết 03, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ngãi đã nêu rõ nhiệm vụ, giải pháp cần tập trung thực hiện đến năm 2010 và sau năm 2010, theo đó, trong giai đoạn đến năm 2010, sẽ tiếp tục chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố theo hướng công nghiệp 50%, dịch vụ - du lịch chiếm 38%, nông nghiệp 12%.Tổng giá trị sản xuất tăng bình quân 11 - 12%/năm. [20]
Trong đó, chú trọng phát triển nông nghiệp bền vững, nông thôn kiểu mẫu; phát triển công nghiệp công nghệ cao gắn với bảo vệ môi trường; khuyến khích
34
phát triển ngành công nghiệp chế biến hàng nông sản. Xây dựng kết cấu hạn tầng đồng bộ và hoàn chỉnh trên địa bàn thành phố nhất là hệ thông giao thông, trường học đạt chuẩn quốc gia, trạm y tế, thiết chế văn hóa. Ban hành các cơ chế, chính sách các cơ chế chính sách tạo thuận lợi phát triển thành phố phát triển nhanh hơn. Ưu tiên bố trí vốn đầu tư xây dựng cơ bản cho thanh phố, hàng năm ưu tiên tăng nguồn vốn của Trung ương rót về cho tỉnh để bổ sung có mục tiêu; tăng cân đối chi cho lĩnh vực an ninh - quốc phòng, bảo vệ và quản lý tài nguyên, môi trường; có cơ chế điều tiết nguồn thu cho thành phố thông qua hệ thống thế, để đảm bảo thu ngân sách tăng ít nhất 20% so với dự toán. Thực hiện đồng bộ các chính sách về lao động, việc làm, an sinh xã hội; phấn đấu đến năm 2010, Quảng Ngãi không còn hộ nghèo, thu nhập bình quân đạt 70 triệu đồng/người/năm.
Cũng theo nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi lần thứ XVIII đã đề ra mục tiêu nhiệm vụ phát triển thành phố Quảng Ngãi trong giai đoạn 5 năm từ năm 2010 - 2015, tập trung đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội sau khi Trung ương có chủ trương phát triển và nâng cấp thành phố Quảng Ngãi lên đô thị loại II vào các năm tới. Trong giai đoạn này, ngoài việc tiếp tục chú trọng phát triển nông nghiệp bền vững, nông thôn kiểu mẫu; sẽ khuyến khích hình thành các trung tâm thương mại; đầu tư vào các loại hình dịch vụ di lịch tạo giá trị gia tăng cao huy động nguồn lực tối đa, khai thác hiệu quả để bứt phá đi lên, phát triển nhanh, bền vững theo hướng đô thị có bản sắc riêng như chỉ thị 03 của Ban thường vụ Tỉnh Ủy đã đề ra trong Đại hội Đảng bộ lần thứ XVII.
Mặt khác, là thành phố duy nhất của tỉnh Quảng Ngãi đã và đang phát triển theo hướng công nghiệp kỹ thuật cao, theo đó tỉnh mở cửa thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào các khu công nghiệp mới trong tỉnh để xây dụng thành phố công nghiệp trọng điểm. Đây là cơ hội để thành phố Quảng Ngãi đánh thức nguồn lực và tiềm năng của mình, đẩy nhanh quá trình phát triển, bắt kịp với xu thế phát triển chung của toàn tỉnh. Trong giai đoạn này, Nhà nước ban hành nhiều chính sách nhằm hỗ trợ, đầu tư cho chương trình xây dựng nông thôn mới; tỉnh cũng đã ưu tiên đầu tư cho thành phố khá lớn.
35
Tiếp đó, Uỷ ban Nhân dân thành phố cũng ban hành nhiều văn bản chỉ đạo và các cơ chế chính sách hỗ trợ xây dựng nông thôn mới cho huyện. Các cấp, các ngành toàn thành phố “Mỗi cơ quan, đơn vị có 1 địa chỉ chung tay xây dựng nông thôn mới”. Thực hiện nhiệm vụ do Uỷ ban Nhân dân thành phố giao, các sở ban ngành đã lập Đồ án quy hoạch tổng thể xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2015 trên toàn thành phố và thậm chí đến năm 2020 hoàn thành chương trình nông thôn mới.
Tỉnh cũng đặt ra mục tiêu cho thành phố trong nhiệm kỳ này là: Phát triển nông nghiệp toàn diện theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với giải quyết tốt vấn đề nông dân và xây dựng nông thôn mới, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian đến. Phấn đấu giá trị sản xuất nông nghiệp tăng bình quân 4- 4,5%/năm; đến năm 2015, sản lượng lương thực đạt 470.000 tấn, giá trị sản xuất bình quân trên 01ha đất canh tác nông nghiệp đạt từ 40 đến 45 triệu đồng, tỷ trọng chăn nuôi chiếm 35%. Quản lý, bảo vệ và phát triển rừng theo quy hoạch. Phát triển toàn diện ngành thuỷ sản; chú trọng đánh bắt xa bờ kết hợp với bảo vệ chủ quyền, an ninh biển, đảo và bảo vệ quyền lợi của ngư dân. Phát triển các cơ sở dịch vụ, hậu cần nghề cá. Triển khai thực hiện tốt nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới, phát triển mạnh dịch vụ, nhất là các loại dịch vụ có giá trị gia tăng cao. Phấn đấu giá trị toàn ngành tăng bình quân 15 - 16%/năm. Nâng cao hiệu quả hoạt động của các chợ. Khuyến khích phát triển các siêu thị, khách sạn, trung tâm thương mại; các khu, tuyến, điểm, sản phẩm du lịch, phấn đấu có từ 01 đến 02 khu du lịch đạt tiêu chuẩn quốc gia.[21]
Nhìn chung, trong quá trình phát triển trong thời gian qua của thành phố Quảng Ngãi, kinh tế của thành phố đã có những chuyển biến tích cực trên nhiều mặt. Tuy vậy, một phần nào đó cho thấy rằng một số tiềm năng, lợi thế của thành phố chưa được khai thác và sử dụng hiệu quả. Của các cấp Đảng và chính quyền nói trên sẽ là những định hướng quan trọng. Do vậy những chính sách, chủ trương, những bước đi đúng đắn và cụ thể để đưa thành phố Quảng Ngãi phát triển theo đúng định hướng chung của tỉnh, đồng thời tạo nên bước đột phá cho một đô thị Quảng Ngãi vươn mình trong giai đoạn sau.
36
- Tiểu kết chƣơng 1: Thành phố Quảng Ngãi là đơn vị hành chính trực
thuộc tỉnh Quảng Ngãi, có diện tích: 37,12Km2 và dân số: 122.567 người trong
năm 2005. Nhiều loại hình tài nguyên thiên nhiên đa dạng và phong phú như: tài nguyên đất (nhóm đất cát biển; nhóm đất mặn; nhóm đất phù sa;…), tài nguyên nước (nguồn nước mặt; nguồn nước ngầm), tài nguyên rừng, tài nguyên biển và tài nguyên khoáng sản,… Quá trình hình thành và phát triển của thành phố Quảng Ngãi trước năm 2005 đã phần nào cho thấy sự chuyển biến của Quảng Ngãi qua các thời kỳ của lịch sử, từ khi dẫy đất miền Trung còn thuộc sự quản lý của vương quốc Champa cổ cho đến khi danh xưng Quảng Ngãi xuất hiện.
Hiểu rõ hơn cơ sở lý luận về: đô thị và đô thị hóa, thấy được điểm tích cực - tiêu cực mà quá trình đô thị hóa mang lại đối với đời sống của con người trên các lĩnh vực như: kinh tế, giáo dục, văn hóa và xã hội. Qua đó quá trình đô thị hóa ở Quảng Ngãi diễn ra từ rất sớm trước năm 2005, quá trình này cũng đã đưa đến những thay đổi đáng kể cho vùng đất Quảng Ngãi, tạo tiền đề để thị xa Quảng Ngãi được nâng cấp lên thành thành phố Quảng Ngãi vào ngày 26/08/2005. Từ đó để các nhà lãnh đạo, quý cấp ban ngành có thể đưa ra các định hướng đầu tư và phát triển thành phố Quảng Ngãi nhiều hơn nữa trong các năm tới.
37
CHƢƠNG 2 : QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA Ở THÀNH PHỐ QUẢNG NGÃI TỪ NĂM 2005 ĐẾN NĂM 2015